Một số vấn đề lý luận về hoạt động chuyên môn theo tiếp cận NCB Hở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động chuyên môn theo tiếp cận nghiên cứu bài học tại các trường tiểu học huyện ba chẽ, tỉnh quảng ninh (Trang 27)

trƣờng tiểu học

1.3.1. Vài trò hoạt động chuyên môn theo tiếp cận NCBH

Nâng cao năng lực cho cán bộ giáo viên về phuơng pháp quản lý chuyên môn và cách tiếp cận với phương pháp dạy học tích cực trong các mơn học.

Giáo viên chủ động hơn trong việc thiết kế giáo án dạy học và chủ động điều chỉnh thời lượng dạy học nhưng vẫn đảm bảo đúng mục tiêu của giáo dục tiểu học.

Hoạt động của tổ chuyên môn là bộ phận hữu cơ trong hoạt động chuyên môn của nhà trường. Hoạt động chuyên môn một mặt tạo điều kiện phát huy dân chủ hóa trường học, một mặt tạo điều kiện phát huy quyền làm chủ tập thể của cán bộ giáo viên, một mặt sẽ phát huy nhiều sáng kiến kinh nghiệm của từng thành viên của tổ chuyên môn trong giảng dạy nhất là về đổi mới phương pháp dạy học, làm đồ dùng dạy học, sử dụng thiết bị dạy học, thực hành thí nghiệm…. Mặt khác, sẽ phát huy tiềm năng lao động sáng tạo của cán bộ giáo viên trong giảng dạy-giáo dục và quản lý nhà trường. Đồng thời phát huy tính chủ động sáng tạo học tập của học sinh để nâng cao chất lượng giáo dục và thực hiện kế hoạch giáo dục với mục tiêu xây dựng trường theo hướng chuẩn quốc gia.

1.3.2. Mục tiêu hoạt động chun mơn theo tiếp cận NCBH

Giúp giáo viên tìm các giải pháp trong quá trình dạy học nhằm nâng cao kết quả học tập của học sinh. Người dự giờ tập trung phân tích hoạt động học của học sinh, phát hiện những khó khăn mà học sinh gặp phải. Giáo viên dạy minh họa và người dự giờ cùng nhau tìm các giải pháp nhằm nâng cao kết quả

học tập, mạnh dạn đưa ra những thay đổi, điều chỉnh nội dung, cách dạy cho phù hợp với đối tượng học sinh.

Quan tâm tới tất cả học sinh trong lớp, đặc biệt chú ý tới những học sinh cịn yếu hoặc ít tham gia vào các hoạt động học tập.

Tạo cơ hội cho giáo viên phát triển năng lực chun mơn, phát huy tính sáng tạo của mình. Thơng qua việc dạy và dự giờ minh họa mỗi giáo viên tự rút ra bài học kinh nghiệm để vận dụng trong các giờ dạy của mình.

Khơng đánh giá xếp loại giờ dạy theo các tiêu chí, quy trình đã được thống nhất, quy định.

1.3.3. Nội dung của hoạt động chuyên môn theo tiếp cận NCBH

Học tập, thảo luận về các tài liệu liên quan, văn bản hướng dẫn của cấp trên về hoạt động chuyên môn theo tiếp cận NCBH để cán bộ quản lý, giáo viên nhà trường nắm được mục tiêu và cách thức tổ chức hoạt động chuyên môn theo tiếp cận NCBH.

Thảo luận việc xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên môn theo tiếp cận NCBH để từng bước cụ thể hóa kế hoạch phù hợp với điều kiện thực tế của trường.

Xây dựng kế hoạch và chuẩn bị bài dạy; tổ chức dạy học và dự giờ; phân tích thảo luận và đánh giá bài dạy minh họa của giáo viên theo hướng đi sâu NCBH và phân tích hoạt động học tập của học sinh.

Xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá quá trình và kết quả học tập của học sinh; thảo luận và biên soạn các phiếu đánh giá học sinh theo nội dung bài học.

Thông qua NCBH, thảo luận thống nhất những nội dung cần điều chỉnh, làm cho nội dung các bài học trong sách giáo khoa, tài liệu học cập nhật, phù hợp với đặc điểm của học sinh, phù hợp với thực tiễn dạy học của nhà trường.

Trao đổi thống nhất mục đích yêu cầu từng bài dạy đối với những kiến thức nào là cơ bản cần khắc sâu cho học sinh; dùng phương pháp nào, sử dụng đồ dùng dạy học nào, cách tổ chức lớp như thế nào để giúp học sinh lĩnh hội kiến thức mới nhanh nhất, có hiệu quả nhất.

Thảo luận việc áp dụng sau hoạt động chuyên môn theo tiếp cận NCBH vào bài học hàng ngày tại các lớp học.

- Xây dựng kế hoạch và chuẩn bị bài dạy; tổ chức dạy học và dự giờ; phân tích thảo luận và đánh giá bài dạy minh họa của giáo viên theo hướng phân tích hoạt động học tập của học sinh.

- Xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá quá trình và kết quả học tập của học sinh; thảo luận và biên soạn các phiếu đánh giá học sinh; xây dưng các ma trận đề kiểm tra, đề kiểm tra: mô tả các câu hỏi và bài tập theo 4 mức độ nhận thức nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

1.3.4. Hình thức tổ chức hoạt động chuyên môn theo tiếp cận NCBH

Hoạt động chuyên môn theo tiếp cận NCBH có thể thực hiện theo các hình thức khác nhau như:

Hoạt động chuyên môn luân phiên theo cụm trường.

Hoạt động chuyên mơn cấp trường, cấp tổ chun mơn, theo nhóm mơn học, theo nhóm lớp học.

Ngồi ra, có thể tiếp cận theo hướng bao gồm hoạt động chuyên môn thường xuyên và hoạt động chuyên môn theo chủ đề, các hoạt động chuyên môn này đều nhằm tới mục tiêu chung nhất là tìm hiểu, nghiên cứu, tìm tịi các giải pháp nâng cao chất lượng nhà trường, chất lượng học tập của từng học sinh, tạo cơ hội và giúp đỡ để mọi học sinh đều được cải thiện thành tích học tập.

Thơng qua dự giờ trên lớp, thảo luận, rút kinh nghiệm về những gì học sinh học được, chưa học được mà không đánh giá giáo viên.

1.3.5. Phương pháp và kĩ thuật tổ chức hoạt động chuyên môn theo tiếp cận NCBH NCBH

* Phương pháp hoạt động chuyên môn theo tiếp cận NCBH

Phương pháp là cách thức tiến hành một cách tự giác, tuần tự nhằm đạt được kết quả phù hợp với mục đích đã định. Để tổ chức hoạt động chuyên mơn theo tiếp cận NCBH, nhà quản lý có thể sử dụng các phương pháp sau:

i) Nghiên cứu văn bản:

Hiệu trưởng Nhà trường chỉ đạo tổ chuyên môn cùng giáo viên nghiên cứu văn bản, Chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo về hoạt động chuyên môn theo tiếp cận NCBH như:

Chỉ thị số 3008/CT-BGDĐT ngày 13/8/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm học 2014-2015.

Kế hoạch số 80/KH-BGDĐT ngày 25/02/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về “tổ chức thực hiện đổi mới sinh hoạt chuyên môn trong trường phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên”.

Công văn số 4119/BGDĐT-GDTH ngày 06/8/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và công văn số 2066/SGDĐT-GDTH ngày 20/8/2014 của Sở GD&ĐT về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục tiểu học năm học 2014-2015.

Công văn số 1946/SGD&ĐT-GDCN ngày 11/8/2014 của Sở Giáo dục và Đào tạo về “tập huấn đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo kế hoạch số 80/KH- BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo”.

Cơng văn số 176/PGD&ĐT ngày 25/8/2014 của Phịng Giáo dục và Đào tạo huyện Ba Chẽ về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục tiểu học, năm học 2014-2015.

Kế hoạch của nhà trường về việc triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học. Kinh nghiệm của các trường, của tổ trưởng chuyên môn hướng dẫn giáo viên, của giáo viên về hoạt động chuyên môn và dạy học theo tiếp cận NCBH.

ii) Sinh hoạt theo phương pháp thảo luận, làm việc trên sản phẩm:

Tổ trưởng chuyên môn cùng tổ viên thực hiện trao đổi về các cách thức thực hiện để hoạt động chuyên môn theo tiếp cận NCBH đạt hiệu quả. Trong đó, bàn bạc, trao đổi những hình thức, phương pháp phù hợp và đảm bảo các tổ viên cùng tham gia thảo luận và đưa ra được ý kiến.

Nội dung thảo luận, làm việc trên sản phẩm có thể tập trung vào các vấn đề: Bàn bạc thảo luận mọi hoạt động giảng dạy giáo viên và học tập của học sinh, từ đó phát hiện những khó khăn mà các em gặp phải để có cách tháo gỡ kịp thời. (Các em học tập như thế nào, có hứng thú và đạt kết quả cao hay không? Suy nghĩ của cả tổ chuyên mơn là bằng mọi cách phải tìm ra được ngun nhân vì sao học sinh chưa tích cực tham gia vào hoạt động học và học chưa đạt kết quả như ý muốn… Trên cơ sở đó cùng đưa ra biện pháp hữu hiệu có thể chỉnh

sửa cách dạy, điều chỉnh nội dung sao cho phù hợp với từng con người riêng lẻ, rút ra kinh nghiệm cho quá trình giảng dạy).

iii) Giao nhiệm vụ cho cá nhân:

Tổ trưởng chuyên mơn có thể sử dụng phương pháp phân cơng nhiệm vụ cho mỗi giáo viên. Việc phân công nhiệm vụ cho giáo viên nhằm phát huy khả năng của từng người để mang lại hiệu quả dạy học cao nhất. Trong hoạt động chuyên môn ở trường tiểu học, tổ trưởng chuyên môn cần căn cứ vào số lượng lớp, khối lớp, mơn học phụ trách để có thể phân công kết hợp giáo viên giỏi hỗ trợ giáo viên còn hạn chế.

Lựa chọn giáo viên dạy minh họa, tổ chức GV dự giờ, đánh giá hiệu quả học tập của học sinh. Trong đó, yêu cầu với giáo viên dự giờ tập trung vào cả hai hoạt động giảng dạy của thầy và quan sát hoạt động của trò (sử dụng các phương tiện để quan sát, ghi chép, quay phim…)

Lựa chọn bài khó, bài học cần nghiên cứu từ đó đề xuất hướng giải quyết đối với từng giáo viên, từ đó mỗi giáo viên xác định nhiệm vụ của mình khi hoạt động chuyên môn theo tiếp cận NCBH.

iv) Tổ chức trao đổi mặt đối mặt

Một trong những phương pháp sử dụng đạt hiệu quả hoạt động chuyên môn theo tiếp cận NCBH là tổ chức trao đổi mặt đối mặt. Đây là phương pháp có thể khai thác hết ưu, nhược điểm về năng lực, chuyên môn của giáo viên khi tham gia giảng dạy đồng thời khai thác thuận lợi, khó khăn khi giáo viên áp dụng vào giảng dạy của bản thân.

Quá trình trao đổi mặt đối mặt cần phát huy được trí tuệ giáo viên trong tổ cùng thiết kế bài giảng khoa học, bám sát chuẩn kiến thức, kinh nghiệm của từng tổ viên, sắp xếp hợp lý các hoạt động của giáo viên và học sinh; thiết kế câu hỏi hợp lý, tập trung vào trọng tâm bài giảng, tránh nặng nề, quá tải.

v) Tổ chức thực hiện theo quy trình:

Đây là một trong những phương pháp có hiệu quả để tổ chức hoạt động chuyên môn theo tiếp cận NCBH. Tổ trưởng chuyên môn cùng tổ viên xây dựng quy trình. Việc sinh hoạt chuyên môn theo tiếp cận NCBH cần được thực hiện theo chu trình 4 bước:

Bước 1: Xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch bài học nghiên cứu Bước 2: Tiến hành bài giảng minh họa và Dự giờ.

Bước 3: Suy ngẫm,thảo luận về giờ dạy minh họa. Bước 4: Áp dụng vào thực tiễn dạy học hàng ngày.

* Kĩ thuật tổ chức hoạt động chuyên môn theo tiếp cận nghiên cứu bài học

Để đạt hiệu quả hoạt động chun mơn theo tiếp cận NCBH thì kỹ thuật tổ chức rất quan trọng. Một số kỹ thuật tổ chức hoạt động chuyên môn theo tiếp cận NCBH:

i) Chọn vị trí quan sát:

Chọn vị trí quan sát thuận lợi nhất có thể, tránh làm ảnh hưởng/làm phiền đến lớp học (nên đứng hai bên hoặc phía trước lớp học).

ii) Ghi chép khi dự giờ:

Chuẩn bị bắt đầu giờ học người dự vẽ sơ đồ chỗ ngồi học sinh.

Ghi chép, đánh dấu những biểu hiện tâm lí, thái độ, hành vi của một số học sinh mà mình quan sát được trong từng thời điểm cụ thể: Hoạt động nào? Bài tập nào? Thời điểm nào? Biểu hiện của học sinh đó như thế nào? Vì sao lại như vậy? Dự kiến biện pháp điều chỉnh. Tránh việc chỉ quan tâm ghi chép tiến trình và ghi tất cả nội dung kiến thức, lời nói của giáo viên... theo cách ghi truyền thống.

Có thể sử dụng phiếu quan sát để ghi chép nhanh các thông tin một cách ngắn gọn, cụ thể, dễ dàng đối chiếu với tổng hợp thông tin:

Nội dung hoạt động Biểu hiện của học sinh Nguyên nhân, biện pháp

* Hoạt động 1: - Tên hoạt động

- Nội dung chính của hoạt động, nhiệm vụ, câu hỏi, bài tập... * Hoạt động 2:

- Cảm xúc, thái độ, hành vi, khả năng trả lời câu hỏi...

- Bài tập, sản phẩm....

Vì ...... Nên .... Có thể là.... iii) Quan sát khi dự giờ:

Tập trung vào việc quan sát học sinh học tập là chủ yếu: Về thái độ, khả nảng thực hiện nhiệm vụ được giao, tương tác trong học tập, hứng thú khi học, hoạt động nào thu hút nhiều học sinh, những học sinh nào không/chưa tham gia vào hoạt động, giáo viên làm thế nào để cuốn hút học sinh tham gia.

Chú ý đến những học sinh tích cực và học sinh chưa tích cực.

Quan sát khi HS làm việc cá nhân/hoạt động nhóm: Thời gian để các em thực hiện nhiệm vụ, nắm được nội dung bài khơng; có bao nhiêu học sinh tham gia vào thực hiện nhiệm vụ? học sinh nào khơng tham gia thực hiện nhiệm vụ? Trường hợp đó có thể làm gì để tất cả học sinh đều tham gia một cách có ý nghĩa.

iv) Chủ trì sinh hoạt chun mơn:

Chuẩn bị bài dạy minh họa:

Trực tiếp hỗ trợ hoặc phân công người hỗ trợ ý tưởng thiết kế. Giáo viên dạy minh họa cần được luân phiên để mọi người đều được trải nghiệm chun mơn của mình.

Khuyến khích những ý tưởng sáng tạo, những thử nghiệm về điều chỉnh nội dung dạy học/ngữ liệu, áp dụng các phương pháp dạy học tích cực.

Tuyệt đối khơng để giáo viên dạy trước, luyện tập trước cho học sinh rồi dạy lại trong buổi SHCM.

Tổ chức dạy minh họa, dự giờ: Nhắc nhở giáo viên đứng ở vị trí quan sát,

khơng nói chuyện, khơng làm phiền người dạy và người học: Không ngồi cùng học sinh, không mượn sách, đồ dùng học tập của học sinh, khơng đứng che khuất tầm nhìn của học sinh.

Hướng dẫn cách ghi chép khi dự giờ.

Thảo luận sau dự giờ:

Sử dụng hình ảnh, video đã ghi lại để minh chứng cho các ý kiến một cách xác thực.

Có thể định hướng các ý kiến tập trung vào vấn đề cần quan tâm, điều chỉnh kịp thời các ý kiến mang tính chỉ trích, áp đặt, chủ quan. Khi nhắc nhở cần nhẹ nhàng, tinh tế, tạo khơng khí vui vẻ, khơng làm khơng khí trở nên trầm lắng, làm người dự ngại phát biểu.

Hình thành và xây dựng kĩ năng nghe và phản hồi mang tính xây dựng, đặt mình vào vị trí người dạy để có sự chia sẻ tích cực hơn, khơng biến người dạy thành mục tiêu để phê phán, làm ảnh hưởng không tốt đến người dạy, có thể làm nẩy sinh các ý nghĩ tiêu cực, mâu thuẫn cá nhân...

Người chủ trì khơi gợi để các giáo viên nói lên được ý kiến của mình. Do đó khơng nên nói nhiều và áp đặt ý kiến của mình cho người khác, khơng áp dặt người nghe phải chấp nhận, không nên chốt lại, nhắc lại các ý kiến vừa phát biểu gây mất thời gian, nhàm chán.

Người chủ trì cần lắng nghe tích cực, ghi chép và đặt câu hỏi nhẹ nhàng để khơi gợi các ý kiến tập trung vào vấn đề trọng tâm.

Tạo cơ hội cho tất cả giáo viên đều được phát biểu, khuyến khích giáo viên đưa ra nhiều ý kiến, kể cả ý kiến trái chiều, tránh tình trạng chỉ có ý kiến khen chê chung chung hoặc một số nói quá nhiều lấn át ý kiến người khác.

Khuyến khích giáo viên khơng chỉ nêu hiện tượng mà cần nêu rõ nguyên nhân và giải pháp khắc phục.

Cuối buổi người chủ trì khơng tổng kết, khơng chốt lại nhưng có thể tóm tắt các vấn đề cần lưu ý, các giải pháp để mỗi giáo viên phải tự suy ngẫm rút kinh nghiệm/áp dụng trong các buổi tiếp theo.

v) Quay phim, ghi hình giờ học: Người quay phim, chụp ảnh tập trung vào

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động chuyên môn theo tiếp cận nghiên cứu bài học tại các trường tiểu học huyện ba chẽ, tỉnh quảng ninh (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)