năng sống ở các trƣờng trung học cơ sở Huyện Hạ Hòa – Tỉnh Phú Thọ
Thơng qua việc khảo sát, phân tích, đánh giá về thực trạng quản lý hoạt động GDKNS cho học sinh ở các trường THCS Huyện Hạ Hòa – Tỉnh Phú
Thọ ta có thể nhìn ra được những điểm mạnh, điểm hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế của hoạt động này.
2.6.1. Những điểm mạnh
+ Được sự hướng dẫn, chỉ đạo của Sở GD & ĐT, Phịng GD & ĐT trong cơng tác triển khai hoạt động GDKNS
+ Các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, đa số học sinh đã hiểu được vai trò, tầm quan trọng, sự cần thiết của hoạt động GDKNS
+ Các hoạt động chuyên môn như: Đổi mới phương pháp giảng dạy; CLB môn học… được tổ chức thường xuyên và đã đề cập nhiều đến hoạt động GDKNS
+ Việc tổ chức GDKNS trong các hoạt động của tổ chức Đoàn – Đội; Hoạt động GDNGLL; Hoạt động hướng nghiệp; Hoạt động trải nghiệm sáng tạo…được tổ chức thường xuyên hơn
+ Công tác tổ chức tập huấn về GDKNS đã được Sở GD&ĐT; Phịng GD&ĐT; Huyện Đồn tổ chức thường xun hơn
2.6.2. Những điểm tồn tại
+ Phần đa KNS của học sinh chỉ ở mức trung bình và dưới trung bình + Một số bộ phận phụ huynh cịn nng chiều, chưa nghiêm khắc với con cái dẫn đến việc rất khó điều chỉnh thói hư, tận xấu, học tập những điều tốt, điều hay
+ Học sinh và phụ huynh cịn q coi trọng kiến thức văn hóa, học lệch chỉ thiên về học văn hóa khơng chú trọng rèn KNS
+ Chương trình SGK cịn nặng về kiến thức nên nghiêng nhiều về dạy kiến thức, ít chú trọng GDKNS
+ Một số GV còn chưa thực sự năng động, gương mẫu học hỏi, bồi dưỡng nên còn lúng túng về phương pháp, nội dung để đưa vào tích hợp GDKNS, một số cịn chưa chú trọng việc tích hợp GDKNS vào mơn dạy của mình.
+ BGH, CBQL cịn chưa thực sự sát sao trong cơng tác quản lý, chỉ đạo thực hiện GDKNS
+ Cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài chính để tổ chức các hoạt động GDKNS còn rất hạn hẹp.
Tiểu kết chƣơng 2
Qua việc điều tra, nghiên cứu thực trạng về việc tổ chức hoạt động GDKNS và quản lý hoạt động GDKNS ở các trường THCS huyện Hạ hòa – tỉnh Phú Thọ tác giả rút ra một số kết luận như sau:
Thực hiện theo chỉ đạo, hướng dẫn của bộ GD&ĐT; Sở GD&ĐT Phú Thọ; Phòng GD&ĐT Hạ Hòa về việc thực hiện phong trào “xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”, hoạt động GDKNS là một trong các nội dung của phong trào. Các trường THCS huyện Hạ hòa – tỉnh Phú Thọ, đã đưa hoạt động GDKNS vào trong nhà trường, đã có sự phát động, chỉ đạo các lực lượng giáo dục trong nhà trường như GV bộ môn, GV chủ nhiệm lớp, GV tổ chức hoạt động GDNGLL, tổ chức Đoàn – Đội, phối hợp hội CMHS và hội khuyến học, các cơ quan liên quan như: Hội đồng đội huyện; Hội đồng đội xã; chính quyền địa phương… tham ra GDKNS cho học sinh nhà trường, bước đầu cũng tạo được sự chuyển biến về nhận thức cho GV, HS, CMHS trong công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
Tuy nhiên, các nhà trường chưa xây dựng được kế hoạch chi tiết cụ thể cho hoạt động, cũng như chưa có những giải pháp tích cực trong việc quản lý, tổ chức, chỉ đạo hoạt động GDKNS cho học sinh.
Đội ngũ giáo viên các nhà trường chưa được tập huấn một cách bài bản nhằm nâng cao trình độ tổ chức hoạt động, chưa có quy định bắt buộc từ phía BGH nhà trường, vì vậy, mặc dù GV nhà trường đều ý thức được tầm quan trọng của hoạt động, nhưng khi được phân công nhiệm vụ, họ vẫn chưa tâm huyết, khi thực hiện cịn mang tính đối phó, vì vậy hiệu quả hoạt động GDKNS của các nhà trường chưa cao.
Một số GV, Cán bộ Đồn – Đội, cịn thiếu nhiệt tình, một số khác thì thiếu tinh thần trách nhiệm, một số nhiệt tình thì ít được tập huấn nâng cao trình độ thiếu kinh nghiệm tổ chức vì vậy gặp nhiều khó khăn trong việc tổ chức thực hiện. Sự phối kết hợp các lực lượng giáo dục trong và ngồi nhà trường cịn chưa chặt chẽ, chưa phát huy được tiềm năng của các lực lượng giáo dục.
Cơng tác quản lý cịn lỏng lẻo, chưa xây dựng được những tiêu chí kiểm tra đánh giá, chưa có kế hoạch kiểm tra đánh giá hoạt động, việc kiểm tra đánh giá chưa được thường xuyên, khen thưởng chưa kịp thời, hiệu quả quản lý hoạt động GDKNS của nhà trường chưa thực sự tốt.
Vì vậy, địi hỏi BGH, CBQL trong các nhà trường cần xây dựng các biện pháp quản lý khoa học, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, thúc đẩy sự nhận thức và hành động của đội ngũ cán bộ, giáo viên trong nhà trường nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động GDKNS nói riêng và chất lượng giáo dục toàn diện trong các nhà trường THCS huyện Hạ Hòa – tỉnh Phú Thọ nói chung.
CHƢƠNG 3
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN HẠ HÒA - TỈNH PHÚ THỌ