Thực trạng quản lý sự phối hợp giữa các lực lƣợng giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường THCS huyện hạ hòa – tỉnh phú thọ (Trang 79 - 80)

trong hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

Hoạt động GDKNS cho học sinh không phải là nhiệm vụ riêng của tổ chức, lực lượng giáo dục nào mà nó là nhiệm vụ chung của tất cả các tổ chức, lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. Để có thể đạt được kết quả cao nhất trong hoạt động này cần phải có sự kết hợp chặt chẽ và nhịp nhàng của tất cả các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.

Người có vai quan trọng nhất trong việc quản lý, chỉ đạo thực hiện sự phối hớp giữa các lực lượng giáo dục trong hoạt động GDKNS cho học sinh đó chính là Hiệu trưởng các nhà trường.

Để đánh giá thực trạng quản lý sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong hoạt động GDKNS cho học sinh tác giả đã tiến hành khảo sát thông qua phỏng vấn 4 đồng chí Hiệu trưởng của 4 nhà trường THCS trong số các trường mà chúng tôi thực hiện khảo sát với cùng một câu hỏi là:

Công tác quản lý, chỉ đạo của BGH về sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong hoạt động GDKNS cho học sinh được thực hiện như thế nào?

Và sau đây là lần lượt các ý kiến trả lời:

“Hàng năm, trong việc triển khai nhiệm vụ của năm học nhà trường luôn chỉ đạo các tổ chức đoàn thể trong nhà trường phải có sự kết hợp chặt chẽ với các tổ chức xã hội như: Hội cha mẹ học sinh; Đoàn thanh nhiên; Hội cựu chiến binh; Ban công an xã…trong công tác giáo dục học sinh đặc biệt là hoạt động GDKNS cho học sinh, tuy nhiên việc tổ chức thực hiện vẫn chưa được thường xuyên và kết quả đạt được còn thấp.” (Ý kiến trả lời của Hiệu trưởng trường thứ nhất).

Hay “BGH cũng đã xây dựng kế hoạch và chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm; Chi đoàn thanh niên; Liên đội thường xuyên phối hợp với các đoàn thể của địa phương để triển khai công tác GDKNS cho học sinh nhà trường. Tuy nhiên, kết quả vẫn chưa như mong muốn vì sự phối hợp này chưa được thường xuyên, chủ yếu được thực hiện qua các chủ để, chủ điểm của năm học.” (Là ý kiến trả lời của Hiệu trưởng trường thứ hai).

“Nhà trường ln có những chỉ đạo đối với cán bộ giáo viên thực hiện nghiêm túc việc phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội trong và ngồi nhà trường trong công tác GDKNS cho học sinh, nhưng do cán bộ giáo viên và các tổ chức đồn thể chưa có những nhìn nhận đúng đắn nhất về hoạt động này nên kết quả của việc GDKNS trong các năm học còn hạn chế.” (Ý kiến trả lời của Hiệu trưởng trường thứ ba).

“Trường chúng tơi đã có những chỉ đạo rất cụ thể với cán bộ giáo viên và các tổ chức đoàn thể trong nhà trường trong hoạt động, tuy nhiên do nhận thức của phụ huynh học sinh và các tổ chức chính trị xã hội cịn chưa rõ ràng nên gặp rất nhiều khó khăn trong cơng tác phối hợp.” (Ý kiến trả lời của Hiệu trưởng trường thứ tư)

Với những ý kiến qua phỏng vấn sâu như trên, chúng ta có thể thấy rằng công tác quản lý sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong hoạt động GDKNS cho học sinh của BGH các nhà trường thực hiện còn chưa thật hiệu quả.

Cũng qua cuộc phỏng vấn trực tiếp, cả bốn Thầy / Cô Hiệu trưởng đều cho rằng nguyên nhân của thực trạng trên là do: “Chưa hiểu đầy đủ và sâu sắc về KNS và GDKNS của đội ngũ CBQL, GV, HS và và các lực lượng xã hội ở địa phương cũng như họ cịn gặp nhiều khó khăn trong cơng tác quản lý và tổ chức thực hiện”. Vì vậy công tác quản lý phối hợp giữa các lực lượng

giáo dục trong hoạt động GDKNS cho học sinh còn thực hiện chưa thật tốt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường THCS huyện hạ hòa – tỉnh phú thọ (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)