GV có thể tìm hiểu, nghiên cứu; đồng thời, khuyến khích CBQL, GV nâng cao ý thức tự bồi dưỡng, năng lực tự học, tự nghiên cứu vấn đề của mỗi cá nhân.
Theo dõi sát sao tình hình diễn biến tư tưởng của CBQL, GV về hoạt động chuyên môn theo tiếp cận NCBH và quản lý hoạt động chuyên môn theo tiếp cận NCBH để có những tư vấn, điều chỉnh phù hợp, kịp thời.
* Điều kiện thực hiện
Lãnh đạo, chuyên viên Phịng GD&ĐT:
- Phải có nhận thức đúng đắn về hoạt động chuyên môn theo tiếp cận NCBH và quản lý hoạt động chuyên môn theo tiếp cận NCBH trong bối cảnh hiện nay.
- Ban hành văn bản chỉ đạo các nhà trường xây dựng kế hoạch và tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức về hoạt động chuyên môn theo tiếp cận NCBH và quản lý hoạt động chuyên môn theo tiếp cận NCBH cho 100% CBQL, GV trong nhà trường.
- Thành lập được tổ cốt cán về chuyên môn theo tiếp cận NCBH để tham gia xây dựng tài liệu, hỗ trợ những đơn vị mới triển khai.
CBQL, GV có nhu cầu được đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nhận thức về hoạt động chuyên môn theo tiếp cận NCBH và quản lý hoạt động chuyên môn theo tiếp cận NCBH.
Việc tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn:
- Bố trí vào thời gian hợp lý để CBQL, GV có thể tham gia đầy đủ.
- Có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị, kinh phí tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn.
- Chọn những người có trình độ, năng lực tốt, phù hợp làm giảng viên cho lớp bồi dưỡng, tập huấn.
Hiệu trưởng các trường cần bố trí thời gian, sắp xếp cơng việc hợp lý để tăng cường kiểm tra, giám sát nhằm nắm bắt kịp thời mức độ nhận thức của CBQL, GV.
3.2.2. Xây dựng và ban hành văn bản quản lý hoạt động chuyên môn theo tiếp cận NCBH cận NCBH
3.2.2.1. Mục tiêu và ý nghĩa biện pháp
Hoàn thiện hệ thống văn bản, quy định liên quan đến hoạt động chuyên môn theo tiếp cận NCBH.
Xây dựng và ban hành văn bản quản lý hoạt động chuyên môn theo tiếp cận NCBH nhằm giúp cho CBQL, GV các trường có cấp tiểu học thực hiện tốt hoạt động chuyên môn theo tiếp cận NCBH và quản lý hoạt động chuyên môn theo tiếp cận NCBH đúng quan điểm chỉ đạo, tạo mặt bằng chung giữa các trường.
Giúp cho CBQL các trường có cái nhìn tổng thể, chỉ đạo một cách toàn diện và hệ thống. Trên cơ sở đó góp phần nâng cao nhận thức, hình thành kĩ năng tổ chức chuyên môn và sáng tạo trong quản lý hoạt động chuyên môn theo tiếp cận NCBH.
3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
Sau khi xác định rõ quan điểm, mục tiêu quản lý hoạt động chuyên môn theo tiếp cận NCBH, căn cứ vào thực tiễn của các trường tiểu học trong huyện, Phòng GD&ĐT xây dựng và ban hành các văn bản quản lý hoạt động chuyên môn theo tiếp cận NCBH phù hợp với đặc điểm giáo dục của huyện ở từng thời điểm.
Các nhà trường căn cứ vào các văn bản chỉ đạo của cấp trên, để xây dựng văn bản, quy định về mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp, cách kiểm tra đánh giá hoạt động chuyên môn theo tiếp cận NCBH cho phù hợp với đặc điểm của nhà trường.
* Cách thức thực hiện - Đối với Phòng GD&ĐT:
Lãnh đạo, chuyên viên Phòng GD&ĐT căn cứ vào các văn bản chỉ đạo của Sở GD&ĐT, Ủy ban nhân dân huyện; đồng thời nghiên cứu nắm vững đặc điểm tình hình tại các trường tiểu học trong huyện để xây dựng và ban hành các văn bản quản lý hoạt động chuyên môn theo tiếp cận NCBH.
Các văn bản về quản lý hoạt động chuyên môn theo tiếp cận NCBH được ban hành phải tập trung vào giải quyết khó khăn, vướng mắc cho các đơn vị; đồng thời định hướng cách thức quản lý để CBQL các trường phát huy tính chủ
động, sáng tạo trong quá trình quản lý hoạt động chuyên môn theo tiếp cận NCBH.
Việc ban hành văn bản cần thực hiện đúng quy trình, rà sốt nội dung các văn bản đã ban hành trước đó để tránh ban hành văn bản chồng chéo, trùng lặp gây khó khăn cho việc quản lý hoạt động chun mơn theo tiếp cận NCBH của các trường.
- Đối với các trường tiểu học:
Để xây dựng văn bản quản lý hoạt động chuyên môn theo tiếp cận NCBH, lãnh đạo các trường TH cần căn cứ vào:
+ Căn cứ vào chỉ thị 3004/CT-BGDDT ngày 15/8/2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm học 2013-2014.
+ Luật giáo dục đã đưa: Quy định về chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học được ban hành kèm theo Thông tư số 14/2011/TT-BGDĐT Ngày 08 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã qui định trong điều 6 tiêu chuẩn 3 nêu rất rõ về trách nhiệm, nhiệm vụ và quyền hạn của người hiệu trưởng trong đó quản lý TCM trong nhà trường
+ Điều lệ trường tiểu học năm 2010: Theo điều lệ trường TH ban hành kèm theo Quyết định số: 41/2010/QĐ-BGD&ĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
+ Các văn bản khác: Quy định về tiêu chuẩn trường chuẩn Quốc gia, tiêu chuẩn về đánh giá chất lượng giáo dục
Hoạt động chuyên môn và quản lý hoạt động chuyên môn của Hiệu trưởng đã được Luật giáo dục quy định, ngồi ra cịn được quy định về tiêu chuẩn trường chuẩn Quốc gia, tiêu chuẩn về đánh giá chất lượng giáo dục được quy định về ban hành kèm theo Quyết định số: 04 /2008/QĐ-BGDĐT ngày 04 tháng 02 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tại điều 4, tiêu chuẩn 1 về tổ chức và quản lý nhà trường.
+ Bộ GD – ĐT Ban hành Quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học. Số: 05/2007/QĐ-BGDĐT
+ Căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị và kết quả đạt được trong năm học 2013- 2014.
Trên cơ sở đó, Hiệu trường xây dựng các văn bản quản lý hoạt động chuyên môn theo tiếp cận NCBH phù hợp điều kiện của trường mình về cách thức thực hiện, phân công lực lượng đảm nhiệm bao gồm Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, TTCM, và GV.
* Điều kiện thực hiện
Để việc ban hành văn bản đạt kết quả tốt, lãnh đạo Phòng GD&ĐT và hiệu trưởng các trường tiểu học cần có nhận thức đầy đủ và hiểu biết về việc quản lý hoạt động chuyên môn theo tiếp cận NCBH; bám sát và nắm chắc quan điểm chỉ đạo của cấp trên; đồng thời chỉ đạo, giám sát chặt chẽ quy trình, cách thức ban hành văn bản.