3.2.3.1. Mục tiêu
bài dạy của giáo viên trở nên phong phú và sinh động hơn, học sinh sẽ có cơ hội nhiều hơn trong việc liên hệ, vận dụng kiến thức vào thực tế nhiều hơn, tuy nhiên để đạt được điều này đòi hỏi người giáo viên phải biết lựa chọn nội dung để tích hợp, phải có hình thức, phương pháp phù hợp.
Việc tích hợp hoạt động GDKNS vào các bộ mơn học nhằm huy động nguồn lực để tiến hành giáo dục giá trị sống và KNS cho học sinh trong nhà trường THCS, tạo môi trường GDKNS cho học sinh một cách thường xuyên, liên tục, giúp học sinh củng cố những hành vi mới được hình thành, loại bỏ những hành vi lệch chuẩn. Thông qua việc xây dựng và chỉ đạo thực hiện giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THCS giúp cho hoạt động GDKNS trong nhà trường được tiến hành một cách có hệ thống và đồng bộ.
3.2.3.2. Nội dung
BGH nhà trường ban hành hệ thống các văn bản hướng dẫn tổ bộ môn, giáo viên thực hiện tích hợp giáo dục kĩ năng sống thơng qua môn học. Đồng thời BGH nhà trường tổ chức họp hội đồng sư phạm nhà trường, xác định và thống nhất những mơn học chiếm ưu thế trong chương trình dạy học có khả năng tích hợp sâu, rộng nội dung giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THCS: Môn Văn, Sinh, Giáo dục công dân. Ngồi ra hiệu trưởng cần khuyến khích giáo viên dạy các mơn: Lịch sử, Địa lý, Hóa học, Vật lý, Tốn, Tin vv… tăng cường rèn kĩ năng sống cho học sinh thông qua các giờ lên lớp qua hoạt động ngoại khóa để có thể định hướng giá trị sống cho học sinh và giáo dục kĩ năng sống cho sinh như các kĩ năng phát hiện giải quyết vấn đề, kĩ năng lắng nghe, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng hỏi đáp, kĩ năng chia sẻ, kĩ năng hợp tác vv…
3.2.3.3. Cách thực hiện biện pháp
BGH nhà trường chỉ đạo các tổ chuyên môn thực hiện rà sốt các bài dạy có khả năng tích hợp giáo dục kỹ năng sống, chọn các KNS phù hợp với nội dung kiến thức bài học, phần học từ đó lập kế hoạch chương, phần, bài, có khả năng tích hợp GDKNS.
các biện pháp, kĩ thuật dạy học, giáo dục tích cực để GDKNS cho học sinh như: Thiết kế dự án học tập, tình huống giáo dục, hoạt động trải nghiệm thực tế của học sinh THCS.
Chỉ đạo giáo viên bộ môn thường xuyên thăm lớp, dự giờ để đánh giá việc triển khai thực hiện kế hoạch giáo dục giá trị sống và KNS cho học sinh THCS thông qua các môn học, trên cơ sở đó có biện pháp điều chỉnh thực hiện kế hoạch khi cần thiết.
Chỉ đạo giáo viên tăng cường tổ chức hoạt động ngoại khóa theo mơn học như tổ chức câu lạc bộ học tập như: nhà sinh học nhỏ tuổi; nhà sử học nhỏ tuổi; câu lạc bộ an tồn giao thơng…, thảo luận nhóm, hoạt động thực hành ngoài trường như thăm quan các chiến khu, khu di tích lịc sử trong và ngồi huyện, tham quan ruộng đồng, rừng …
Chỉ đạo giáo viên tăng cường sử dụng mối quan hệ tương tác giữa thầy và trò, giữa trò với trò để thực hiện tốt mục tiêu giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THCS thông qua thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ môn học.
Chỉ đạo giáo viên bộ môn tăng cường biện pháp kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học có tích hợp đánh giá kĩ năng sống của học sinh THCS.
3.2.3.4. Điều kiện thực hiện biện pháp
Giáo viên bộ mơn phải có những năng lực, sự hiểu biết cần thiết về KNS và có khả năng tích hợp GDKNS sống trong dạy học.
BGH, CBQL giáo viên phải có nhận thức đúng về tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS và có những quyết định đúng đắn trong chỉ đạo hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THCS.