2.3. Thực trạng hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các
2.3.1. Nhận thức của cha mẹ học sinh, học sinh và giáo viên về hoạt
trƣờng trung học cơ sở Huyện Hạ Hòa – Tỉnh Phú Thọ
2.3.1. Nhận thức của cha mẹ học sinh, học sinh và giáo viên về hoạt động giáo dục kỹ năng sống động giáo dục kỹ năng sống
Để đánh giá được thực trạng nhận thức của CMHS và HS về thực trạng GDKNS tác giả tiến hành khảo sát bằng phiếu hỏi 109 CMHS; 210 HS và 50 GV của 4 trường THCS (Yên Kỳ; Hương Xạ; Yên Luật; Vĩnh Chân) về mức độ cấp thiết trong việc tổ chức hoạt động GDKNS với ba cấp độ khác nhau: Rất cấp thiết; cấp thiết; không cấp thiết
Bảng 2.4: Nhận thức của CMHS, HS và GV về sự cấp thiết của hoạt động GDKNS
TT Đối tƣợng
khảo sát
Mức độ đánh giá
Rất cấp thiết Cấp thiết Không cấp thiết
SL % SL % SL %
1 Cha mẹ học sinh 41 37,6 63 57,8 5 4,6
2 Học sinh 63 30 127 60,5 20 9,5
3 Giáo viên 20 40 30 60 0 0
Biểu đồ 2.1: Nhận thức của CMHS, HS và GV về sự cần thiết của hoạt động GDKNS
Kết quả điều tra cho thấy 95,4% CMHS; 90,5% HS và 100% GV cho rằng hoạt động GDKNS là cần thiết và rất cần thiết. Bên cạnh việc điều tra qua phiếu hỏi tác giả cũng tiến hành trao đổi trực tiếp với một số CMHS, HS và GV thì phần đa các ý kiến đều cho rằng việc tổ chức hoạt động GDKNS cho học sinh trong các nhà trường nói chung và nhà trường THCS nói riêng là cần thiết là vì những lý do cơ bản sau:
+ Đặc điểm về tâm sinh lý, nhận thức của các em trong lứa tuổi THCS đang có những biến đổi mạnh mẽ, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay điều kiện về mơi trường sống của các em đang có những thay đổi theo từng ngày làm cho các em rất dễ bị quấn theo các tai tệ nạn xã hội như
game, truy cập vào các trang mạng đồi trụy, yêu đương, ghen tuông trước tuổi, bỏ nhà đi bụi, đánh nhau…
+ Việc trang bị cho các em những kỹ năng sống cơ bản là cần thiết để các em có thể tự bảo vệ mình, biết cách tránh, khơng để các tệ nạn xã hội lơi kéo, giúp các em có lối sống lành mạnh, việc làm đúng đắn, ứng xử với ông bà, cha mẹ, thầy cô, bè bạn chuẩn mực…