Tăng cường CSVC để nâng cao chất lượng dạy học theo tiếp cận NCBH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động chuyên môn theo tiếp cận nghiên cứu bài học tại các trường tiểu học huyện ba chẽ, tỉnh quảng ninh (Trang 104 - 109)

3.2.4.1. Mục tiêu và ý nghĩa biện pháp

- Việc quản lý chỉ đạo sử dụng trang thiết bị, cơ sở vật chất góp phần đổi mới phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục, nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn theo tiếp cận NCBH nói riêng và chăm lo xây dựng, bảo quản cơ sở vật chất nhà trường của hiệu trưởng trường TH trong giai đoạn hiện đại hoá cơ sở vật chất trường học nói chung là cơng việc quan trọng và rất cần thiết.

- Lãnh đạo các trường TH nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của thiết bị dạy học, cơ sở vật chất trong việc thực hiện tổ chức mơ hình chun mơn theo tiếp cận NCBH, từ đó có tinh thần trách nhiệm trong quản lý chỉ đạo sử dụng tốt cơ sở vật chất, có ý thức xây dựng, bảo vệ cơ sở vật chất của nhà trường.

3.2.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

- Đầu tư kinh phí cho hoạt động tổ chức họp thảo luận, nghiên cứu về thiết kế bài giảng, xây dựng tiêu chỉ thực hiện mơ hình mới, trang bị cơ sở vật chất cho cơng tác quản lí đổi mới sinh hoạt của tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học, tạo môi trường làm việc hiện đại cho cán bộ quản lí, tổ trưởng TCM và giáo viên để họ làm tốt cơng việc của mình.

- Trang bị đầy đủ thiết bị để tiến hành bài giảng theo nghiên cứu bài học và đổi mới phương pháp dạy học, chính vì vậy mà cần có hệ thống phịng học đa năng, các thiết bị dạy học phải đầy đủ và hiện đại.

* Cách thức thực hiện

Tăng cường các điều kiện và sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị dạy học theo tiếp cận NCBH cần phải thực hiện:

- Các điều kiện, CSCV phục vụ dạy học:

+ Khuôn viên trường học đảm bảo diện tích theo quy định chuẩn. + Hệ thống cảnh quan môi trường, bồn hoa, cây cảnh, cây bóng mát. + Phịng học, phịng chức năng: Xây dựng đủ mỗi lớp 1 phòng học đảm bảo diện tích, ánh sáng theo hướng chuẩn quốc gia. Đủ các phịng: Phịng hiệu trưởng, phịng hiệu phó, văn phịng nhà trường, phòng hoạt động âm nhạc, phòng y tế học đường... thoả mãn các điều kiện phục vụ hoạt động dạy học, giáo dục.

- Nâng cao nhận thức lý luận và thực tiễn về CSCV, thiết bị dạy học qua việc tổ chức nghiên cứu các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo, các tài liệu QLGD trong và ngoài nước; tham gia các lớp tập huấn chuyên đề, hội thảo, các lớp bồi dưỡng CBQL tập trung; tham quan học tập các trường có CSCV và phương pháp quản lý tốt.

- Tăng cường quản lý, khai thác và sử dụng thiết bị dạy học thông qua việc xây dựng quy định, kiểm tra việc thực hiện quy định chun mơn, kiểm tra hoạt động của phịng thư viện, phòng thiết bị.

- Quản lý, giám sát chặt chẽ các nguồn đầu tư cho việc xây dựng CSCV mua sắm trang thiết bị dạy học, việc đầu tư phải có trọng tâm, trọng điểm tránh dàn trải khơng đem lại hiệu quả thiết thực.

* Điều kiện thực hiện biện pháp

- Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên phải nhận thức đầy đủ vai trò của thiết bị, CSVC đối với việc nâng cao chất lượng dạy học

- Sở GD&ĐT huyện Ba Chẽ cần tham mưu với UBND tỉnh Quảng Ninh, các Phòng GD&ĐT huyện tham mưu với cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương để có được sự quan tâm tiếp tục đầu tư, hỗ trợ các trường TH kinh phí mua sắm trang thiết bị, CSVC thực hiện nâng cao chất lượng dạy học theo tiếp cận NCBH.

- Hiệu trưởng các trường TH phải có kế hoạch sử dụng các nguồn lực đầu tư mua sắm, bổ sung trang thiết bị, CSVC kịp thời, phù hợp với điều kiện của nhà trường.

3.2.6. Đổi mới cách thức kiểm tra, đánh giá GV và HS trong nhà trường

3.2.6.1. Mục tiêu và ý nghĩa biện pháp

Kiểm tra là một trong bốn nội dung, chức năng của người cán bộ quản lý trong công việc quản lý nhà trường. Trong nhà trường thực hiện thường xuyên công tác kiểm tra chính là nhắc nhở mọi người làm việc đúng đồng thời phát hiện những mặt tốt để phát huy, tìm ra những mặt hạn chế để khắc phục. Làm tốt công tác kiểm tra sẽ tạo nên hiệu quả đích thực.

Kiểm tra, đánh giá giáo viên và học sinh trong nhà trường là một nội dung quan trọng trong quản lý của Hiệu trưởng trường TH, nó tạo ra một nền tảng

vững chắc về trật tự kỷ cương tạo mơi trường làm việc nghiêm túc, tích cực, tự giác, tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.

Hoạt động đánh giá HS Trường TH do giáo viên tiến hành nhằm mục đích: xác định kiến thức, kỹ năng, thái độ và khả năng của từng HS để giáo viên có thể lựa chọn những phương pháp dạy học thích họp; tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu trong quá trình dạy học của mình để từ đó điều chỉnh việc tổ chức hoạt động dạy học sao cho phù hợp với HSTH.

3.2.6.2. Nội dung và cách thức thực hiện 3.2.6.2.1. Kiểm tra, đánh giá GVTH:

- Yêu cầu đi sâu vào các nội dung công việc cụ thể và năng lực sư phạm của từng giáo viên, giúp họ làm tốt công tác chun mơn, đồng thời xây được khơng khí sư phạm, thực hiện mục tiêu giáo dục một cách đồng bộ. Cơng tác kiểm tra đó là: Kiểm tra kế hoạch giảng dạy, kiểm tra kế hoạch chủ nhiệm, kế hoạch tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kế hoạch triển khai, thực hiện các hoạt động giáo dục.

- Kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn, soạn giảng của giáo viên. - Hoạt động sư phạm của giáo viên: Hiệu trưởng thường xuyên tổ chức kiểm tra công tác này. Cần phân công lãnh đạo dự giờ dạy của 100% giáo viên (mỗi giáo viên ít nhất được dự 2 tiết) để trao đổi rút kinh nghiệm giảng dạy, phương pháp sư phạm với từng giáo viên. Quản lý việc thực hiện chương trình kế hoạch giảng dạy theo đúng yêu cầu của chương trình sách giáo khoa mới. Thực hiện các yêu cầu về soạn bài, chú ý trao đổi kinh nghiệm về những bài có nhiều nội dung kiến thức mới, bài khó, bài thí nghiệm thực hành, sử dụng đồ dùng dạy học và yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy, dự giờ đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên, học tập của học sinh.

- Kết quả kiểm tra là căn cứ chủ yếu để đánh giá khen thưởng, kỉ luật, xét nâng bậc lương hàng năm, bố trí phân cơng tổ trưởng chun mơn, giáo viên hợp lý. Tổ chức thực hiện đánh giá Chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học (Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2007/QĐ-BGDĐT) cuối mỗi năm học

Phát hiện các mối liên hệ ngược về kết quả đánh giá được phản ánh từ phía giáo viên, từ đó có kế hoạch điều chỉnh các quyêt định và có kế hoạch trong quản lý việc thực hiện chương trình.

Kiểm tra, đánh giá và tìm ra nguyên nhân của thiếu sót của giáo viên, cũng như của nhà trường trong việc tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch, đề ra những biện pháp khắc phục, điều chỉnh nhằm giúp đỡ giáo viên nâng cao chuyên môn cũng như chất lượng thực hiện hoạt động chuyên môn theo tiếp cận NCBH.

3.2.6.2.2. Kiểm tra đánh giá HS: Lãnh đạo các trường TH cần hướng dẫn cho

giáo viên nắm được mục đích yêu cầu của việc đánh giá HSTH và có ý thức thực hiện đúng, đủ nội dung và phương pháp đánh giá HS theo Thông tư 30/2014/TT- BGDĐT (Thông tư 30) về quy định đánh giá học sinh tiểu học, trong đó tập trung vào các nội dung:

1. Đánh giá thường xuyên

a) Các nội dung đánh giá:

- Hoạt động học tập: đánh giá quá trình học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức, kĩ năng từng môn học và hoạt động giáo dục khác theo chương trình giáo dục phổ thơng cấp tiểu học.

- Năng lực: đánh giá sự hình thành và phát triển một số năng lực của học sinh như: Tự phục vụ, tự quản; Giao tiếp, hợp tác; Tự học và giải quyết vấn đề

- Phẩm chất: đánh giá sự hình thành và phát triển phẩm chất của học sinh như: Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia hoạt động giáo dục; Tự tin, tự trọng, tự chịu trách nhiệm; Trung thực, kỉ luật, đồn kết; u gia đình, bạn và những người khác; yêu trường, lớp, quê hương, đất nước.

b) Phương pháp đánh giá:

- Giáo viên đánh giá bằng cách quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra, nhận xét quá trình học tập, rèn luyện của học sinh; tư vấn, hướng dẫn, động viên học sinh; nhận xét định tính hoặc định lượng về kết quả học tập, rèn luyện, sự hình thành và phát triển một số năng lực, phẩm chất của học sinh tiểu học.

- Ngồi ra, GVCN cịn thu thập kết quả tự đánh giá của học sinh, các đánh giá lẫn nhau giữa nhóm học sinh, đánh giá từ cha mẹ học sinh.

2. Đánh giá định kỳ

a) Các nội dung đánh giá:

Đánh giá theo môn học (giống cuối kỳ, cuối năm như trước đây, bỏ kỳ thi giữa kỳ 1 và giữa kỳ 2): mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng theo chương trình giáo dục phổ thơng cấp tiểu học vào cuối học kì I và cuối năm học đối với các mơn học: Tiếng Việt, Tốn, Khoa học, Lịch sử và Địa lí, Ngoại ngữ, Tin học, Tiếng dân tộc.

b) Phương pháp đánh giá:

Ra đề bài kiểm tra định kỳ và cho điểm theo thang điểm 10 (mười), không cho điểm 0 (không) và điểm thập phân.

3. Tổng hợp đánh giá: Sau học kỳ 1 và sau năm học, tổng hợp đánh giá theo các tiêu chí sau:

- Q trình học tập từng mơn học: những đặc điểm nổi bật, sự tiến bộ, hạn chế, mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập theo chuẩn kiến thức, v.v., Xếp loại học sinh theo từng mơn học theo hai mức: Hồn thành hoặc Chưa hồn thành

- Mức độ hình thành và phát triển năng lực: những biểu hiện nổi bật của năng lực, sự tiến bộ, mức độ hồn thành và phát triển theo từng nhóm năng lực của học sinh, v.v. Xếp loại học sinh theo hai mức: Đạt hoặc Chưa đạt

- Mức độ hình thành và phát triển phẩm chất: những biểu hiện nổi bật của phẩm chất, sự tiến bộ, mức độ hồn thành và phát triển theo từng nhóm phẩm chất của học sinh, v.v. Xếp loại học sinh theo hai mức: Đạt và Chưa đạt

- Các thành tích khác của học sinh được khen thưởng trong học kỳ, năm học

* Cách thức thực hiện

- Ngay từ đầu năm học, Hiệu trưởng nhà trường căn cứ vào kế hoạch hoạt động TCM cả năm học của trường, kế hoạch dạy học và học tập của HS để xây dựng kế hoạch cụ thể trong công tác kiểm tra đánh giá.

- Trong kiểm tra đánh giá GV, Hiệu trưởng phải thực sự khách quan, vô tư, vì mục đích chung của nhà trường. Tránh tình trạng cá nhân chủ nghĩa trong cơng tác kiểm tra đánh giá nói chung, kiểm tra đánh giá hoạt động chuyên mơn nói riêng.

- Đánh giá HS và GV trong các hoạt động dạy và học hàng ngày, giáo viên tiến hành đánh giá HS hàng ngày trong quá trình thực hiện dạy học bao gồm: hoạt động sự tiến bộ và kết quả học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức, kĩ năng từng môn học và hoạt động giáo dục khác theo chương trình giáo dục phổ thơng cấp tiểu học.

* Điều kiện thực hiện biện pháp

- Cán bộ quản lý và giáo viên trường TH phải có nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của việc đánh giá HSTH theo Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT (Thông tư 30)

- Cán bộ, giáo viên TH phải nắm đầy đủ nội dung, phương pháp đánh giá theo Thông tư 30.

- Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật để công tác đánh giá HS đạt hiệu quả cao nhất.

- Giáo viên TH phải tâm huyết với nghề, với việc nâng cao chất lượng dạy học theo tinh thần đổi mới, theo tiếp cận NCBH.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động chuyên môn theo tiếp cận nghiên cứu bài học tại các trường tiểu học huyện ba chẽ, tỉnh quảng ninh (Trang 104 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)