Hoàn thiện bộ máy quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trường chính trị nguyễn văn cừ tỉnh bắc ninh trong giai đoạn hiện nay (Trang 100 - 102)

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học

3.2.2. Hoàn thiện bộ máy quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học

* Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

Đối với hoạt động quản lý nói chung và hoạt động NCKH nói riêng, bộ máy quản lý đóng vai trị quan trọng. Việc bổ sung những cán bộ, giảng viên có năng lực và kinh nghiệm trong NCKH vào phịng QLĐT, BD- NCKH; cơng tác sắp xếp, kiện toàn lại bộ máy tổ chức để quản lý các hoạt động NCKH trong nhà trường có tác động trực tiếp đến hiệu quả cũng như chất lượng hoạt động NCKH của giảng viên.

* Nội dung và cách thức thực hiện

Từ số liệu khảo sát của phần thực trạng quản lý NCKH cho thấy, bộ máy quản lý vẫn tồn tại một số hạn chế: các quy chế, quy định chưa được phân định rõ ràng, còn chồng chéo giữa các chủ trương của các cấp quản lý… Do vậy, Lãnh đạo Trường cần có thơng tin đầy đủ về các chủ trương, chính sách NCKH. Cụ thể, đó là: xác định rõ vị trí, vai trị của hoạt động NCKH đối với mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng của Trường; xác định hoạt động NCKH nào có vị trí quan trọng, liên quan trực tiếp đến chất lượng giáo dục đào tạo của Trường.

Để thực hiện hóa những yêu cầu trên, Người đứng đầu nhà trường (Hiệu trưởng) cần phân quyền cho một số cán bộ quản lý cấp khoa, phòng giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động NCKH của giảng viên. Bên cạnh đó, Nhà trường cần ban hành các quy định về chế độ làm việc, quyền hạn của các cấp quản lý hoạt động NCKH. Việc điều hành, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát hoạt động NCKH cần phải có một bộ phận quản lý chuyên trách, có cơ chế hoạt động, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn rõ ràng nhưng phải ăn khớp nhịp nhàng với các bộ phận khác trong guồng máy làm việc chung của nhà trường. Trước mắt, nên sắp xếp một tổ chuyên trách theo dõi, quản lý mảng NCKH (thuộc phòng QLĐT, BD-NCTT), trực tiếp thừa lệnh Lãnh đạo

trường điều phối, giám sát và kiểm tra quá trình NCKH của cán bộ, giảng viên. Cụ thể:

- Sắp xếp, kiện toàn bộ máy quản lý nghiên cứu khoa học của Trường tương xứng với chức năng và nhiệm vụ của hoạt động nghiên cứu khoa học trong tương quan với các mặt hoạt động khác như hoạt động đào tạo, bồi dưỡng theo từng bước phát triển của nhà Trường. Bộ máy phải cơ cấu theo hướng gọn nhẹ nhưng phải chuẩn hóa, đủ cơng năng để qn xuyến và thúc đẩy mạnh mẽ phong trào nghiên cứu khoa học của Nhà trường.

- Việc điều hành, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát hoạt động NCKH cần phải có một bộ phận quản lý chuyên trách, có cơ chế hoạt động, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn rõ ràng nhưng phải ăn khớp nhịp nhàng với các bộ phận khác trong guồng máy làm việc chung của nhà trường. Trước mắt, nên sắp xếp một tổ chuyên trách theo dõi, quản lý mảng nghiên cứu khoa học (thuộc phòng NCKH-TT-TL), trực tiếp thừa lệnh Lãnh đạo trường điều phối, giám sát và kiểm tra quá trình nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng viên.

- Việc quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học ở cấp khoa, phòng đặc biệt quan trọng. Nhà trường cần tạo điều kiện, giao cho cấp này quyền chủ động mạnh hơn trong cơng tác. Chính cấp quản lý này phải trực tiếp chịu trách nhiệm về nội dung, chất lượng của các đề tài nghiên cứu khoa học của giảng viên. Ở cấp khoa, phịng khơng có biên chế riêng phụ trách hoạt động nghiên cứu khoa học. Các Khoa, Phịng nên phân cơng cho một phó trưởng khoa, phịng phụ trách công tác này.

Tăng cường công tác quản lý đối với hoạt động NCKH của giảng viên. Đây là giải pháp quan trọng, góp phần nâng cao trách nhiệm của mỗi giảng viên đối với hoạt động NCKH. Do vậy, bộ máy quản lý hoạt động NCKH của Trường cần định hướng cụ thể các lĩnh vực nghiên cứu; khuyến khích các giảng viên tham gia NCKH qua khuyến khích, động viên, khích lệ, vinh danh… gắn với cả sự động viên về vật chất. Đồng thời, kết quả NCKH cũng

là một trong những tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá q trình thực hiện nhiệm vụ giảng viên, gắn liền với công tác thi đua, khen thưởng của Trường.

Nhà trường cần ưu tiên bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ quản lý và cán bộ phụ trách hoạt động NCKH. Các khoa chuyên môn, phòng phục vụ cần đặc biệt phát huy vai trò đặc biệt của cán bộ quản lý (Trưởng phó các khoa, phịng) và các cán bộ được phân công phục trách mảng NCKH. Bởi đây là bộ phận chịu trách nhiệm về hoạt động NCKH của giảng viên. Do đó, cán bộ quản lý khoa, phòng tổ chức sinh hoạt NCKH để nâng cao trình độ và trao đổi kinh nghiệm, kỹ năng nghề nghiệp; định hướng gợi mở các chủ đề,thẩm định lĩnh vực NCKH thuộc chuyên ngành liên quan.

Tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc, đánh giá tiến độ và chất lượng triển khai các đề tài NCKH. Thực hiện nghiêm túc trong việc đánh giá, nghiệm thu, thơng qua các sản phẩm NCKH của các khoa, phịng và cá nhân các giảng viên đảm bảo cơng tâm, khách quan, chính xác. Khi nghiên cứu cần mời thêm các chun gia khoa học có uy tín ở các cơ sở khác tham gia vào hội đồng nghiệm thu các đề tài cấp cơ sở để tránh tình trạng “chấm điểm lẫn nhau”. Trong một số trường hợp có thể vận dụng hình thức “phản biện kín”, “nhận xét kín”.

* Điều kiện thực hiện biện pháp

Lãnh đạo Trường cần xây dựng quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý từ 5-10 năm và có lộ trình phát triển đội ngũ cụ thể về năng lực, kiến thức, chuyên môn

Mỗi cán bộ quản lý phải là người tiên phong, mẫu mực nhận thức và thực hiện nhiệm vụ NCKH một cách khoa học nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trường chính trị nguyễn văn cừ tỉnh bắc ninh trong giai đoạn hiện nay (Trang 100 - 102)