1.4. Các nội dung cơ bản của quản lý xây dựng văn hóa nhà trƣờng
1.4.5. Tổ chức xây dựng các nghi thức và lễ kỷ niệm
Lễ kỷ niệm tạo bầu khơng khí vui vẻ, cơng nhận thành tích và chia sẻ các giá trị. Việc tiến hành lễ kỷ niệm có ý nghĩa quang trọng bởi “nó thể hiện cái gì đang được đánh giá trong NT và nó giúp NT có một nền văn hóa tốt hơn” (Rick DuFour, Fall).
Xây dựng các nghi thức của NT vừa đảm bảo các quy định, hướng dẫn của cấp trên, của cơ quan chức năng, vừa phù hợp với đặc điểm NT mình.
Xây dựng các nghi thức về những vấn đề liên quan đến hình thức của NTvề kiến trúc, trang trí, bài trí ở khn viên cũng như trong các lớp học, phòng làm việc. Xây dựng nghi thức về vấn đề liên quan đến tổ chức các hoạt động như chào cờ, hội họp, lễ kỷ niệm, tuyên dương khen thưởng…
Xây dựng nghi thức về những vấn đề liên quan đến hành vi, kỹ năng giao tiếp (cử chỉ, lời nói…) của cán bộ giáo viên, học sinh trong nội bộ trường cũng như trong hoạt động giao tiếp bên ngoài NT.
Xây dựng nghi thức về những vấn đề liên quan đến cách thức thể hiện và sử dụng biểu tượng quốc gia (quốc huy, quốc kỳ, quốc ca) hoặc biểu tượng của nhà trường (biển trường, khẩu hiệu, trang phục, đồng phục…).
Xây dựng nghi thức về những vấn đề có liên quan đến cơng tác lễ tân, hay đón, tiếp khách.
Mục tiêu của hoạt động “ xây dựng các nghi lễ và lễ kỷ niệm trong nhà trường” vừa phải có tính giáo dục cao vừa phải tạo khơng khí vui vẻ và hào hứng cho các thành viên tham gia. Muốn vậy người Hiệu trưởng phải:
- Phân công các thành viên trong nhà trường cùng tham gia thực hiện để phát huy sức mạnh tập thể, phân công công việc phù hợp, khoa học.
- Phân bổ nguồn tài chính, cơ sở vật chất, thời gian hợp lý phù hợp với các hoạt động trong NT.
- Có văn bản hướng dẫn các bộ phận thực hiện các nghi lễ theo đúng yêu cầu về nghi thức đồng thời tạo được bầu khơng khí vui vẻ hào hứng trong q trình thực hiện các nghi lễ và lễ kỷ niệm. Phát huy được tính giáo dục của ngày lễ.
- Ban chỉ đạo chịu trách nhiệm chính về việc giám sát các nghi lễ truyền