Mức độ biểu hiện của các hành vi vi phạm chuẩn mực và nộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý xây dựng văn hoá nhà trường ở trường trung học phổ thông vĩnh chân, huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ (Trang 53 - 56)

2.2. Thực trạng văn hoá trƣờng THPT Vĩnh Chân, Hạ Hòa, Phú Thọ

2.2.3. Mức độ biểu hiện của các hành vi vi phạm chuẩn mực và nộ

nhà trường của học sinh

Để thấy được mức độ biểu hiện của các hành vi vi phạm chuẩn mực và nội quy nhà trường ở học sinh, chúng tôi tiến hành khảo sát 300 học sinh của trường vào cuối năm học 2016 - 2017. Kết quả thu được thể hiện ở bảng 2.6 dưới đây:

Bảng 2.6. Mức độ biểu hiện của các hành vi vi phạm chuẩn mực và nội quy Nhà trường

STT Các hành vi

Mức độ

Thường

xuyên Đôi khi Chưa bao giờ

SL % SL % SL %

1 Đi học muộn khơng có lý do 0 0,0 84 28% 216 72,0 2 Bỏ tiết, bỏ buổi học, không tham gia

hoạt động tập thể 0 0,0 22 7,3 278 92,7

3 Bị đình chỉ học (tiết, buổi học) 0 1,6 6 2,0 294 98,0

4 Mất trật tự trong lớp 21 7,0 49 16,3 230 76,7

5 Không làm bài tập GV giao về nhà 36 12,0 158 52,7 106 35,3 6 Gian lận trong kiểm tra, thi 0 0,0 35 11,7 265 88,3

7 Nói tục, chửi bậy 5 1,7 37 12,3 258 86,0

8 Thiếu lễ độ với GV 0 0,0 2 0,7 298 99,3

9 Ăn mặc không phù hợp bị GV nhắc nhở 3 1,0 16 5,3 281 93,7 10 Sử dụng Internet, chơi game, xem phim

ảnh có nội dung xấu 17 5,7 43 14,3 240 80,0

11 Uống rượu bia say khi đến trường 0 0,0 1 0,3 299 99,7

12 Hút thuốc lá hàng ngày 6 2,0 24 8,0 270 90,0

13 Đi xe đạp dàn hàng ngang, lạng lách

cản trở giao thông 12 4,0 58 19,3 230 76,7

14 Phá tài sản công và gây ô nhiễm môi trường 0 0,0 7 2,3 293 97,7

15 Gây gổ, đánh nhau 0 0,0 8 2,7 292 97,3

16 Đã từng sử dụng ma túy 0 0,0 0 0,0 300 100,0

Nhận xét bảng 2.6: Bảng 2.6 cho thấy:

Các biểu hiện vi phạm chiếm tỷ lệ cao ở cả hai mức độ thường xuyên và đôi khi gồm: “không làm bài tập về nhà” (64,7%); “đi học muộn không lý do” (chiếm 28,0%); “mất trật tự trong lớp” (chiếm 23,3%); “đi xe đạp dàn hàng ngang, lạng lách cản trở giao thông” (chiếm 23,3%); “sử dụng Internet, chơi game, xem phim ảnh có nội dung xấu” (20,0%).

Các biểu hiện vi phạm ở cả hai mức độ thường xuyên và đôi khi chiếm tỷ lệ thấp là: “uống rượu bia say” (0,3%); “thiếu lễ độ với giáo viên” (0,7%); “phá tài sản công và gây ô nhiễm môi trường” (2,3%); “gây gổ, đánh nhau” (2,7); “bị đình chỉ học” (3,6%);

Khơng có hiện tượng xảy ra đó là “đã từng sử dụng ma túy”;

Một số biểu hiện học sinh tự đánh giá có mức độ thường xuyên vi phạm chiếm tỷ lệ cao hơn các biểu hiện khác như: “không làm bài tập về nhà” (12,0%); “mất trật tự trong lớp” (chiếm 12,5%); “Sử dụng Internet, chơi game, xem phim ảnh có nội dung xấu” (chiếm 5,7%). Các biểu hiện có mức độ thường xuyên vi phạm khác chiếm tỷ lệ ít khơng đáng kể.

Qua kết quả trên cho thấy, tỷ lệ HS có một số biểu hiện hành vi vi phạm nội quy NT, các chuẩn mực xã hội có tính thường xun ở mức độ chấp nhận được. Nổi cộm lên là hiện tượng học sinh không làm bài tập về nhà ở mức độ thường xuyên, điều này chứng tỏ có một bộ phận khơng nhỏ học sinh ý thức học tập kém, lười học, GV chưa kiểm soát tốt nề nếp làm bài tập về nhà của học sinh. Hiện tượng thiếu văn hóa văn minh (nói tục chửi bậy, sử dụng internet xem phim ảnh xấu, uống rượu bia say, hút thuốc lá, ăn mặc không phù hợp), cũng cần phải có những chấn chỉnh. Điều đó cho thấy “phần nổi” của tảng băng VHNT ở trường THPT Vĩnh Chân còn một số “vấn đề” cần được nghiên cứu, xem xét, quan tâm. Cần đánh giá chính xác tình hình thực trạng, phân tích ngun nhân chủ quan khách quan; đề xuất được giải pháp phù hợp hữu hiệu.

Nguyên nhân dẫn đến các hành vi vi phạm của học sinh trường THPT Vĩnh Chân

Theo kết quả điều tra thì chúng ta có thể khẳng định được những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng vi phạm của học sinh nhà trường như sau:

Bảng 2.7. Nguyên nhân dẫn đến các hành vi vi phạm của học sinh

Nội dung Học sinh (n = 200)

SL %

1. Do sự quản lí khơng chặt chẽ từ nhà trường. 56 28,0% 2. Do sự quản lý khơng chặt chẽ của gia đình. 124 62,0% 3. Do các tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường, sự

bùng nổ của khoa học công nghệ và truyền thông 147 73,5%

4. Do đua đòi, giao du với bạn xấu. 36 18,0%

5. Do việc xử lý vi phạm của nhà trường chưa hợp lý,

chưa nghiêm. 43 21,5%

Kết quả bảng 2.7 cho thấy: nguyên nhân thuộc về sự tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường, sự bùng nổ của khoa học công nghệ và truyền thơng chiếm vị trí thứ nhất (147/200 ý kiến chiếm 73,5%). Tiếp đến là nguyên nhân thuộc về sự quản lý khơng chặt chẽ của gia đình (124/200 ý kiến chiếm 62,0%). Nguyên nhân thuộc về sự quản lý không chặt chẽ từ nhà trường cũng chiếm 28,0%. Từ đó chúng ta có thể thấy rằng những nguyên nhân thuộc về khách quan có tác động rất lớn đến mức độ vi phạm hành vi đạo đức của học sinh nhà trường. Đặc điểm của học sinh trường THPT Vĩnh Chân đa phần là thuần nông, cơ bản chăm ngoan. Tuy nhiên một số các em chưa làm chủ được bản thân, dễ bị mơi trường tác động, dễ ảnh hưởng thói hư tật xấu từ bạn bè, xã hội, cộng với việc khơng quan tâm đúng mức của gia đình nên dẫn đến các vi phạm. Phân tích được tình trạng này sẽ giúp CBQL nhà trường tìm được biện pháp để khắc phục những nguyên nhân vi phạm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý xây dựng văn hoá nhà trường ở trường trung học phổ thông vĩnh chân, huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)