Những yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường THCS huyện hạ hòa – tỉnh phú thọ (Trang 44 - 48)

1.6. Các yếu tố ảnh hƣởng đến giáo dục kỹ năng sống

1.6.2. Những yếu tố chủ quan

KNS không chỉ chịu ảnh hưởng của gia đình, nhà trường, xã hội mà còn chịu ảnh hưởng của những yếu tố chủ quan như sức khỏe, đặc điểm lứa tuổi, giới tính, trình độ nhận thức, tình cảm, khí chất, tính cách, tự ý thức, tự giáo dục của học sinh.

+ Đặc điểm lứa tuổi, giới tính: Những đặc điểm lứa tuổi và giới tính có ảnh hưởng nhất định đến sự hình thành và phát triển KNS. Nhiều nghiên cứu chỉ ra sự khác nhau trong hành vi ứng phó với những khó khăn của từng độ tuổi khác nhau. Kết luận của những đề tài này cho thấy từ độ tuổi 18, 19 đã chọn cách ứng phó đổ lỗi cho bản thân và sử dụng kiểu ứng phó với stress như uống rượu, bia và hút thuốc nhiều hơn so với trẻ nhỏ hơn.

Chẳng hạn, trong nhiều tình huống, nữ có mức độ thể hiện tình cảm cao hơn nam. Các em thường tìm chỗ dựa tình cảm, hỏi kinh nghiệm và lời khuyên của người khác. Bên cạnh đó, nữ thường có cách giải quyết tích cực trước tình huống khó khăn hơn nam, khả năng kiềm chế bản thân, xu hướng lảng tránh khó khăn hơn và ít thực hiện những hành vi tiêu cực hơn nam.

+ Trình độ nhận thức là một trong 3 yêu cầu khơng thể thiếu để có KNS. KNS có cơ sở từ hiểu biết, nhận thức của mỗi người. Nhận thức đúng về cuộc sống là cơ sở để có hành vi đúng trước tình huống gặp phải. Nhận thức về cuộc sống là tri thức của mỗi người về bản thân, xã hội, về thế giới... Trình độ nhận thức được hình thành bằng nhiều con đường khác nhau như giáo dục nhà trường, tham gia các hoạt động xã hội, giao tiếp, tự học, giáo dục, quá trình cá nhân trải nghiệm cuộc sống...

+ Quá trình tự giáo dục, tự ý thức của mỗi cá nhân là yếu tố có vai trị quan trọng trong quá trình hình thành phát triển nhân cách nói chung cũng như KNS nói riêng. Tự ý thức của mỗi người là cơ sở để có những KNS khác. Đồng thời, đây sẽ là yếu tố để kiểm soát, điều khiển, điều chỉnh mỗi người trước khi thể hiện hành vi nào đó. Vì vậy, nếu cá nhân tự ý thức cao sẽ có những KNS tốt, có những hành vi, cách ứng xử phù hợp với những tình huống gặp phải trong cuộc sống. Ngược lại, nếu tự ý thức kém, cá nhân không thể kiểm sốt, đánh giá được hành vi, cách ứng phó của mình sẽ dễ nảy sinh những hành vi tiêu cực, không phù hợp trước những tình huống gặp phải trong cuộc sống.

+ Đặc điểm nhân cách: Các nhà tâm lý học qua nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng đặc điểm nhân cách của cá nhân ảnh hưởng lớn đến KNS của người đó. Scheier, Weintraub và Carver (1986) đã chỉ ra mối liên hệ giữa tính lạc quan, bi quan và KNS của con người. Các tác giả đã chỉ ra rằng tính lạc quan có mối quan hệ với việc sử dụng cách ứng phó tập trung vào vấn đề, giải quyết vấn đề, tìm kiếm các chỗ dựa xã hội và tập trung chú ý đến mặt tích cực của những tình huống khó khăn trong cuộc sống. Ngược lại, người bi quan

thường có thái độ phủ nhận, tập trung chú ý đến những cảm giác căng thẳng, diễn giải một cách chủ quan, thậm chí sai lệch những biến cố xảy ra với mình. Trong nghiên cứu khác về mối liên hệ giữa tinh thần lạc quan với tri giác và cách giải thích hồn cảnh, Scheier và Carver đã chỉ ra rằng những người lạc quan, tin tưởng vào kết quả tốt đẹp sẽ có những cách ứng phó tích cực trước những tình huống gặp phải, cịn người bi quan, luôn nghĩ đến những kết cục khơng tốt thì có xu hướng thể hiện những phản ứng tiêu cực, bị động.

Khí chất cũng được xem như một yếu tố ảnh hưởng lớn đến KNS của mỗi người. Ảnh hưởng này thể hiện ở sự đánh giá của cá nhân với một sự kiện nhất định xem có khó khăn hay khơng và ở cách cá nhân lựa chọn để giải quyết các vấn đề. Ebata và Moos (1994) trong nghiên cứu của mình nhận thấy những người có khí chất ưu tư, hướng nội thường có cái nhìn bi quan về những tình huống gặp phải trong cuộc sống và có thể ứng phó bằng cách lảng tránh, buông xuôi nhiều hơn. Nhưng đối với những người có khí chất hướng ngoại thường đánh giá vấn đề theo hướng tích cực hơn như tìm kiếm sự hỗ trợ xã hội, trực tiếp giải quyết vấn đề.

Tiểu kết chƣơng 1

Trong giai đoạn hiện nay, với sự phát triển nhanh chóng của tất cả các lĩnh vực kinh tế - văn hóa - chính trị … thì việc GDKNS cho học sinh các lứa tuổi nói chung và học sinh lứa tuổi THCS nói riêng là điều tất yếu để nâng cao chất lượng giáo dục và để người học có thể thích nghi với những sự thay đổi của xã hội, đáp ứng được với những thách thức của cuộc sống.

Ở nước ta hiện nay, việc GDKNS cho học sinh THCS ở các nhà trường đang được thực hiện theo nhiều hướng khác nhau. Tuy nhiên, để cho hoạt động GDKNS đạt được kết quả như mong muốn thì hoạt động giáo dục nói chung và hoạt động GDKNS nói riêng ln phải được quản lý dựa trên 4 chức năng cơ bản:

+ Xây dựng kế hoạch + Công tác tổ chức + Công tác chỉ đạo

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

HUYỆN HẠ HÒA - TỈNH PHÚ THỌ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường THCS huyện hạ hòa – tỉnh phú thọ (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)