Quản lý hoạt động của tổ chức Đoàn – Đội tham gia hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường THCS huyện hạ hòa – tỉnh phú thọ (Trang 95 - 98)

giáo dục kỹ năng sống

3.2.5.1. Mục tiêu

Tổ chức Đoàn – Đội, mà nịng cốt là Đội TNTP Hồ Chí Minh trong nhà trường có vai trị to lớn trong việc tổ chức các hoạt động nhằm giáo dục đạo đức, GDKNS cho học sinh đội viên, các hoạt động của Liên đội phải có sức hút, tạo được hứng thú đối với đội viên, thông qua các hoạt động của Liên đội

sẽ tạo được ý thức trách nhiệm trong tập thể, cộng đồng, tạo điều kiện để đội viên nhà trường được trải nghiệm thực tế và rèn luyện kỹ năng sống.

3.2.5.2. Nội dung

BGH nhà trường bám sát vào hướng dẫn của hội đồng Đội các cấp chỉ đạo Liên đội xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể theo từng tuần, từng tháng, từng học kỳ và cả năm học, theo chủ đề của các đợt thi đua phải lồng ghép việc GDKNS vào tất cả các hoạt động của Liên đội. Từ đó triển khai chỉ đạo các hoạt động đến từng giáo viên, từng bộ phận và đội viên học sinh toàn trường.

3.2.5.3. Biện pháp thực hiện

Ngay từ đầu năm học Liên đội căn cứ vào hướng dẫn của Hội đồng Đội các cấp, tình hình, điều kiện thực tế của nhà trường để xây dựng kế hoạch, chương trình cơng tác Đội và phong trào thiếu niên gắn với hoạt động GDKNS theo chủ điểm của từng tháng, chủ đề của năm học.

Chỉ đạo BCH Chi đồn, giáo viên tổng phụ trách Đội tích cực trong cơng tác tự học và tự bồi dưỡng, tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn do Huyện đoàn, Trường bồi dưỡng nhà giáo và CBQL tỉnh phú thọ tổ chức về kỹ năng tổ chức các hoạt động Đội và kỹ năng giáo GDKNS cho thanh thiếu niên.

Trong các buổi sinh hoạt chào cờ đầu tuần, bên cạnh việc duy trì cơng tác tổng kết, đánh giá xếp loại thi đua theo tuần, theo tháng cần thường xuyên đổi mới, tạo sự mới mẻ cho các hoạt động dưới cờ gắn với hoạt động GDKNS như: Tổ chức các hoạt động trị chơi gắn với GDKNS; ngoại khóa, tọa đàm những vấn đề mà học sinh và xã hội đang quan tâm; xây dựng các tình huống, các tiết mục văn nghệ có tính chất GDKNS cao. BCH Chi đồn, Liên dội luôn biết lắng nghe và chia sẻ tâm tư, nguyện vọng của học sinh.

Tổ chức các hoạt động phong phú đa dạng nhân những ngày lễ lớn trong năm, bằng các hoạt động như hội thi, hội diễn, hội trại thi báo tường, thi các trò chơi dân gian, giao lưu với các đơn vị có truyền thống về hoạt độngĐội, tham quan dã ngoại, tham quan thực tế... tạo điều kiện cho đội viên được trải nghiệm thực tế, thơng qua đó hình thành tính tổ chức, tính kỷ luật, ý thức trách nhiệm với tập thể, với cộng đồng, và rèn các KNS.

Bám sát vào chủ đề của năm học để thực hiện các Chương trình cơng tác Đội và phong trào thiếu nhi, lựa chọn các các chương trình, các mơ hình hoạt động thực tiễn phù hợp với điều kiện của Liên đội và có tính giáo dục đạo đức và KNS cao như Chương trình “Tự hào truyền thống tiếp bước cha

anh” nhằm giúp đội viên thiếu niên có ý thức tơn trọng tự hào truyền thống dựng nước, giữ nước của dân tộc, của những lớp người đi trước, đạo lý uống nước nhớ nguồn, xác định được trách nhiệm học tập rèn luyện, xác định được trách nhiệm đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc qua đó biến thành những hành động việc làm cụ thể gắn với các phong trào thi đua: “Thiếu nhi

đất tổ thi đua thực hiện 5 điều bác dạy” với các việc làm cụ thể như thi đua

học tập, nhặt được của rơi trả người đánh mất; “Khăn quang thắm mãi vai

em”; “Thắp sáng ước mơ thiếu nhi đất tổ” với các việc làm cụ thể giúp đỡ

các bạn gia đình có hồn cảnh khó khăn, khun góp ủng hộ các ở các trung tâm khuyết tật…; “Đền ơn đáp nghĩa” bằng hành động chăm sóc nghĩa trang liệt sỹ, di tích lịch sử, giúp đỡ các gia đình thương binh liệt sỹ… Chương trình “Luyện rèn tri thức, Vững bước tương lai” với các phong trào thi đua nhằm tạo cho các em một khơng khí học tập, rèn luyện tích cực để giúp các em có được những tri thức khoa học, những kiến thức cơ bản để các em có thể tự tin bước vào cuộc sống sau này với các phong trào cụ thể như: “Vũng tay

bè bạn ”, “ Giúp bạn tới trường” thơng qua việc giúp đỡ các bạn có học lực

TB, yếu và các bạn có hồn cảnh khó khăn; phong trào “Học đều, học đủ, học

chăm” “Học thực chất, thi nghiêm túc”; phong trào“Xây dựng trường học

thân thiện, học sinh tích cực”.... Chương trình “Vui khỏe an toàn, học ngàn

điều hay” với các hoạt động thi đua văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao nhằm

tạo cơ hội cho các em được vui chơi, rèn luyện qua đó rèn cho các em kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hoạt động nhóm, kỹ năng thuyết trình...

Tổ chức tun truyền giáo dục pháp luật cho học sinh, giáo dục ý thức chấp hành luật giao thơng; phịng, chống ma t, tệ nạn xã hội; phổ biến nội quy nhà trường. Tổ chức cho học sinh ký cam kết thực hiện.

Xây dựng các tiêu chí đánh giá thi đua các khối, lớp, thành lập đội cờ đỏ để đôn đốc đánh giá thi đua của các Chi đội sau mỗi hoạt động từng tuần, từng tháng, từng học kỳ và cả năm học. Tổ chức rút kinh nghiệm sau mỗi hoạt động, có sự điều chỉnh và bổ sung kịp thời, khen thưởng và kỷ luật kịp thời, tạo ra được thi đua lành mạnh trong đội viên học sinh.

Thường xuyên phối hợp với các lực lượng trong nhà trường như BCH Cơng đồn, Hội khuyến học, hội CMHS, GVCN lớp và các lực lượng ngoài nhà trường như Cơng an xã, Đồn xã, chính quyền địa phương trên địa bàn tuyển sinh của nhà trường trong công tác giáo dục để tạo nên sức mạnh tổng thể trong hoạt động GDKNS cho học sinh nhà trường.

3.2.5.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Bí thư Chi đồn, giáo viên TPT Đội có chun mơn, nghiệp vụ vững vàng, sự hăng hái nhiệt tình của tuổi trẻ trong các hoạt động của Đội TNTP Hồ Chí Minh, có sự nhạy bén trong việc nắm bắt tâm tư nguyện vọng của đội viên học sinh.

BGH chỉ đạo giáo viên TPT bám sát vào kế hoạch năm học, hướng dẫn của Hội đồng Đội các cấp, điều kiện thực tế của nhà trường trong xây dựng kế hoạch hoạt động Đội.

Xây dựng được nguồn kinh phí nhất định, cần thiết để tổ chức các hoạt động phong trào.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường THCS huyện hạ hòa – tỉnh phú thọ (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)