hoạt động giáo dục kỹ năng sống
3.2.8.1. Mục tiêu
Hoạt động kiểm tra, đánh giá là hoạt động không thể tách rời của quá trình giáo dục. Hoạt động kiểm tra, đánh giá đảm bảo tạo lập mối quan hệ ngược, thường xuyên và vững bền trong quản lý, làm khép kín chu trình vận động của quá trình quản lý giáo dục. Kiểm tra, đánh giá, giúp nhà trường nắm bắt thông tin phản hồi từ đối tượng quản lý, nắm được diễn biến công việc trong tổ chức, so sánh hiệu quả thực tế đạt được với mục tiêu đề ra, từ đó có những tác động quản lý thích hợp.
Đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp GDKNS cần phải được tiến hành một cách đồng bộ và phải có sự thống nhất với đổi mới hoạt
động kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động. GDKNS cho học sinh phần lớn là được tiến hành thông qua hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục nên việc đánh giá hoạt động GDKNS không dễ dàng như kiểm tra đánh giá về hoạt động chun mơn do đó muốn đánh giá kết quả GDKNS cho học sinh đòi hỏi hiệu trưởng nhà trường cần chỉ đạo giáo viên đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động theo hướng tiếp cận GDKNS cho học sinh. Kiểm tra, đánh giá chính xác, chân thực sẽ có tác dụng trực tiếp đến việc tìm ra những nguyên nhân và đề ra các giải pháp quản lý hiệu quả.
Bên cạnh kiểm tra đánh giá để tìm ra những nguyên nhân và đề ra những giải pháp cho hoạt động thì khâu thi đua khen thưởng được tổ chức kịp thời sẽ có được cú hích rất lớn trong các hoạt động giáo dục nói chung và hoạt động GDKNS nói riêng. Các tập thể tham gia thực hiện tốt hoạt động, được khen thưởng kịp thời và nhân rộng điển hình để động viên, khích lệ phong trào, những tập thể, cá nhân thực hiện chưa tốt cần được nhắc nhở thường xun, thậm chí là phê bình kiểm điểm rút kinh nghiệm, để thực hiện tốt hơn.
3.2.8.2. Nội dung
Đánh giá kết quả GDKNS là hoạt động ghi nhận và phản hồi thông tin về thực trạng GDKNS cho học sinh, chỉ ra những kết quả đã đạt được và những điểm còn tồn tại và đề xuất các biện pháp phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu. Vì vậy, BGH các nhà trường cần làm tốt các nội dung sau:
- Xây dựng các tiêu chí đánh giá hoạt động GDKNS - Xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá
- Phát động và tổ chức các phong trào thi đua, tổng kết thi đua, khen thưởng kịp thời.
3.2.8.3. Biện pháp thực hiện
Hoạt động GDKNS cho học sinh là một hoạt động rất phong phú và đa dạng, nó dàn trải ở tất cả các hoạt động giáo dục. Vì vậy, để quản lý tốt và có được đánh giá đúng, sát thực hoạt động này BGH cần làm tốt các bước sau:
Bước 1: Xây dựng các tiêu trí đánh giá
- Việc xây dựng các tiêu trí đánh giá phải được lấy ý kiến từ cán bộ giáo viên và học sinh tồn trường, các tiêu trí đánh giá phải dựa trên chương trình, nội dung, kế hoạch của hoạt động GDKNS, các tiêu chí đánh giá phải được quy đổi về điểm số cụ thể.
- Sau khi xây dựng phải thông qua tập thể cán bộ giáo viên, học sinh thống nhất rồi mới đưa vào triển khai thực hiện.
Bước 2: Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá:
Để cơng tác kiểm tra, đánh được chính xác, khách quan thì người quản lý cần phải xây dựng kế hoạch kiểm tra của nhà trường, việc phân công nhiệm vụ cho lực lượng kiểm tra cần phải chi tiết, tránh trồng chéo.
Lực lượng kiểm tra cần được phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng tổ, từng nhóm theo dõi thi đua, giám sát các hoạt động trong chương trình học tập, đó là: đội cờ đỏ, giáo viên trực ban, cán bộ Đoàn – Đội, GV chủ nhiệm…
Hình thức kiểm tra: để cho việc kiểm tra được chính xác và khách quan nhất thì phải tiến hành nhiều hình thức kiểm tra trơng suốt q trình tổ chức hoạt động GDKNS
- Kiểm tra, giám sát thường xuyên hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng - Kiểm tra thường xuyên, định kỳ, hoặc kiểm tra đột xuất
- Kiểm tra chéo giữa các lớp trong trường
- Kiểm tra từ trên xuống của các tổ chức quản lý giáo dục Nội dung kiểm tra:
- Kiểm tra công tác chuẩn bị cho hoạt động GDKNS - Kiểm tra quá trình tổ chức hoạt động GDKNS - Kiểm tra kết quả của hoạt động GDKNS Hoạt động tổng kết, đánh giá:
Đối với học sinh: Tiến hành tổng kết, đánh giá, xếp thứ tự thi đua theo tuần, theo tháng, học kỳ và đánh giá tổng kết hoạt động sau 1 năm học theo điểm số đã quy đổi. Dựa vào đó làm căn cứ xếp loại hạnh kiểm hạnh kiểm học sinh, xếp loại thi đua của tập thể lớp.
Bước 3: Thi đua, khen thưởng:
Thi đua, khen thưởng là hình thức động viên có ý nghĩa giáo dục rất lớn. Tuy nhiên nếu khen thưởng khơng đúng người, đúng việc thì sẽ phản tác dụng. Để làm tốt công tác thi đua, khen thưởng, Hiệu trưởng cần phát động phong trào thi đua rộng rãi trong toàn trường, xây dựng các danh hiệu thi đua, thành lập ban thi đua để đánh giá thi đua của giáo viên và học sinh tồn trường, tạo nên sự cơng bằng trong công tác thi đua.
Những tiến bộ, những việc làm tích cực của tập thể hay cá nhân học sinh cần phải được ghi nhận và đánh giá đúng mức, kịp thời, được phổ biến, nhân rộng điển hình, tuyên truyền sâu rộng trong nhà trường.
3.2.8.4. Điều Kiện thực hiện biện pháp
Muốn thực hiện có hiệu quả biện pháp trên địi hỏi giáo viên phải có kĩ năng tích hợp nội dung kiểm tra, đánh giá kết quả môn học với nội dung kiểm tra, đánh giá kĩ năng sống.
Nhà trường cần ban hành hệ thống văn bản hướng dẫn giáo viên thực hiện tích hợp các nội dung đánh giá kĩ năng sống trong đánh giá môn học và đánh giá kết quả hoạt động của học sinh.