Tầm quan trọng của xây dựng văn hóa ở trường THPT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý xây dựng văn hoá nhà trường ở trường trung học phổ thông vĩnh chân, huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ (Trang 29 - 34)

1.3. Văn hóa nhà trƣờng ở trƣờng THPT

1.3.3. Tầm quan trọng của xây dựng văn hóa ở trường THPT

1.3.3.1. Vai trị của văn hóa nhà trường

VHNT có tác động đến mọi khía cạnh sư phạm của giáo viên, là yếu tố lan tỏa khắp nhà trường và khó xác định. Freiberg (1998) mơ tả VHNT “…như khơng khí mà chúng ta thở. Khơng ai nhận ra nó cho đến khi nó bị ơ nhiễm”. (www.academia.edu)

- VHNT có thể tác động tích cực hoặc cản trở đến sự vận hành của nhà trường: Khi nhà trường có VH tích cực mang tính chun mơn cao thì ở đó sẽ có sự phát triển đội ngũ có ý nghĩa, cải cách chương trình thành cơng và sử dụng số liệu về học sinh một cách có hiệu quả. Ở những trường học như thế, giáo viên và học sinh đều trưởng thành. VHNT có tương quan với thái độ của giáo viên đối với cơng việc của mình.

Sự chia sẻ thông tin về học sinh hàng ngày sẽ làm cho giáo viên nắm chắc hơn về hành vi và kết quả học tập của học sinh. Sự chú ý của giáo viên sẽ tạo cho học sinh cảm giác mình thuộc về nhà trường (là thành viên của nhà trường) và từ đó chúng cố gắng cải thiện hành vi và kết quả học tập của chúng. Do đó Saphier đi đến kết luận là tập trung xây dựng VH của đội ngũ giáo viên trong nhà trường sẽ có tác động lớn đến việc cải thiện VH của học sinh (www.academia.edu)

VHNT có tác dụng tạo ra động lực làm việc cho các thành viên. Động lực được tạo nên bởi nhiều yếu tố. VHNT giúp các thành viên thấy rõ mục tiêu, định hướng và bản chất cơng việc mình làm.

VH là nền tảng tinh thần cho sự sáng tạo, điều vô cùng quan trọng đối với hoạt động sư phạm mà đối tượng là tri thức và con người.

- VHNT với chất lượng đào tạo và thương hiệu nhà trường:

VHNT ảnh hưởng nhiều chiều tới chất lượng và hiệu quả của quá trình giáo dục trong nhà trường theo hướng phát triển con người toàn diện. VH ảnh hưởng lớn đến cách suy nghĩ, cảm nhận và hành động của mỗi thành viên trong NT, do đó có thể nâng cao hoặc cản trở động cơ, kết quả dạy, học.

VH có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt đối với xây dựng thương hiệu nhà trường, bởi lẽ, tính VH là một tính chất đặc thù của NT, hơn bất kỳ một tổ chức nào.

VHNT tích cực sẽ tạo cho người dạy, người học có cảm giác tự hào vì được là thành viên của tổ chức NT, muốn được cống hiên, được làm việc vì những mục tiêu cao cả của NT.

VHNT có tác dụng hỗ trợ, điều phối và kiểm soát hành vi của các thành viên bằng các chuẩn mực, thủ tục, quy trình, quy tắc và bằng dư luận, truyền thống do những thế hệ thành viên trong tổ chức NT đi trước xây dựng lên.

thần, giúp các nhà QLTH và đội ngũ CB, GV, NV hợp tác, phát huy trí lực để có quyết định và sự lựa chọn đúng đắn.

VHNT giúp các thành viên tổ chức thống nhất về cách nhận thức vấn đề, cách đánh giá, lựa chọn, định hướng và hành động… Nó tựa như chất keo gắn kết các thành viên lại thành một khối, tạo ra những dư luận tích cực, hạn chế những biểu hiện tiêu cực trái với quy tắc, chuẩn mực thông thường của tổ chức. Nó hạn chế những nguy cơ mâu thuẫn và xung đột và khi xung đột là khơng thể tránh khỏi thì VHNT tạo ra hành lang đạo lý phù hợp để góp phần khắc phục, giải quyết xung đột trên nguyên tắc không để phá vỡ tính chỉnh thể của tổ chức NT.

Từ các yếu tố trên, từ sự gắn kết, sự tạo động lực, sự điều phối kiểm soát và hạn chế những nguy cơ làm giảm sức mạnh của tổ chức thì VHTC đã làm tăng hiệu quả các hoạt động trong NT, từ đó mà từng bước tạo nên những phẩm chất đặc trưng khác biệt cho tổ chức trường học. Đó là cơ sở nâng cao uy tín, “thương hiệu” của NT, tạo đà cho các bước phát triển tốt hơn.

1.3.3.2. Ảnh hưởng của văn hóa nhà trường tới q trình giáo dục bên trong và bên ngoài nhà trường

* Ảnh hưởng của văn hóa nhà trường đến hiệu trưởng và cán bộ quản lý nhà trường: Cần lưu ý rằng, trong nhà trường, người hiệu trưởng vừa là người quản lý (manager), vừa là người lãnh đạo (leader). Điều đó có nghĩa là người hiệu trưởng

phải đảm nhận đồng thời hai chức năng: lãnh đạo và quản lý. Theo quan điểm của Pam Robbins và Harvey B. Alvy, quản lý và lãnh đạo luôn luôn song hành với nhau, nó tích hợp trong một nhà quản lý và theo J. P. Khongtter (1990), thật vơ ích khi bàn về ban quản lý mà không bàn về ban lãnh đạo. “Người hiệu trưởng có vai trị quyết định, chi phối sự phát triển VHNT”.

Hiệu trưởng xây dựng VHNT tuy nhiên trong mối liên hệ ngược VHNT giúp hiệu trưởng trước hết phải là người lãnh đạo gương mẫu.

Hiệu trưởng hình thành VH thông qua hàng trăm các hoạt động tương tác hàng ngày với giáo viên, nhân viên, phụ huynh, học sinh và cộng đồng.

Biểu hiện của hiệu trưởng đối với những biến động trong và ngoài nhà trường trở nên linh hoạt và tích cực.

Hiệu trưởng luôn chú ý đến nhu cầu của các thành viên trong NT rèn luyện kỹ năng biết lắng nghe và thấu hiểu, ni dưỡng bầu khơng khí tâm lý cởi mở, tin cậy, đồn kết và tơn trọng lẫn nhau trong NT.

Xác lập cơ chế đánh giá, thi đua khen thưởng cơng bằng hợp lí. Phong cách lãnh đạo dân chủ, tăng cường đối thoại; phân công công việc phù hợp, phân định trách nhiệm rõ ràng.

Ngồi ra VHNT cịn ảnh hưởng đến đội ngũ quản lý là trưởng các tổ chức đoàn thể, các tổ trưởng tổ bộ môn. Đây là đội ngũ thực hiện sự phân cấp QL của Hiệu trưởng nhà trường. Đối với đội ngũ QL này thì VHNT tạo nên một môi trường thuận lợi để họ trực tiếp QL và thực hiện các quyết định của Hiệu trưởng. VHNT cũng quy định các chuẩn mực đạo đức mà người CBQL cần thực hiện, chính vì thế VHNT sẽ là khung tiêu chuẩn để đánh giá hoạt động QL của CBQL.

*. Ảnh hưởng của văn hóa nhà trường đến cán bộ và giáo viên

Đối với đội ngũ CBGV nhà trường, VHNT thúc đẩy sự sáng tạo cá nhân, tạo nên tình thương yêu chân thành giữa các thành viên và đảm bảo cho sự hợp tác vì mục tiêu chung. GV là người trực tiếp tham gia hoạt động dạy, học. Và hơn ai hết, chính nhân cách của GV sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới nhân cách học trị. Vì vậy, chúng ta rất cần những GV ngồi kiến thức chun mơn, phải có tác phong sư phạm, có phải hiểu biết rộng về cuộc sống, có kiến thức sâu sắc về VHXH.

*. Ảnh hưởng của văn hóa nhà trường đến học sinh

Với HS, VH tạo nên giá trị đạo đức và có vai trị điều chỉnh hành vi. Khi được đào tạo trong một môi trường VH và thấm nhuần hệ giá trị VH, người học khơng những hình thành được những hành vi chuẩn mực mà quan trọng hơn là ẩn chứa trong tiềm thức các em là niềm tin nội tâm sâu sắc vào những điều tốt đẹp, từ đó, các em sẽ hướng tới cuộc sống với chân, thiện, mỹ. Đồng thời, VHNT còn giúp các em về khả năng thích nghi với xã hội và có thái độ đúng đắn với nghề nghiệp sau này. Một người có VH thì trong người đó ln hội tụ đầy đủ những giá trị đạo đức căn bản, đó là cảm thơng, chia sẻ, thương u, đó là đức tính khiêm tốn, lễ độ, sống có trách nhiệm với bản thân và xã hội... Như thế, khi các em đi vào cuộc sống, gặp những tình huống xã hội phát sinh, những tình huống mà các em chưa có kinh

nghiệm ứng phó, chưa từng trải qua nhưng nhờ vận dụng năng lực VH để điều tiết hành vi một cách hài hịa, các em có thể tự điều chỉnh mình phù hợp với hồn cảnh, ứng xử hợp lẽ, hợp với lòng người và cuộc sống xung quanh.

* Ảnh hưởng của văn hóa nhnà trường đến mối quan hệ bên trong và ngoài nhà trường

Các mối quan hệ bên trong và bên ngoài là một đặc thù của VHNT, cũng như các mối quan hệ này VHNT sẽ phát triển.

Mối quan hệ bên trong nhà trường giữa giáo viên với giáo viên, trong mơi

trường VH tích cực sẽ khuyến khích sự hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau. GV cảm thấy thoải mái và dễ dàng thảo luận, chia sẻ về những vấn đề khó khăn trong cơng việc, tích cực trao đổi phương pháp và kỹ năng giảng dạy cũng như cuộc sống. VHNT sẽ tạo ra bầu khơng khí đồn kết, thẳng thắn, cởi mở, tin cậy, tôn trọng lẫn nhau tạo động lực để GV quan tâm cải tiến nâng cao chất lượng giảng dạy. Mối quan hệ giữa GV và HS trong nhà trường có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả đào tạo của nhà trường. Trong mơi trường tích cực sẽ tạo ra một bầu khơng khí học tập tích cực, HS cảm thấy thoải mái, vui vẻ với nhau trong môi trường thân thiện, đoàn kết, ham học hỏi, trau dồi kỹ năng nghề nghiệp; tạo cảm hứng cho giáo viên và khơng khí tốt đẹp trong nhà trường. Mối quan hệ GV- HS là mối quan hệ tương tác, khuyến khích. GV tơn trọng HS, tận tình, trung thực, có sự cảm thơng và giúp đỡ sẽ có sự khuyến khích tích cực với HS để các em đạt kết quả tốt trong học tập, rèn luyện. Ngược lại nếu mối quan hệ tiêu cực sẽ tạo ra sự áp đặt, thiếu công bằng, không tôn trọng lẫn nhau, thụ động trong các hoạt động sẽ ảnh hưởng xấu đến kết quả giáo dục và đào tạo.

Mối quan hệ bên ngoài nhà trường: là sự kết hợp chặt chẽ giữa NT - XH về

mục đích, nội dung, hình thức hoạt động. Nội dung xây dựng VHNT của nhà QL cần xây dựng mối quan hệ giữa NT với các lực lượng xã hội bên ngoài NT. Cơ chế chính sách quản lí hợp lí, đồng bộ, cùng với sự ủng hộ, chia sẻ, giúp đỡ của các lực lượng xã hội đối với giáo dục và công tác xây dựng VHNT. Các lực lượng được kết hợp tốt sẽ kịp thời phát hiện các vấn đề nảy sinh để giải quyết vấn đề một cách hiệu quả tạo ra môi trường giáo dục ở khắp nơi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý xây dựng văn hoá nhà trường ở trường trung học phổ thông vĩnh chân, huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ (Trang 29 - 34)