Thực trạng việc thực hiện giáo dục kỹ năng sống qua công tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường THCS huyện hạ hòa – tỉnh phú thọ (Trang 62 - 66)

2.3. Thực trạng hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các

2.3.5. Thực trạng việc thực hiện giáo dục kỹ năng sống qua công tác

giáo viên chủ nhiệm lớp

Trong nhà trường thì người GVCN lớp chính là người thường xuyên gần gũi nhất với các em học sinh, GVCN lớp là chỗ dựa tinh thần vững vàng, là người trực tiếp làm cầu nối để các em tham gia vào các hoạt động giáo dục trong nhà trường. Đặc biệt là hoạt động GDKNS cho học sinh thì người GVCN lớp có một vai trị hết sức quan trọng.

Để đánh giá việc thực hiện GDKNS qua công tác chủ nhiệm của đội ngũ GVCN lớp của các trường THCS trên địa bàn huyện tác giả đã tiến hành

khảo sát 35 GV chủ nhiệm của các nhà trường với các mức độ đánh giá là: Tốt, khá, trung bình và chưa thực hiện.

Để việc đánh giá được chính xác tác giả tiến hành quy đổi các mức độ đánh giá theo thang điểm sau: Tốt: 3 điểm; khá: 2 điểm; trung bình: 1 điểm; chưa thực hiện: 0 điểm.

Kết quả thu được ở bảng 2.9.

Bảng 2.9: Kết quả đánh giá mức độ thực hiện GDKNS của GVCN lớp

Nội dung Mức độ thực hiện Tốt Khá Trung bình Chưa thực hiện µ TB SL % SL % SL % SL % Xây dựng kế hoạch giáo dục KNS

phù hợp với đặc điểm của từng lớp 0 0 6 17,1 9 25,7 20 57.2 0,6 11

Triển khai kế hoạch hoạt động

GDKNS đến học sinh trong lớp 6 17,1 10 28,6 12 34,3 7 20 1,42 5

Chuẩn bị phương tiện, tài liệu cho

HĐ GDKNS 9 25,7 10 28,6 10 28,6 6 17,1 1,62 1

Phân công học sinh chuẩn bị các

hoạt động theo chủ đề, GDKNS. 6 17,1 12 34,3 10 28,6 7 20 1,48 3

Tổ chức các giờ sinh hoạt lớp với

nội dung Giáo dục KNS phong phú 5 14,3 7 20 12 34,3 11 31,4 1,2 8

Bồi dưỡng năng lực tổ chức và tự

điều khiển các HĐ GDKNS của HS 6 17,1 11 31,4 9 25,7 9 25,7 1,4 6

Đánh giá kết quả tham gia hoạt

động Giáo dục KNS của học sinh 3 8,6 7 20 8 22,9 17 48,5 0,88 10

Rút kinh nghiệm sau mỗi hoạt động 5 14,3 5 14,3 12 34,3 13 37,1 1,05 9

Phối hợp với GV bộ môn GDKNS

cho HS 5 14,3 9 25,7 15 42,9 6 17,1 1,37 7

Phối hợp với Liên Đội và Đoàn

trường GDKNS cho HS 6 17,1 11 31,4 13 37,1 5 14,3 1,51 2

Phối hợp với hội CMHS GDKNS

Nhận xét:

+ Qua bảng tổng hợp ta thấy trong 11 nội dung đưa ra để khảo sát thì khơng có nội dung nào đạt ở mức tốt và khá. Có 9 nội dung được đánh giá ở mức trung bình, trong đó có nội dung: Chuẩn bị phương tiện, tài liệu cho hoạt

động GDKNS (1,62) và phối hợp với Liên đội và Đoàn trường GDKNS cho

học sinh (1,51) đã được thực hiện ở mức cận khá nên tiếp tục được phát huy.

+ Trong 11 nội dung đưa ra khảo sát thì có 2 nội dung là: Xây dựng

GDKNS phù hợp với đặc điểm từng lớp (0,6); Đánh giá kết quả tham gia hoạt

động GDKNS của học sinh (0,88) được đánh giá về mức thực hiện còn quá thấp.

Từ những phân tích số liệu trên ta có thể nhận định cho những nguyên nhân sau:

+ Đa số các GVCN lớp còn chưa nhận rõ được vai trò, trách nhiệm tầm quan trọng của GVCN trong hoạt động GDKNS cho học sinh.

+ Công tác kiểm tra đánh giá, giám sát của BGH nhà trường về hoạt động GDKNS cho học sinh còn chưa được chặt chẽ. Chưa có những quy định bắt buộc hay thống nhất về nội dung cho các tiết sinh hoạt lớp của từng khối lớp dẫn đến việc thực hiện GDKNS cho học sinh của GVCN lớp còn thực hiện ở mức thấp, chưa có hiệu quả.

2.3.6. Thực trạng việc thực hiện giáo dục kỹ năng sống của tổ chức Đoàn – Đội trong nhà trường

Hoạt động Đoàn – Đội trong mỗi nhà trường là hoạt động ln có sức thu hút rất lớn cho các em đội viên tham gia. Vì vậy, hoạt động của tổ chức Đoàn – Đội trong nhà trường có một vai trị đặc biệt quan trọng trong việc GDKNS cho đội viên.

Để đánh giá việc thực hiện GDKNS cho đội viên của tổ chức Đoàn – Đội trong nhà trường tác giả đã tiến hành khảo sát 20 đồng chí trong BCH Chi đồn, giáo viên TPT Đội và giáo viên phó TPT Đội trong các nhà trường với các mức độ đánh giá là: Tốt, khá, trung bình và chưa tốt. Để việc đánh giá được chính xác tác giả tiến hành quy đổi các mức độ đánh giá theo thang

điểm sau: Tốt: 4 điểm; khá: 3 điểm; trung bình: 2 điểm; chưa tốt: 1 điểm. Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.10: Kết quả đánh giá mức độ thực hiện GDKNS của tổ chức Đoàn – Đội trong nhà trường

Nội dung Mức độ thực hiện Tốt Khá Trung bình Chưa tốt µ T B SL % SL % SL % SL % Xây dựng kế hoạch GDKNS, từng tuần, từng tháng, từng năm 0 0 6 30 9 45 5 25 2,05 6

Triển khai kế hoạch hoạt động GDKNS đến giáo viên và ĐV, HS

6 30 7 35 6 30 1 5 2,9 1

Tổ chức GDKNS cho đội viên học sinh thông qua các buổi chào cờ đầu tuần

0 0 4 20 9 45 7 35 1,85 8

Tổ chức GDKNS cho đội viên thông qua các hoạt động đội tập thể hàng ngày

2 10 5 25 7 35 6 30 1,8 9

Tổ chức các hoạt động GDKNS cho đội viên HS theo chủ điểm, chủ đề

5 25 9 45 4 20 2 10 2,85 2

Rút kinh nghiệm sau mỗi

hoạt động GDKNS 0 0 7 30 7 35 6 35 2,05 6

Phối hợp với các lực lượng trong nhà trường GDKNS cho đội viên học sinh

4 20 8 40 6 30 2 10 2,7 4

Phối hợp với các lực lượng ngoài nhà trường GDKNS cho đội viên học sinh

2 10 5 25 6 30 7 35 2,1 5

Đánh giá, xếp loại thi đua

Nhận xét:

+ Trong 9 nội dung tiến hành khảo sát về mức độ thực hiện nhiệm vụ GDKNS của tổ tổ chức Đoàn – Đội trong nhà trường kết quả qua bảng thống kê cho thấy khơng có nội dung nào được đánh giá ở mức độ thực hiện khá và tốt.

+ Trong 9 nội dung khảo sát có 7 nội dung được đánh giá ở mức độ thực hiện trung bình, trong 7 nội dung này có 3 nội dung được đánh giá ở mức thực hiện cận khá đó là: Xây dựng kế hoạch GDKNS từng tuần, từng tháng, từng năm (2,9 điểm); Tổ chức các hoạt động GDKNS cho đội viên HS theo chủ điểm, chủ đề (2,85 điểm); Đánh giá xếp loại thi đua của các Chi đội sau các HĐ (2,8 điểm). Đây là những nội dung mà tổ chức Đoàn – Đội trong

nhà trường đã làm tốt hơn các nội dung khác vì vậy cần phải tiếp tục phát huy thực hiện cao hơn nữa.

+ Tuy nhiên, trong 9 nội dung khảo sát thì có 2 nội dung tổ chức Đồn – đội còn bị đánh giá thực hiện ở mức độ thấp đó là: Tổ chức hoạt động GDKNS cho đội viên thông qua các hoạt động tập thể hàng ngày (1,8 điểm); Tổ chức hoạt động GDKNS cho đội viên thông qua các buổi chào cờ đầu tuần

(1,85 điểm). Đây là các nội dung thường xuyên hoạt động hàng ngày, hang tuần vì vậy tổ chức Đồn – Đội trong nhà trường cần tìm cách khắc phục để các nội dung này đạt kết quả cao hơn nữa.

Từ những phân tích trên về thực trạng mức độ thực hiện hoạt động GDKNS của tổ chức Đoàn – Đội trong nhà trường ta có thể kết luận: Chất lượng tổ chức các hoạt động GDKNS cho đội viên học sinh của tổ chức Đồn – Đội trong nhà trường cịn chưa hiệu quả nên dẫn đến chất lượng đạt được khơng cao, chưa phát huy được tính xung kích, tính tiên phong của tổ chức Đoàn – Đội trong nhà trường. Vì vậy, CBQL, BGH các nhà trường cần có có kế hoạch quản lý tốt hơn nữa để tổ chức Đồn – Đội phát huy được tính tính xung kích, tiên phong cổ tổ chức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường THCS huyện hạ hòa – tỉnh phú thọ (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)