Tổ chức xây dựng môi trường thuận lợi cho hoạt động xây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý xây dựng văn hoá nhà trường ở trường trung học phổ thông vĩnh chân, huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ (Trang 84 - 85)

VHNT đạt kết quả tối ưu

3.2.3.1. Mục đích

- Đảm bảo cho các hoạt động xây dựng VHNT được diễn ra một cách đồng bộ, thống nhất. Tạo điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất cũng như môi trường nhằm phát huy tối đa sức mạnh nội lực của NT trong xây dựng VH.

- Tranh thủ sự ủng hộ của các liên đới bên ngoài NT cùng tham gia vào quá trình xây dựng VH.

- Tạo nên một cơ chế chính sách hợp lý thống nhất trong một môi trường NT dân chủ, thân thiện để các thành viên tích cực đóng góp cho hoạt động xây dựng VH.

3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện * Nội dung

Xây dựng một môi trường thuận lợi cho hoạt động xây dựng VHNT đạt kết quả tối ưu tức là đảm bảo điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị kỹ thuật, đồng thời xây dựng một cơ chế chính sách hợp lý, xây dựng các mối quan hệ bên trong và bên ngồi nhà trường trong q trình quản lý xây dựng VHNT.

* Cách thức thực hiện

Một là: xây dựng kế hoạch sử dụng ngân sách NT và kế hoạch huy động

nguồn vốn từ nhân dân địa phương, các tổ chức đóng góp. Kế hoạch này phải được nằm trong kế hoạch tài chính của NT và được xây dựng ngay từ đầu năm học. Kế hoạch phải đảm bảo chi tiết, cụ thể hóa từng nội dung để cho việc sử dụng khơng lãng phí. CBQL phải xác định việc phân bổ nguồn kinh phí cần tập trung cho trang bị, tu sửa CSVC, các cơng trình vệ sinh, trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy, tu sửa

phòng truyền thống, lớp học, thư viện, phịng chức năng. Bố trí hợp lý khơng gian chung của NT, trang trí thêm những cơng cụ cần thiết để tăng cường tính thẩm mĩ trong NT. Đầu tư cho việc thiết kế logo, khẩu hiệu, các biểu ngữ băng zon nhân các dịp lễ lớn. Xây dựng kinh phí cho các cuộc thi, các đợt khen thưởng và thi đua.

Hai là, kết hợp với chính quyền địa phương, các ban ngành đồn thể, các

tổ chức xã hội trong công tác tuyên truyền, ủng hộ các hoạt động xây dựng VHNT. Truyền tải đến các lực lượng bên ngoài NT về tầm quan trọng của xây dựng VHNT. Đồng thời, huy động nguồn vốn đầu tư về tài chính từ chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội, các lực lượng cựu HS, các doanh nghiệp… Tuy nhiên trong quá trình triển khai hoạt động cần phải đảm bảo yếu tố giáo dục, tính minh bạch. Những nguồn tài chính được ủng hộ phải được QL, sử dụng hợp lý và được công khai trước tập thể.

Ba là, xây dựng một cơ chế chính sách thi đua khen thưởng nhằm đảm bảo

cơng nhận những đóng góp của các cá nhân và tổ chức trong hoạt động xây dựng VHNT. Chính điều này sẽ tạo nên động lực cho các thành viên nỗ lực hơn nữa trong quá trình hoạt động của mình. Tiến hành thống kê những đóng góp của các cá nhân và đồn thể trong năm học thơng qua và tổ chức khen thưởng, ghi nhận.

Bốn là, giao lưu với các nhà trường THPT khác trong công tác xây dựng VHNT để học hỏi kinh nghiệm đồng thời tăng cường mối quan hệ.

3.2.3.3. Điều kiện thực hiện

CBQL phải có kế hoạch sử dụng ngân sách, kinh phí của nhà trường.

Mối quan hệ hợp tác của NT với các lực lượng bên ngoài phải được củng cố thường xuyên. CBQL phải chủ động xây dựng, tạo lập các mối quan hệ thân thiện, tin cậy giữa NT với nhân dân, cộng đồng, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và các nhà trường khác.

Sự thống nhất, đoàn kết của toàn bộ CB, GV, NV và HS trong nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý xây dựng văn hoá nhà trường ở trường trung học phổ thông vĩnh chân, huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)