Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên và học sinh về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý xây dựng văn hoá nhà trường ở trường trung học phổ thông vĩnh chân, huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ (Trang 80 - 81)

trọng của cơng tác xây dựng văn hố nhà trường

3.2.1.1. Mục đích

- Làm cho CBQL, GV, HS thấy rõ vai trò ý nghĩa tốt đẹp, tầm quan trọng của công tác xây dựng VHNT, trên cơ sở đó mỗi thành viên, mỗi bộ phận xác định rõ ý thức trách nhiệm, chủ động, tự giác, tích cực tham gia cơng tác này; tạo sự nhất trí cao và phối hợp đồng bộ giữa các tổ chức, các lực lượng đối với công tác xây dựng VHNT.

- VHNT phải được xây dựng trên nền tảng của sự thống nhất, đoàn kết cao giữa các thành viên. Mỗi thành viên phải ý thức được rằng cá nhân là một thành tố tạo nên giá trị VHNT. Xây dựng VHNT chính là xây dựng nên những chuẩn mực đạo đức trong đó bao gồm yếu tố về niềm tin, nhu cầu và đạo đức của cá nhân cũng như tập thể để hình thành nên một nét giá trị VH đặc trưng của NT. Từ đó mỗi cá nhân sẽ tự giác, thường xuyên thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng VHNT.

3.2.1.2. Nội dung

- Tổ chức các cuộc tuyên truyền, phổ biến về nội dung, vai trò ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác xây dựng VHNT trong CB, GV và HS; đến cha mẹ HS.

- Đưa nội dung công tác xây dựng VHNT vào kế hoạch hoạt động của NT, của các tổ chun mơn, giáo viên chủ nhiệm, Đồn TNCSHCM, các lớp học sinh và là một tiêu chí trong xếp loại thi đua các tập thể, cá nhân của NT.

- Để làm thay đổi được nhận thức cũng như tăng cường tính trách nhiệm của các thành viên thì cần phải thực hiện thường xuyên công tác tuyên truyền, bồi dưỡng nhận thức, Tổ chức các lớp tập huấn về nội dung, phương pháp, kỹ năng xây

dựng VHNT, gắn trách nhiệm qua phân công công việc rõ ràng trong quá trình tham gia vào cơng tác xây dựng VHNT.

3.2.1.3. Cách thức thực hiện

Một là, định kỳ hàng năm tổ chức ít nhất một lần hội nghị, hội thảo về vấn

đề xây dựng VHNT (thường là vào đầu năm học); tổ chức được ít nhất 2 lớp tập huấn về nội dung, phương pháp, kỹ năng xây dựng VHNT; tổ chức ít nhất 2 lần sơ, tổng kết về công tác này. Lực lượng chủ trì tổ chức, triển khai là lãnh đạo nhà trường hoặc trưởng các bộ phận như Chủ tịch cơng đồn, tổ trưởng, tổ chủ nhiệm, Bí thư hoặc Phó bí thư Đồn TNCS Hồ Chí Minh; có thể mời chuyên gia tham gia hội nghị, hội thảo chuyên đề hoặc tập huấn.

Hai là, hàng tháng vào giờ chào cờ tuần đầu, tiết sinh hoạt lớp tuần cuối

tháng có nội dung nêu gương người tốt việc tốt trong xây dựng VHNT; đồng thời phê bình nhắc nhở các biểu hiện thiếu VH, vi phạm các nội quy, quy chế, quy định, các chuẩn mực mà NT.

Ba là, mỗi năm một lần (vào cuối năm học) xem xét đánh giá thi đua về công

tác xây dựng VHNT, xây dựng phương hướng nhiệm vụ cho năm học sau.

Bốn là, khi họp Ban đại diện cha mẹ học sinh, phổ biến nội dung xây dựng

VHNT để cha mẹ học sinh nắm được, trên cơ sở đó phối hợp cùng NT góp sức trong công tác xây dựng VHNT.

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện

- Phải hiểu rõ tầm quan trọng của cơng tác tun truyền nâng cao nhận thức. Có nhận thức tốt thì mới thực hiện tích cực, đạt kết quả cao.

- Phải có sự quan tâm chỉ đạo thống nhất, thường xuyên, nề nếp của Ban Chi ủy, lãnh đạo nhà trường và điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, kinh phí.

- Phải có lực lượng nịng cốt am hiểu, nhiệt tình trách nhiệm và có kỹ năng, phương pháp, có đầy đủ tài liệu và phương tiện để phục vụ công tác tuyên truyền.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý xây dựng văn hoá nhà trường ở trường trung học phổ thông vĩnh chân, huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ (Trang 80 - 81)