phù hợp với học sinh và điều kiện thực tế của nhà trường
3.2.2.1. Mục tiêu
Xây dựng kế hoạch là là một nội dung, một chức năng quan trọng nhất và là khâu đầu tiên trong công tác quản lý. Xây dựng kế hoạch mọi hoạt động phù hợp và khả thi sẽ giúp cho hiệu trưởng định hướng, lựa chọn và tiến hành được mọi hoạt động của nhà trường, xây dựng mục tiêu chiến lược và những mục tiêu cụ thể cần đạt được, dự kiến huy động các nguồn lực để thực hiện các mục tiêu và dự kiến các tình huống sẽ gặp phải trong quá trình thực hiện kế hoạch.
dung đến hình thức hoạt động, thời gian và khơng gian tổ chức hoạt động, bao gồm tất cả các lực lượng trong nhà trường và các lực lượng bên ngoài nhà trường cùng tham gia. Do đó khi hiệu trưởng xây dựng được kế hoạch hóa hoạt động GDKNS sẽ đảm bảo được tính ổn định tương đối, tính hệ thống và tính hướng đích của hoạt động, tránh được tổ chức hoạt động mang tính đối phó, hình thức, chồng chéo với các hoạt động khác trong nhà trường.
3.2.1.2. Nội dung
Ban giám hiệu, CBQL nhà trường xây dựng kế hoạch hoạt động GDKNS của nhà trường trong năm học, các tổ chức đoàn thể, bộ phận, cá nhân được phân công trong nhiệm vụ GDKNS căn cứ, bám sát vào kế hoạch năm học của nhà trường tiến hành xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết. BGH, CBQL duyệt kế hoạch của các tổ chức đoàn thể, bộ phận, cá nhân, chỉ đạo thực hiện, đôn đốc, theo dõi, kiểm tra đánh giá việc thực hiện của các tổ chức đồn thể, bộ phận, cá nhân được phân cơng nhiệm vụ.
3.2.2.3. Cách thực hiện biện pháp
Bước 1: BGH, CBQL nhà trường căn cứ vào các công văn hướng dẫn,
chỉ thị của các cấp lãnh đạo quản lý giáo dục, tình hình, điều kiện thực tế của đơn vị nhà trường và mục tiêu của cấp học, nội dung của hoạt động giáo dục kỹ năng sống, xây dựng kế hoạch dự thảo của nhà trường, phổ biến kế hoạch đến giáo viên và học sinh trong trường cùng thảo luận đóng góp ý kiến.
BGH nhà trường tiếp thu, nghiên cứu những ý kiến đóng góp điều chỉnh, xây dựng kế hoạch chính thức của nhà trường.
Bước 2: Các tổ chức đoàn thể và cá nhân giáo viên được phân công
tham gia hoạt động GDKNS căn cứ vào kế hoạch chung của nhà trường xây dựng kế hoạch theo chức năng, nhiệm vụ cụ thể được phân công.
BGH, CBQL nhà trường phê duyệt kế hoạch, chỉ đạo làm điểm những kế hoạch hay, có tính sáng tạo theo từng khối lớp, từng bộ phận, sau đó rút kinh nghiệm, thống nhất và duyệt từng kế hoạch cụ thể
Bước 3: Chỉ đạo triển khai đồng bộ việc thực hiện kế hoạch GDKNS
Trong quá trình chỉ đạo triển khai thực hiện kế hoạch GDKNS cần phải bám sát kế hoạch đã xây dựng, cần phải giám sát xem trong quá trình thực hiện, GV và học sinh có gặp những vướng mắc gì khơng để kịp thời tháo gỡ, khắc phục và bảo đảm hiệu quả của các hoạt động. Lưu ý trong quá trình thực hiện kế hoạch các tổ chức đồn thể, cá nhân giáo viên cần có sự ghi chép lại tiến trình các hoạt động để có thể điều chỉnh kế hoạch trong những năm học tiếp theo.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch. Đây là bước quan trọng
nhất nên BGH, CBQL cần phải xây dựng những tiêu trí đánh giá thích họp cho từng hoạt động, vì khâu đánh giá giúp nhà quản lý tổ chức nhìn nhận lại những kết quả đã đạt được theo kế hoạch đã đã đặt ra, đồng thời tìm ra những nguyên nhân dẫn đến thành công hoặc tồn tại hạn chế trong quá trình thực hiện kế hoạch.
Như vậy kế hoạch hóa q trình quản lý là nhiệm vụ hết sức quan trọng để quản lý tổ chức hoạt động GDKNS, việc kế hoạch hóa q trình quản lý giúp cho BGH nhà trường hoàn toàn chủ động trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch đồng thời cũng hạn chế đến mức thấp nhất những hoạt động mang tính tự phát, ảnh hưởng đến kế hoạch chung.
3.2.2.4. Điều kiện thực hiện các biện pháp
- BGH phải nắm vững được nhiệm vụ, kế hoạch trong năm học của các cấp quản lý ngành giáo dục (Bộ, Sở, Phịng).
- BGH tìm hiểu rõ về phong tục, tập qn, văn hóa của địa phương. - BGH phải nắm vững và am hiểu về KNS và hoạt động GDKNS cho học sinh THCS.
- Khi xây dựng kế hoạch BGH cần nắm rõ khả năng, năng lực về GDKNS của từng cá nhân giáo viên để có sự phân cơng nhiệm vụ cho hợp lý.