Tổ chức phong trào thi đua xây dựng nếp sống văn minh, thanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý xây dựng văn hoá nhà trường ở trường trung học phổ thông vĩnh chân, huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ (Trang 87)

của học sinh trường THPT Vĩnh Chân, Hạ Hòa, Phú Thọ

3.2.5.1. Mục đích

- Hình thành, tạo dựng nếp sống, phong cách VH văn minh cho HS trong việc học tập, giao tiếp, trang phục, đi lại…

- Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực của xã hội tác động đến NT, đến HS, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, lối sống.

- Xây dựng “phong cách học sinh trường THPT Vĩnh Chân”.

3.2.5.2. Nội dung

- Phát động trong toàn thể HS thi đua học tập với động cơ thái độ học tập đúng đắn, tích cực: thực hiện nghiêm nội quy giờ học, tích cực cộng tác với GV, xây dựng bài học-thể hiện vai trò chủ thể của hoạt động học, chủ động đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng học tập; học tồn diện các mơn học.

- Không học lệch, học tủ; phấn đấu làm hết bài tập ở lớp cũng như nhiệm vụ thầy cô cho về nhà; nghiêm túc trong làm bài kiểm tra, bài thi (khơng quay cóp gian lận, nhìn bài của bạn, nhờ bạn làm hộ…; có thái độ bài trừ, đấu tranh với các biểu

hiện tiêu cực trong học tập, thi cử, đi học muộn, bỏ tiết, bỏ buổi học; phấn đấu đạt điểm cao các bài kiểm tra, bài thi theo chương trình mơn học cũng như trong các kỳ thi học sinh giỏi, thi THPT quốc gia.

- Xây dựng và ban hành tiêu chuẩn học sinh trường THPT Vĩnh Chân với các nội dung về ngơn ngữ, hành vi giao tiếp có VH; trang phục đầu tóc văn minh phù hợp với học sinh THPT, đặc biệt là nề nếp mặc đồng phục; việc chấp hành luật lệ giao thông khi tham gia giao thơng; tinh thần đồn kết thân ái; ý thức tham gia xây dựng tập thể lớp vững mạnh; ý thức bảo vệ của công; tinh thần tham gia các hoạt động từ thiện nhân đạo, tham gia các phong trào do NT, Đồn thanh niên phát động, khơng mắc các tệ nạn xã hội như cờ bạc, rượu chè, hút thuốc lá, sử dụng ma túy, không xem phim ảnh, chơi game có nội dung xấu; khơng đánh cãi chửi nhau. Phát động phong trào “Nhà trường không rác”

3.2.5.3. Cách thức thực hiện

Một là, lãnh đạo NT giao Đoàn thanh niên chủ trì phối hợp với đội ngũ

GVCN lớp xây dựng dự thảo tiêu chuẩn học sinh thanh lịch trường THPT Vĩnh Chân, dự thảo chương trình thi đua học tập với động cơ thái độ học tập đúng đắn tích cực.

Hai là, tổ chức lấy ý kiến tham gia vào dự thảo của CB, GV và HS (lấy ý

kiến học sinh với hình thức tổ chức cho các lớp thảo luận), bổ sung chỉnh sửa hoàn chỉnh văn bản và trình hiệu trưởng phê duyệt trở thành tiêu chuẩn, chương trình chính thức.

Ba là, Đồn thanh niên tổ chức phát động thi đua trong toàn trường; tổ chức

cho các lớp đăng ký, cam kết thi đua. Phối hợp với lực lượng GVCN lớp, GV giảng dạy các bộ mơn theo dõi giám sát và có đánh giá chính xác kịp thời kết quả thi đua sau mỗi học kỳ.

Bốn là, tổ chức các sinh hoạt văn nghệ nhân các ngày lễ lớn, ngày truyền

thống có chủ đề về biểu dương các hành vi văn hóa văn minh; đồng thời phê phán các thói hư tật xấu, biểu hiện tiêu cực, tệ nạn xã hội.

Năm là, thành lập các câu lạc bộ thể theo, câu lạc bộ võ cổ truyền (nếu có

điều kiện). Tổ chức các hoạt động thể thao vui chơi lành mạnh tạo khơng khí phấn khởi trong học sinh và giao lưu học hỏi với các trường bạn.

3.2.5.4. Điều kiện thực hiện

- GV phải đổi mới phương pháp, hình thức dạy học để phát huy tính tích cực học tập, thi đua của HS.

- Đoàn thanh niên phải đổi mới hình thức phát động, cách thức tổ chức thi đua theo hướng đa dạng, phong phú có sức lơi cuốn HS tích cực tham gia. Cần xây dựng chuẩn đánh giá, tiêu chí đánh giá cụ thể sát với các nội dung, thiết lập thang điểm phù hợp. Sau mỗi đợt thi đua cần thông báo rộng rãi kết quả của từng khối lớp trên phương tiện thông tin loa đài của NT và gửi văn bản đến các khối lớp để kích thích học sinh. Việc đánh giá thi đua phải đảm bảo kịp thời, cơng bằng, chính xác.

- HS phải nhận thức rõ về trách nhiệm của cá nhân, ý nghĩa của việc thi đua, trên cơ sở đó tự giác, tích cực, có nhu cầu, hứng thú tham gia phong trào thi đua.

- Lãnh đạo nhà trường phải quan tâm tạo điều kiện thuận lợi về phương tiện, kinh phí phục vụ cho việc tổ chức các cuộc thi, khen thưởng các tập thể, cá nhân đạt kết quả tốt, tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao, giao lưu với trường bạn…

3.2.6. Nâng cao vai trò của Đồn thanh niên, coi đó là lực lượng nịng cốt trong các hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường đối với học sinh

3.2.6.1. Mục đích

- Thơng qua các hoạt động của Đoàn nhằm giáo dục cho học sinh có động cơ, thái độ học tập đúng đắn, tích cực; giáo dục lý tưởng, lẽ sống, nhân cách, phong cách VH lành mạnh, HS rèn luyện trải nghiệm các hoạt động thực tiễn; bồi dưỡng tinh thần đoàn kết, thân ái, tình cảm tốt đẹp giữa các HS với nhau, tình yêu quê hương đất nước.

- Đưa đoàn thanh niên tham gia vào nhiều hoạt động xây dựng VHNT, thực sự là cánh tay đắc lực của cấp ủy, lãnh đạo nhà trường và là lực lượng nòng cốt triển khai các chủ trương, biện pháp xây dựng VHNT đến GV và HS.

3.2.6.2. Nội dung

- Xây dựng, phát động phong trào thi đua dạy tốt học tốt.

- Tổ chức các cuộc tuyên truyền giáo dục truyền thống cách mạng tốt đẹp của Đảng, của Đoàn, của NT.

- Tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao, các câu lạc bộ, các trị chơi vui tươi, lành mạnh, bổ ích thu hút đồn viên học sinh tham gia, thơng qua đó lồng ghép giáo dục nếp sống văn minh, hành vi văn hóa.

2.6.6.3. Cách thức thực hiện

Một là, Ban chấp hành Đoàn thanh niên bám sát vào kế hoạch phát triển giáo

dục, xây dựng VHNT để xây dựng chương trình hoạt động của từng năm học cho phù hợp, phục vụ đắc lực cho việc thực hiện kế hoạch của NT.

Hai là, tùy theo từng nội dung để tổ chức các hoạt động với quy mô lớn, nhỏ

khác nhau gắn vào dịp kỷ niệm những ngày lễ lớn, ngày truyền thống của Đảng, của trường, của Đoàn, của dân tộc.

Ba là, đa dạng hóa các hình thức tổ chức: quan tâm đến tổ chức các hoạt

động trải nghiệm thực tế, thăm quan các di tích lịch sử VH, danh lam thắng cảnh, tổ chức các hoạt động giao lưu văn nghệ, thể thao với trường bạn, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, hái hoa dân chủ, hội thảo, xemina, thi văn nghệ, thi đấu thể thao, thi học sinh thanh lịch duyên dáng…

2.6.6.4. Điều kiện thực hiện

- Ban chấp hành đoàn trường, các chi đồn phải vững mạnh, phải có những đồn viên ưu tú có nhiệt huyết, có năng lực tổ chức phong trào, có kiến thức rộng trên nhiều lĩnh vực.

- Ban chấp hành đoàn trường, các chi đoàn phải thường xuyên bám sát các phong trào đã phát động, triển khai; thường xun theo dõi, đơn đốc các chi đồn, đồn viên tích cực tham gia, động viên khuyến khích kịp thời. Phải quan tâm nắm bắt những tâm tư, nguyện vọng, xu hướng và sở thích của đồn viên thanh niên, trên cơ sở đó đề ra các phong trào, các hoạt động sát hợp thu hút đoàn viên thanh niên hưởng ứng tích cực tham gia với tinh thần chủ động, hứng thú.

- Các đoàn viên thanh niên phải ý thức rõ trách nhiệm và phải tích cực hoạt động, tích cực tham gia các hoạt động tập thể.

- Chi bộ phải thường xuyên chăm lo xây dựng tổ chức Đoàn vững mạnh, lãnh đạo nhà trường tạo điều kiện thuận lợi cho Đoàn thanh niên tổ chức các hoạt động.

3.2.7. Chỉ đạo phối kết hợp với chính quyền địa phương và gia đình trong quản lý xây dựng văn hóa nhà trường quản lý xây dựng văn hóa nhà trường

3.2.7.1. Mục đích

- Huy động các lực lượng, các nguồn lực ngoài NT cùng với NT thực hiện công tác xây dựng VHNT.

- Tạo lập mơi trường giáo dục rộng lớn, đồng bộ góp phần làm cho kết quả đạt được vững chắc, thực hiện nguyên lý quan tâm đến sự nghiệp giáo dục là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, của cả hệ thống chính trị.

3.2.7.2. Nội dung

- Thống nhất kế hoạch phối hợp (nội dung, biện pháp, cơ chế, trách nhiệm) giữa NT với các tổ chức ngoài NT, các ban ngành, đoàn thể huyện, Ban đại diện cha mẹ học sinh, các gia đình phụ huynh, các doanh nghiệp…

- Trên cơ sở kế hoạch đã thống nhất, NT và các lực lượng ngoài NT chủ động thực hiện cơng việc mà lực lượng, tổ chức mình phụ trách, thơng tin kịp thời tình hình kết quả thực hiện cho các bên liên quan.

- Tổ chức sơ kết đánh giá tình hình kết quả phối hợp thực hiện trong từng học kỳ, cả năm học; trên cơ sở rút kinh nghiệm về thực hiện nhiệm vụ thời gian qua để thống nhất việc phối hợp trong thời gian tiếp theo được tốt hơn.

3.2.7.3. Cách thức thực hiện

Một là, NT chủ trì, mời các lực lượng ngồi NT liên quan đến họp bàn nội

dung, biện pháp, cơ chế phối hợp, trách nhiệm của từng lực lượng.

Hai là, trên cơ sở họp bàn, NT xây dựng kế hoạch phối hợp, chuyển đến các

lực lượng tổ chức liên quan ký và ban hành văn bản kế hoạch liên tịch.

Ba là, cuối mỗi học kỳ và năm học nhà trường chủ trì tổ chức hội nghị mời

các bên liên quan dự để thơng báo tình hình, kết quả xây dựng VHNT trong thời gian qua; tình hình, kết quả cơng tác phối hợp và thống nhất việc phối hợp trong thời gian tiếp theo.

Bốn là, định kỳ mỗi học kỳ một lần tổ chức sơ tổng kết và thông báo kết quả

học tập rèn luyện của HS cho gia đình được biết. Trong năm học, nếu phát hiện những dấu hiệu bất thường của HS về sức khỏe, kết quả học tập giảm sút bất thường, tâm lý bất ổn định…thì GVCN ngồi việc tìm hiểu từ bản thân HS hoặc HS trong lớp, cần tìm hiểu ngun nhân từ phía gia đình, các lực lượng xã hội khác có liên quan; tăng cường mối liên hệ giữa NT với gia đình. Các cơ quan, tổ chức liên quan khi phát hiện các vi phạm nghiêm trọng hành vi VH, vi phạm pháp luật (chưa đến mức phải xử lý hình sự) cần thông tin ngay cho nhà trường để giáo dục các em.

3.2.7.4. Điều kiện thực hiện

- NT có mối quan hệ tốt với các tổ chức, lực lượng ngoài nhà trường.

- Tranh thủ được sự ủng hộ của cấp ủy, chính quyền địa phương nơi trường đóng. - Có đủ nguồn lực, điều kiện cần thiết cho việc thực hiện kế hoạch, quy chế phối hợp.

3.2.8. Thành lập bộ phận chức năng quản lý xây dựng hồ sơ văn hóa nhà trường nhà trường

3.2.8.1. Mục đích biện pháp

- Kịp thời phát hiện những mặt tốt để động viên, phát huy; phát hiện những mặt còn hạn chế, lệch lạc để uốn nắn, sửa chữa, từ đó có những điều chỉnh phù hợp.

- Là bộ phận đầu mối khái quát được lịch sử hình thành và phát triển văn hóa nhà trường trong quá trình xây dựng VHNT.

- Đánh giá ưu, nhược điểm khi thực hiện nhiệm vụ của các thành viên trong nhà trường đối với công tác xây dựng VHNT.

3.2.8.2. Nội dung biện pháp

Lựa chọn cá nhân hoặc tổ chức phù hợp, giao nhiệm vụ quản lý xây dựng hồ sơ VHNT. Bộ phận này phải thực hiện các nhiệm vụ:

- Kiểm tra tình hình hoạt động của các thành viên.

- Kiểm tra chất lượng hoạt động của tập thể sư phạm, đội ngũ lãnh đạo chủ chốt. - Kiểm tra chất lượng giáo dục của mỗi thành viên đối với công tác xây dựng VHNT, trong đó CBQL, GV phải thực sự là gương mẫu tiên phong.

- Ghi chép và lưu trữ các thông tin xây dựng VHNT. Những thay đổi cụ thể cần được giải thích rõ để các thế hệ sau nắm vững và có sự thực hiện cũng như điều chỉnh cho phù hợp.

3.2.8.3. Cách thức thực hiện

Một là, lãnh đạo NT có kế hoạch kiểm tra thường xuyên và định kỳ việc nghi chép hồ sơ VH của NT để có các biện pháp điều chỉnh kịp thời.

Hai là, yêu cầu các tổ, Cơng đồn, Đoàn trường, chi đoàn GV báo cáo về

tình hình xây dựng VHNT, giáo dục, rèn luyện của CB, GV, NV và HS bằng văn bản và gửi về cho ban phụ trách theo định kỳ nhằm giúp BGH kịp thời nắm bắt tình hình trong tồn trường về cơng tác giáo dục và xây dựng VHNT.

Ba là, GV phối hợp với các khối lớp cung cấp thơng tin về tình hình của HS

cho lãnh đạo nhà trường.

Bốn là, nhà trường tổ chức tổng kết rút kinh nghiệm trong công tác xây dựng

VHNT đối với các thành viên trong nhà trường theo học kỳ và đề ra phương hướng cho học kỳ tới.

Năm là, tổ chức sơ kết hoạt động xây dựng VHNT của các thành viên trong

trường. Khi tổ chức họp cần mời đại diện lãnh đạo trường cùng dự họp để tranh thủ các ý kiến chỉ đạo.

3.2.8.4. Điều kiện thực hiện

- Lãnh đạo nhà trường, đặc biệt là Hiệu trưởng cần có tầm nhìn chiến lược, phải có lịng nhiệt tình.

- Phải có chế độ kiểm tra phù hợp với tình hình nhiệm vụ với phương châm đi tận nơi, xem tận chỗ.

- Kiểm tra phải theo nguyên tắc tôn trọng người được kiểm tra.

- Nhà trường phân bổ nguồn tài chính phù hợp với hoạt động xây dựng hồ sơ VHNT

3.2.9. Chỉ đạo giám sát, điều chỉnh trong quản lý xây dựng văn hóa nhà trường

3.2.9.1. Mục đích của biện pháp

- Kịp thời phát hiện những mặt tốt để động viên, phát huy; phát hiện những mặt còn hạn chế, lệch lạc để uốn nắn, sửa chữa, từ đó có những điều chỉnh phù hợp.

- Nắm được cản trở trong quá trình xây dựng VHNT.

- Đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của các thành viên trong nhà trường đối với công tác xây dựng VHNT.

3.2.9.2. Nội dung biện pháp

- Kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ của các thành viên trong nhà trường. - Kiểm tra chất lượng hoạt động của tập thể sư phạm nhà trường.

- Kiểm tra chất lượng tự giáo dục của mỗi thành viên đối với công tác xây dựng VHNT, trong đó CBQL, GV phải thực sự là những tấm gương trong các hoạt động đặc biệt là giáo dục phong cách, đạo đức cho HS noi theo.

3.2.9.3. Cách thức thực hiện

khác nhau để có những thơng tin về tình hình HS, tình hình CB, GV, NV, tình hình tổ chức xây dựng VH tới lãnh đạo NT.

- Tổ chức họp đột suất nếu cần đề đưa ra những điều chỉnh phù hợp trong quá trình xây dựng VHNT

- Tổ chúc sơ, tổng kết, rút kinh nghiệm trong công tác xây dựng VHNT đối với các thành viên trong nhà trường theo học kỳ và đề ra phương hướng cho kỳ tới.

3.2.9.4. Điều kiện thực hiện

- Lãnh đạo nhà trường, đặc biệt là Hiệu trưởng cần có tầm nhìn chiến lược, phải có lịng nhiệt tình.

- Phải có chế độ kiểm tra phù hợp với tình hình nhiệm vụ với phương châm đi tận nơi, xem tận chỗ.

- Kiểm tra phải theo nguyên tắc tôn trọng người được kiểm tra.

3.3. Khảo sát mức độ cấp thiết và tính khả thi của những biện pháp xây dựng văn hóa nhà trƣờng ở trƣờng THPT Vĩnh Chân dựng văn hóa nhà trƣờng ở trƣờng THPT Vĩnh Chân

Để có cơ sở khoa học cho việc kiểm chứng mức độ cấp thiết và tính khả thi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý xây dựng văn hoá nhà trường ở trường trung học phổ thông vĩnh chân, huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ (Trang 87)