Kỹ năng giao tiếp ứng xử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường THCS huyện hạ hòa – tỉnh phú thọ (Trang 32)

1.4. Nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở

1.4.2. Kỹ năng giao tiếp ứng xử

Kỹ năng giao tiếp là khả năng có thể bày tỏ ý kiến của bản thân mình theo hình thức nói, viết hoặc các hành động khác một cách phù hợp với hồn cảnh và văn hóa, đồng thời biết lắng nghe, tôn trọng các ý kiến của người khác ngay cả khi bất đồng quan điểm. Bày tỏ ý kiến bao gồm cả bày tỏ về suy nghĩ, ý tưởng, nhu cầu, mong muốn và cảm xúc, đồng thời nhờ sự giúp đỡ, tư vấn khi cần thiết.

Mỗi người chúng ta đều cần đến năng lực giao tiếp, ứng xử với người khác. Đó là thể hiện sự tồn tại của chúng ta và sự tương hỗ của chúng ta trên thế giới này. Thể hiện kỹ năng giao tiếp và ứng xử với các mối quan hệ xung quanh chúng ta còn giúp mỗi cá nhân tự đánh giá và để lại chiều sâu con người trong lịng người đối diện để từ đó có thể kiểm tra lại chính mình, soi mình trong người khác để nhận ra giá trị của bản thân, giá trị của cuộc sống.

Kỹ năng giao tiếp giúp con người biết đánh giá tình huống giao tiếp và điều chỉnh cách giao tiếp phù hợp, hiệu quả, cởi mở bày tỏ suy nghĩ và cảm xúc nhưng không gây hại hay gây tổn thương cho người khác. Kỹ năng này giúp chúng ta có mối quan hệ tích cực với người khác.

sự cảm thông, thương lượng, hợp tác, tìm kiếm sự giúp đỡ, giải quyết mâu thuẫn, kiếm sốt cảm xúc. Người có kỹ năng giao tiếp tốt biết dung hịa đối với mong đợi của những người khác, có cách ứng xử khi làm việc cùng và ở cùng với những người khác trong một môi trường tập thể, quan tâm đến những điều người khác quan tâm và giúp họ có thể đạt được những điều họ mong muốn một cách chính đáng.

1.4.3. Kỹ năng hợp tác và chia sẻ

Là kỹ năng quan trọng giúp con người biết cách hàn gắn các mối quan hệ, thể hiện tinh thần cộng đồng, giúp nâng cao tinh thần đồng đội và khả năng chia sẽ thông tin với người khác.

Kỹ năng hợp tác là khả năng cá nhân biết chia sẻ trách nhiệm, biết cam kết và cùng làm việc có hiệu quả với những thành viên khác trong nhóm. Kỹ năng hợp tác là kỹ năng cần thiết của mỗi cá nhân, được hình thành trong q trình tham gia hoạt động nhóm.

1.4.4. Kỹ năng kiểm soát cảm xúc

Là kỹ năng nhận diện, biết, hiểu và điều chỉnh cảm xúc của bản thân một cách hợp lý nhằm duy trì trạng thái cân bằng của cơ thể để tránh những căng thẳng vốn không cần thiết trong cuộc sống.

Kỹ năng kiểm soát cảm xúc giúp cá nhân giao tiếp và thương lượng hiệu quả hơn, giải quyết mâu thuẫn một cách hài hịa và mang tính xây dựng hơn, ra quyết định và giải quyết vấn đề tốt hơn.

Điều chỉnh và quản lý cảm xúc là việc làm cần thiết đối với mỗi con người. Khi chúng ta nhận diện được những cảm xúc đang tồn trong con người mình đồng nghĩa với việc ta biết mình đang sống thế nào. Nhận diện và quản lý cảm xúc của chính mình khơng những mang lại suy nghĩ và cách sống tích cực cho bản thân mà qua đó cịn giúp chúng ta hiểu và ứng phó được với cảm xúc của những người bên cạnh. Từ đây một con đường “ứng xử trong giao tiếp” được xác lập và mỗi người sẽ dễ dàng chinh phục người đối diện.

1.4.5. Kỹ năng thuyết trình

Là kỹ năng mà mỗi cá nhân thể hiện những thế mạnh của bản thân trước tập thể và chứng minh năng lực của bản thân một cách hợp lý và cho người khác thấy được bản lĩnh của bản thân khi thực hiện công việc.

Khi mỗi người thể hiện sự tự tin đúng lúc, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp đang xảy ra sẽ chứng minh một cách hiệu quả năng lực thực sự và các kỹ năng bổ trợ để đi đến thành công một cách dễ dàng và hiệu quả. Tự tin vào bản thân là một yếu tố rất quan trọng trong cuộc sống chúng ta. Điều này cũng rất quan trọng đối với bạn trẻ trong bước đường khởi nghiệp trong tương ai của mỗi người.

1.4.6. Kỹ năng ra quyết định

Trong cuộc sống hàng ngày, con người luôn phải đối mặt với những tình huống, những vấn đề cần giả quyết buộc chúng ta phải lực chọn, đưa ra quyết định hành động.

Kỹ năng ra quyết định là khả năng của cá nhân biết quyết định lựa chọn phương án tối ưu để giải quyết vấn đề hoặc tình huống gặp phải trong cuộc sống một cách kịp thời.

Mỗi cá nhân phải tự mình ra quyết định cho bản thân; không nên chờ đợi, phụ thuộc vào người khác; mặc dù có thể tham khảo ý kiến của những người tin cậy trước khi ra quyết định.

Để đưa ra quyết định phù hợp chúng ta cần:

- Xác định vấn đề hoặc tình huống mà chúng ta đang gặp phải. - Thu thập thông tin hoặc vấn đề về tình huống đó.

- Liệt kê các cách giải quyết vấn đề/ tình huống đã có.

- Hình dung đây đủ về kết quả sẽ xảy ra nếu chúng ta lựa chọn mỗi phương án giải quyết.

- Xem xét về suy nghĩ và cảm xúc của bản thân nếu giải quyết theo từng phương án đó.

- So sánh giữa các phương án để lựa chọn phương án tối ưu nhất.

người có được sự lựa chọn phù hợp và kịp thời, đem lại thành công trong cuộc sống. Ngược lại, nếu khơn có kỹ năng ra quyết định, con người ta có thể có những quyết định sai lầm hoặc chậm trễ, gây ảnh hưởng tiêu cực đến các mối quan hệ, đến công việc và tương lai cuộc sống của bản thân; đồng thời cịn có thể làm ảnh hưởng đến gia đình, bạn bè và những người có liên quan.

- Để ra được quyết định một cách phù hợp, cần phối hợp với những KNS khác như: kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng xác định giá trị, kỹ năng thu thập thông tin, kỹ năng tư duy phê phán, kỹ năng tư duy sáng tạo…

- Kỹ năng ra quyết định là phần rất quan trọng của kỹ năng giải quyết vấn đề.

1.4.7. Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn

Mâu thuẫn là những xung đột, tranh cãi, bất đồng, bất bình với một hay nhiều người về một vấn đề nào đó.

Mâu thuẫn trong cuộc sống hết sức đa dạng thường bắt nguồn từ sự khác nhau về quan điểm, chính kiến, lối sống, tín ngưỡng, tơn giáo, văn hóa,… Mâu thuẫn thường có ảnh hưởng tiêu cực tới những mối quan hệ của các bên.

Có nhiều cách giải quyết mâu thuẫn. Mỗi người sẽ có cách giải quyết mâu thuẫn riêng tùy thuộc vào vốn hiểu biết, quan niệm, văn hóa và cách ứng xử cũng như khả năng phân tích tìm hiểu nguyên nhân nảy sinh mâu thuẫn.

Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn là khả năng con người nhận thức được nguyên nhân nảy sinh mâu thuẫn và giải quyết những mâu thuẫn đó với thái độ tích cực, khơng dùng bạo lực, thỏa mãn được nhu cầu và quyền lợi các bên và giải quyết cả mối quan hệ giữa các bên một cách hịa bình.

Yêu cầu trước hết của kỹ năng giải quyết mâu thuẫn là phải luôn kiềm chế cảm xúc, tránh bị kích động, nóng vội, giữ bình tĩnh trước mọi sự việc để tìm ra nguyên nhân nảy sinh mâu thuẫn cũng như tìm ra cách giải quyết tốt nhất vấn đề.

Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn là một dạng đặc biệt của kĩ năng giải quyết vấn đề. Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn cần được sử dụng kết hợp với

nhiều kỹ năng liên quan khác như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng tư duy phê phán, kỹ năng ra quyết định…

1.5. Nội dung quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các Trƣờng trung học cơ sở sinh các Trƣờng trung học cơ sở

1.5.1. Lập kế hoạch giáo dục kỹ năng sống

Việc GDKNS cho học sinh trong các nhà trường THCS trong điều kiện hiện thực sự cần thiết đối với mỗi nhà trường. Để thực hiện tốt được hoạt động này thì khâu lập kế hoạch có một vai trị rất quan trọng, có lập được kế hoạch cụ thể, chi tiết, phù hợp với mọi điều kiện thực tế của nhà trường thì trong quá trình thực hiện mới thu được những kết quả mong muốn nhất. Chính vì vậy, ngay từ đầu mỗi năm học các cán bộ quản lý trong mỗi nhà trường phải có những biện pháp để quản lý tốt trong khâu lập kế hoạch của hoạt động GDKNS. Ban giám hiệu trong mỗi nhà trường phải có những định hướng trong khâu lập kế hoạch sao cho phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường. Ban giám hiệu, các bộ phận chuyên môn phải tổ chức lập thẩm định, ký duyệt kế hoạch. Những kế hoạch nào khơng phù hợp, khơng có tính khả thi với thực tế của nhà trường thì phải cho điều chỉnh, làm lại.

1.5.2. Tổ chức thực hiện giáo dục kỹ năng sống

Sau khi có được kế hoạch cụ thể của các tổ chuyên mơn, các tổ chức đồn thể trong và ngoài nhà trường về hoạt động GDKNS Ban giám hiệu nhà trường phải tiến hành quản lý khâu tổ chức thực hiện GDKNS trong các hoạt động cụ thể:

+ Thực hiện GDKNS trong các hoạt động dạy học: Hoạt động dạy học

là quá trình thống nhất biện chứng giữa giáo viên và học sinh, dưới tác động tổ chức điều khiển của giáo viên, học sinh tự giác, tích cực tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động học, nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học đặt ra. Tổ chức hoạt động GDKNS trong các hoạt động dạy học chính là tổ chức việc thực hiện các nội dung trong chương trình có liên quan đến việc GDKNS, các phương pháp dạy học của giáo viên giúp học sinh không chỉ nắm vững, nắm

chắc nội dung bài học mà còn nhận thức được các giá trị đạo đức và nhân văn cao cả, hình thành thái độ, hành vi ứng xử tốt đẹp trong cuộc sống.

+ Thực hiện GDKNS trong các hoạt động giáo dục: Quá trình giáo dục

kỹ năng sống cho học sinh là quá trình tác động bền bỉ, lâu dài bằng nhiều con đường khác nhau. Ngoài việc giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động dạy học, việc giáo dục kỹ năng sống cịn được thơng qua hoạt động giáo dục. Đẻ tổ chức thực hiện tốt GDKNS trong các hoạt động giáo dục thì Ban giám hiệu nhà trường cần chỉ đạo phối hợp chặt chẽ với tổ chức Đoàn thanh niên, với giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên phụ trách các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, lao động hướng nghiệp, giáo viên giảng dạy bộ môn, phối hợp với các lực lượng xã hội như hội CMHS và hội khuyến học, với chính quyền địa phương trên địa bàn tuyển sinh nhà trường và nơi học sinh cư trú, Công An huyện, Huyện đoàn thanh niên, Trung tâm sức khỏe sinh sản của tỉnh, của huyện.... nhằm tổ chức các chương trình giáo dục chuyên đề về KNS.

+ Thực hiện GDKNS qua công tác chủ nhiệm lớp: Trong nhà trường,

người giáo viên chủ nhiệm lớp là người có vai trị chủ đạo để trong việc duy trì tồn bộ các động học tập, vui chơi, rèn luyện, người giáo viên chủ nhiệm có một vai trị như một thủ lĩnh để chỉ huy, điều tiết, tổ chức, duy trì mọi hoạt động của lớp. Giáo viên chủ nhiệm là người gần gũi nhất với các em học sinh, giáo viên chủ nhiệm cũng chính là những người bạn tâm tình chia sẻ tâm tư tình cảm với các em học sinh, là người tổ chức cho các em các hoạt động tập thể, là cố vấn cho các hoạt động Đoàn. Giáo viên chủ nhiệm cần sáng tạo để tích hợp giáo dục giá trị sống và rèn luyện kỹ năng sống trong các hoạt động tập thể, các giờ sinh hoạt lớp theo một kịch bản linh hoạt. GVCN phát huy các phương pháp giáo dục truyền thống, chủ động và tích cực, cởi mở tiếp thu cái mới, chủ động kết hợp với các phương pháp tích cực.

Tuy nhiên, các giáo viên chủ nhiệm chưa được đào tạo chính quy kiến thức về tâm lý học đường, tham vấn học đường hay kiến thức về kỹ năng sống… Lực lượng giáo viên chủ nhiệm hiện nay đa phần là những giáo viên

có kinh nghiệm hoặc giáo viên trẻ hoặc đó có thể là những giáo viên chưa đủ giờ dạy nhưng có kỹ năng tiếp cận học sinh nên có thể kiêm nhiệm thêm cơng tác này. Chính vì lý do đó mà các giáo viên chưa được trang bị một nền tảng tâm lý học, giáo dục học đủ để thực hiện việc giúp học sinh hình thành kỹ năng sống cũng như những tư vấn hay những định hướng kịp thời để giúp học sinh. Ngồi năng lực chun mơn, giáo viên chủ nhiệm cịn phải là một nhà tâm lý giỏi, hiểu thấu đáo những suy nghĩ, tâm tư của học sinh lớp mình. Nhiều lúc lực lượng này phải tự đặt mình vào vị trí của học sinh để hiểu được hành vi và thái độ của các em. Để làm được điều này thì lực lượng này phải được trang bị một cách đầy đủ có hệ thống các vấn đề lý luận và cả thực tiễn về công tác tư vấn học đường, giao tiếp ứng xử sư phạm và kỹ năng sống hay biện pháp rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh.

+ Thực hiện GDKNS qua các hoạt động của tổ chức Đoàn - Đội: Trong mỗi nhà trường THCS, bên cạnh việc học tập, giáo dục học sinh qua các mơn văn hóa thì các Chương trình hoạt động của tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh cũng có một vai trị giáo dục rất quan trọng. Các hoạt động của tổ chức Đội sẽ luôn tạo ra được một bầu khơng khí sơi nổi, hứng khởi, lôi cuốn với mỗi em học sinh. Ở đây, các em sẽ được trực tiếp tham gia vào các hoạt động, các em sẽ có được cơ hội trải nghiệm qua các hoạt động. Các hoạt động Đội sẽ giúp các em hình thành được rất nhiều nhóm KNS như ý thức tổ chức kỷ luật, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ứng sử, kỹ năng làm việc nhóm, tinh thần trách nhiệm trước tập thể…

Chính vì vậy, Nhà quản lý cần nhận thức đầy đủ các yếu tố có ảnh hưởng tới việc GDKNS cho học sinh, từ đó có những biện pháp quản lý để tác động vào những yếu tố tích cực, phát huy hiệu quả giáo dục, khắc phục và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực. Đồng thời quản lý tốt các Chương trình hoạt động Đội, các tiết chào cờ đầu tuần, các hoạt động chủ điểm, chủ đề nhân các ngày lễ lớn trong năm, các hoạt động phối hợp với CMHS, với GVCN, GV bộ môn, với các tổ chức tập thể và cá nhân trong và ngoài nhà trường.

1.5.3. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục kỹ năng sống

- Chỉ đạo nâng cao nhận thức cho giáo viên và học sinh về tầm quan trọng của học tập, rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh THCS, chỉ đạo nâng cao năng lực GDKNS cho giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên dạy học các mơn học có tích hợp nội dung GDKNS. Chỉ đạo nâng cao năng lực cho BCH Đoàn, TPT Đội trong tổ chức hoạt động giáo dục nhằm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THCS.

- Chỉ đạo tổ chuyên môn và giáo viên thực hiện giáo dục giá trị sống và KNS qua dạy học các môn học đặc biệt là các môn học chiếm ưu thế như môn Giáo dục công dân, môn Văn, môn Sinh và một số môn học khác. BGH chỉ đạo tổ chun mơn hướng dẫn giáo viên tích hợp nội dung GDKNS thông qua các môn học chiếm ưu thế nhằm nâng cao hiệu quả của môn học.

- Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm lớp và tổ chức Đoàn - Đội thực hiện chương trình, nội dung giáo dục giá trị sống và KNS cho học sinh thông qua tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động xã hội và các hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường THCS huyện hạ hòa – tỉnh phú thọ (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)