Các nguyên tắc xây dựng hệ thống biện pháp quản lý hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trường chính trị nguyễn văn cừ tỉnh bắc ninh trong giai đoạn hiện nay (Trang 96 - 98)

CỦA GIẢNG VIÊN TRƢỜNG CHÍNH TRỊ NGUYỄN VĂN CỪ TỈNH

BẮC NINH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

3.1. Các nguyên tắc xây dựng hệ thống biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học nghiên cứu khoa học

3.1.1. Đảm bảo tính khoa học

Q trình quản lý hoạt động NCKH của giảng viên là một hoạt động “lao động trí óc” vơ cùng khó khăn. Do vậy, địi hỏi phải có tính khoa học trong công tác quản lý hoạt động NCKH. Việc đảm bảo tính khoa học trong hoạt động quản lý NCKH sẽ nâng cao tính tự giáo dục, kích thích sự hứng thú, say mê trong tìm tịi, nghiên cứu tiếp nhận những tri thức mới cho giảng viên. Trên cơ sở đó, giúp cho giảng viên mở rộng tầm hiểu biết các kiến thức trên nhiều lĩnh vực khoa học khác…

3.1.2. Đảm bảo tính tự giáo dục

Trong thực tế, quá trình hoạt động NCKH của giảng viên luôn chứa đựng quá trình tự giáo dục. Do vậy, trong quá trình quản lý NCKH của giảng viên, bên cạnh việc tự củng cố những tri thức cũ, lĩnh hội tri thức mới và mở rộng hiểu biết, giảng viên cần phải từng bước tự hoàn thiện nhân cách của mình. Đặc biệt là giúp cho giảng viên phát triển tư duy, năng lực sáng tạo, khả năng làm việc độc lập, trau dồi tri thức và các phương pháp nhận thức khoa học. Đồng thời, hình thành ở giảng viên những phẩm chất của người làm cơng tác nghiên cứu…

3.1.3. Đảm bảo tính thực tiễn (khả thi)

Trong hoạt động quản lý NCKH, yêu cầu người quản lý phải đảm bảo được tính thực tiễn, ứng dụng phù hợp với điều kiện thực tế. Các biện pháp đưa ra phải phù hợp với khả năng, trình độ của đại đa số cán bộ, giảng viên và

điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của nhà trường (điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng; điều kiện về kinh phí, tài liệu, nguồn nhân lực…) để triển khai thực hiện. Đồng thời, mỗi biện pháp khi được đưa ra phải có khả năng chuyển giao; nghĩa là diễn tả quy trình rõ ràng, xác định rõ chủ thể thực hiện và các điều kiện ràng buộc việc thực hiện biện pháp. Quá trình nghiên cứu phải xây dựng mục tiêu có tính khả thi dựa trên nguồn lực thực tế như kinh phí, nhân lực, phương tiện kỹ thuật, thời gian… Tránh lỗi xây dựng mục tiêu quá hẹp, khơng cụ thể hóa được… Đồng thời, hoạt động nghiên cứu khoa học cũng phải dựa trên cơ sở pháp lý, đó là phải theo các quy chế chun mơn đã quy định, đúng thẩm quyền.

3.1.4. Đảm bảo tính tự giác, tích cực và sáng tạo

Nguyên tắc này yêu cầu hoạt động quản lý NCKH phải được thực hiện bởi những người có trình độ khoa học chun mơn, được đào tạo, có tay nghề làm đúng vị trí trong guồng máy của hệ thống quản lý. Trong hoạt động này, mỗi người phải thực hiện những phần việc phù hợp với chức năng và năng lực chuyên môn, người quản lý phải được đào tạo về khoa học quản lý và am hiểu lĩnh vực chun mơn mình phụ trách. Ngun tắc này sẽ quyết định trực tiếp đến hiệu quả của quá trình NCKH của giảng viên. Nhiệm vụ trong hoạt động quản lý NCKH có được thực hiện thường xun hay khơng là do yếu tố tự giác, tích cực quyết định. Đồng thời, q trình quản lý NCKH khơng chỉ đơn thuần là quá trình tự hình thành tri thức mà nó cịn là q trình hoạt động thực tiễn, nâng cao, củng cố kỹ năng, kỹ xảo và phải có tính sáng tạo.

Trên đây là bốn nguyên tắc cơ bản đảm bảo hiệu quả cho quá trình quản lý NCKH của giảng viên. Bốn nguyên tắc này có quan hệ gắn bó với nhau, nguyên tắc này hỗ trợ cho nguyên tắc kia và đều nhằm mục đích bảo đảm tính tự giáo dục, tự đào tạo nhằm không ngừng trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ chun mơn, năng lực, kỹ năng, phương pháp NCKH, góp phần quyết định đến chất lượng giảng dạy của giảng viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trường chính trị nguyễn văn cừ tỉnh bắc ninh trong giai đoạn hiện nay (Trang 96 - 98)