Biểu đồ tính cấp thiết của các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý xây dựng văn hoá nhà trường ở trường trung học phổ thông vĩnh chân, huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ (Trang 96 - 98)

Qua kết quả tổng hợp cho thấy:

Đa số CBQL, GV, NV đều đánh giá các biện pháp ở mức độ rất cấp thiết và cấp thiết.

Các giải pháp được đánh giá cao ở mức độ rất cấp thiết đó là: biện pháp tổ chức xây dựng nhà trường xanh - sạch - đẹp, khang trang, có mơi trường cảnh quan sư phạm văn hóa, thân thiện (2,92 điểm); biện pháp tổ chức xây dựng môi trường thuận lợi cho hoạt động xây dựng VHNT đạt kết quả tối ưu (2,88 điểm); biện pháp xây dựng kế hoạch và triển khai tổ chức thực hiện kế hoạch hàng năm về xây dựng VHNT (2.85); biện pháp nâng cao nhận thức cho CB, GV và HS về tầm quan trọng của công tác xây dựng VHNT (2,83 điểm)

Các giải pháp có điểm bình qn thấp nhất là: Tổ chức phong trào thi đua xây dựng nếp sống văn minh, thanh lịch của học sinh trường THPT Vĩnh Chân, Hạ Hịa, Phú Thọ (2,21 điểm), có tới 5 ý kiến cho rằng khơng cần thiết. Có thể do quan niệm việc tổ chức các phong trào thi đua về nếp sống văn minh, thanh lịch sẽ mất thời gian, hiệu quả không rõ rệt. biện pháp tăng cường phối kết hợp với chính quyền địa phương và gia đình trong quản lý xây dựng văn hóa nhà trường (2,42 điểm). Có thể cịn có một bộ phận cho rằng việc đóng góp của gia đình và địa phương vào công tác xây dựng VHNT mang lại hiệu quả không cao.

Từ thực tế trên, lãnh đạo nhà trường cần có cái nhìn tổng thể về các biện pháp để có được sự chỉ đạo đúng đắn nhất, mang lại hiệu quả thiết thực trong hoạt động xây dựng VHNT trường THPT Vĩnh Chân.

3.3.2. Tính khả thi

Bảng 3.2. Bảng kết quả đánh giá về tính khả thi của các biện pháp xây dựng văn hóa nhà trường ở trường THPT Vĩnh Chân

TT Các biện pháp

Mức độ khả thi

ĐBQ

Rất khả

thi Khả thi khả thi Không

SL 3 SL 2 SL 1

1

Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên và học sinh về tầm quan trọng của công tác xây dựng văn hoá nhà trường.

34 102 14 28 0 2.71

2

Xây dựng kế hoạch và triển khai tổ chức thực hiện kế hoạch hàng năm về xây dựng văn hóa nhà trường.

42 126 6 12 0 2.88

3

Tổ chức xây dựng môi trường thuận lợi cho hoạt động xây dựng VHNT đạt kết quả tối ưu.

40 96 8 32 0 2.83

4

Tổ chức xây dựng nhà trường xanh - sạch - đẹp, khang trang, có mơi trường cảnh quan sư phạm văn hóa, thân thiện.

41 126 6 12 0 2.85

5

Tổ chức phong trào thi đua xây dựng nếp sống văn minh, thanh lịch của học sinh trường THPT Vĩnh Chân, Hạ Hòa, Phú Thọ.

21 63 27 54 0 0 2.44

6

Nâng cao vai trị của Đồn thanh niên, coi đó là lực lượng nòng cốt trong các hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường đối với học sinh.

38 114 10 20 0 2.79

7

Chỉ đạo phối kết hợp với chính quyền địa phương và gia đình trong quản lý xây dựng văn hóa nhà trường

28 84 20 40 0 2.58

8 Thành lập bộ phận chức năng quản lý

xây dựng hồ sơ văn hóa nhà trường. 35 117 10 16 3 2.60 9 Chỉ đạo giám sát, điều chỉnh trong

Kết quả từ bảng số liệu về tính khả thi của những biện pháp xây dựng VHNT cho thấy:

Đa số CB, GV, NV nhà trường đều thấy tính khả thi của các biện pháp. Trong đó những giải pháp có tính khả thi cao đó là: Xây dựng kế hoạch và triển khai tổ chức thực hiện kế hoạch hàng năm về xây dựng VHNT (2,88 điểm); Biện pháp tổ chức xây dựng nhà trường xanh - sạch - đẹp, khang trang, có mơi trường cảnh quan sư phạm VH, thân thiện (2,85 điểm); tổ chức xây dựng môi trường thuận lợi cho hoạt động xây dựng VHNT đạt kết quả tối ưu (2,83 điểm); biện pháp nâng cao vai trị của Đồn thanh niên, coi đó là lực lượng nịng cốt trong các hoạt động xây dựng VHNT đối với học sinh (2,79 điểm).

Có hai giải pháp có tính khả thi thấp mà GV, NV nhà trường cịn băng khoăn đó là biện pháp: tổ chức phong trào thi đua xây dựng nếp sống văn minh, thanh lịch của học sinh trường THPT Vĩnh Chân, Hạ Hịa, Phú Thọ (2,44 điểm). Vì cho rằng việc tổ chức các phong thi đua sẽ gặp khó khăn về thời gian, vật chất cũng như tính hiệu quả trong q trình thực hiện; biện pháp tăng cường phối kết hợp với chính quyền địa phương và gia đình trong quản lý xây dựng văn hóa nhà trường (2,58 điểm). Vì lí do đặc điểm địa phương, trường THPT Vĩnh Chân đóng trên địa bàn miền núi, điều kiện kinh tế gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí cịn thấp ảnh hưởng lớn tới cơng tác phối hợp giáo dục.

Như vậy, kết quả cho thấy tuy tính cần thiết và khả thi khác nhau nhưng tất cả các biện pháp đều được CB, GV, NV đánh giá là cần thiết và khả thi ở mức độ cao và khá cao. Điều này cho thấy tính thực tiễn và tác dụng tốt của các biện pháp nếu được áp dung. CBQL nhà trường cần căn cứ và ưu nhược điểm của từng biện pháp để có cách triển khai phù hợp, linh hoạt đạt hiệu quả cao nhất trong công tác xây dựng VHNT.

2.2 2.3 2.4 2.5 2.6 2.7 2.8 2.9 BP1 BP2 BP3 BP4 BP5 BP6 BP7 BP8 BP9

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý xây dựng văn hoá nhà trường ở trường trung học phổ thông vĩnh chân, huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ (Trang 96 - 98)