Tổ chức xây dựng các chuẩn mực văn hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý xây dựng văn hoá nhà trường ở trường trung học phổ thông vĩnh chân, huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ (Trang 35)

1.4. Các nội dung cơ bản của quản lý xây dựng văn hóa nhà trƣờng

1.4.3. Tổ chức xây dựng các chuẩn mực văn hóa

Chuẩn mực là các qui định viết thành văn bản để chỉ dẫn chúng ta hành động như thế nào và làm như thế nào (theo Joan Richardson). Đó là các nguyên tắc chỉ đạo sự tương tác giữa các thành viên với nhau, cách thức làm việc, ra quyết định, giao tiếp hay chậm chí cả cách ăn mặc.

VHNT có trong mọi hoạt động của NT, hình thành nên văn hóa ứng xử, văn hóa giao tiếp, văn hóa dạy, văn hóa học, văn hóa ăn mặc, văn hóa lãnh đạo, văn hóa quản lý…. nên xây dựng chuẩn mực VH cần được đảm bảo tính phổ quát, thực tế. Tránh tình trạng các chuẩn mực được xây dựng không bán sát mục tiêu giáo dục của NT, xa rời thực tế... hoặc không làm nổi bật được các giá trị mà NT hướng tới.

Viết và soạn thảo các chuẩn mực không làm cho các thành viên trong NT nhớ được hay tuân thủ. Các chuẩn mực muốn được tuân thủ cần thực hiện các giải pháp: Công bố và treo trên tường trong phòng họp, các thành viên thường xuyên tự đánh giá việc thực hiện các chuẩn mực... Bên cạnh đó cần xây dựng các chế tài khi các thành viên vi phạm chuẩn mực.

1.4.4. Tổ chức xây dựng mơi trường văn hóa trong nhà trường

Có những định nghĩa khác nhau về mơi trường VH, nhưng nhìn chung, mơi trường VH bao gồm các điều kiện vật chất và tinh thần chứa đựng hệ thống các giá trị của hoạt động con người, tạo nên niềm tin, giá trị về thái độ của con người tham gia vào hoạt động và ảnh hưởng đến quá trình phát triển của con người.

Mơi trường VH chính là sự vận động của các quan hệ của con người trong các quá trình sáng tạo, tái tạo, đánh giá, lưu trữ và hưởng thụ các sản phẩm vật chất và tinh thần của mình, là tổng hịa các giá trị VH vật chất và VH tinh thần tác động đến con người và cộng đồng trong một không gian và thời gian xác định.

Môi trƣờng tự nhiên là: các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ

dạy và học. Môi trường tự nhiên phục vụ cho hoạt động giáo dục, bao gồm:

- Phòng học, phòng thể chất, phòng chức năng, phòng học bộ môn đạt chuẩn và đáp ứng được yêu cầu về dạy và học.

- Khung cảnh sư phạm văn minh phù hợp với yêu cầu giáo dục. - Mơi trường khơng khí trong lành và có độ ồn thấp.

Môi trƣờng xã hội: trong NT, môi trường xã hội được thể hiện qua các qui

tắc giao tiếp, ứng xử giữa các thành viên trong NT (HS - HS, GV - GV, GV - HS, giáo viên - phụ huynh...)

Vì vậy, xây dựng mơi trường văn hóa thực chất là xây dựng và phát huy tác dụng của từng hệ thống trong cấu trúc tổng thể của nó. Trong đó:

- Thành tố thứ hai là hệ thống những quan hệ văn hóa

- Thành tố thứ ba là hệ thống những hình thái hoạt động văn hóa và cảnh quan văn hóa.

- Thành tố thứ tư là hệ thống những thiết chế văn hóa.

Với ý nghĩa là tổng hịa các thành tố trên đây, mơi trường văn hóa có vai trị cực kỳ quan trọng đối q trình giáo dục. Bởi vì, văn hóa trở thành nhân tố thúc đẩy con người tự hoàn thiện nhân cách, kế thừa truyền thống nhà trường xây dựng và không ngừng phát triển văn hóa nhà trường.

1.4.5. Tổ chức xây dựng các nghi thức và lễ kỷ niệm

Lễ kỷ niệm tạo bầu khơng khí vui vẻ, cơng nhận thành tích và chia sẻ các giá trị. Việc tiến hành lễ kỷ niệm có ý nghĩa quang trọng bởi “nó thể hiện cái gì đang được đánh giá trong NT và nó giúp NT có một nền văn hóa tốt hơn” (Rick DuFour, Fall).

Xây dựng các nghi thức của NT vừa đảm bảo các quy định, hướng dẫn của cấp trên, của cơ quan chức năng, vừa phù hợp với đặc điểm NT mình.

Xây dựng các nghi thức về những vấn đề liên quan đến hình thức của NTvề kiến trúc, trang trí, bài trí ở khn viên cũng như trong các lớp học, phòng làm việc. Xây dựng nghi thức về vấn đề liên quan đến tổ chức các hoạt động như chào cờ, hội họp, lễ kỷ niệm, tuyên dương khen thưởng…

Xây dựng nghi thức về những vấn đề liên quan đến hành vi, kỹ năng giao tiếp (cử chỉ, lời nói…) của cán bộ giáo viên, học sinh trong nội bộ trường cũng như trong hoạt động giao tiếp bên ngoài NT.

Xây dựng nghi thức về những vấn đề liên quan đến cách thức thể hiện và sử dụng biểu tượng quốc gia (quốc huy, quốc kỳ, quốc ca) hoặc biểu tượng của nhà trường (biển trường, khẩu hiệu, trang phục, đồng phục…).

Xây dựng nghi thức về những vấn đề có liên quan đến cơng tác lễ tân, hay đón, tiếp khách.

Mục tiêu của hoạt động “ xây dựng các nghi lễ và lễ kỷ niệm trong nhà trường” vừa phải có tính giáo dục cao vừa phải tạo khơng khí vui vẻ và hào hứng cho các thành viên tham gia. Muốn vậy người Hiệu trưởng phải:

- Phân công các thành viên trong nhà trường cùng tham gia thực hiện để phát huy sức mạnh tập thể, phân công công việc phù hợp, khoa học.

- Phân bổ nguồn tài chính, cơ sở vật chất, thời gian hợp lý phù hợp với các hoạt động trong NT.

- Có văn bản hướng dẫn các bộ phận thực hiện các nghi lễ theo đúng yêu cầu về nghi thức đồng thời tạo được bầu khơng khí vui vẻ hào hứng trong q trình thực hiện các nghi lễ và lễ kỷ niệm. Phát huy được tính giáo dục của ngày lễ.

- Ban chỉ đạo chịu trách nhiệm chính về việc giám sát các nghi lễ truyền thống của nhà trường.

Kiểm tra, đánh giá nghiêm túc công tác tổ chức và việc tham gia của các thành viên trong nhà trường và hiệu quả đem lại trong việc xây dựng VHNT.

1.4.6. Tổ chức xây dựng phong cách làm việc của các thành viên trong nhà trường nhà trường

Phong cách làm việc: Mỗi tổ chức NT, dù có ý thức hay vơ thức, đều hình thành nên một phong cách làm việc riêng. Cùng là người GV với công việc dạy học nhưng có tập thể GV làm việc vì tinh thần trách nhiệm, lại có tập thể GV làm việc vì những mục tiêu, lợi ích trước mắt; có nơi cán bộ GV tận dụng thời gian để làm việc say mê, sáng tạo, lại có nơi làm việc kiểu cơng chức hành chính; có đội ngũ GV làm việc với tinh thần hợp tác và chia sẻ, bên cạnh những tập thể làm việc trong sự ganh đua, cá nhân, “đèn nhà ai nhà ấy rạng”.

Phong cách làm việc của BGH có vai trị đặc biệt quan trọng trong nhà trường. Phong cách được biểu hiện ở nhiều phương diện khác nhau, từ bố trí phịng làm việc, các quản lý xử dụng thời gian cho đến thái độ, hành vi, cách giao tiếp, ứng xử với cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, phụ huynh...

1.4.7. Tổ chức xây dựng bầu khơng khí văn hóa trong nhà trường

Bầu khơng khí là trạng thái tâm lý của một tổ chức. Nó thể hiện sự phù hợp tâm lý xã hội, sự tương tác giữa các thành viên và mức độ phù hợp các đặc điểm tâm lý.

Bầu không khí tồn tại khách quan trong tổ chức. Các dấu hiện quan trọng nhất của bầu khơng khí tổ chức của nhà trường là:

+ Sự tin tưởng và yêu cầu cao của các thành viên với nhau. + Thiện trí và giúp đỡ lẫn nhau trong công việc.

+ Mức độ dung hợp giữa các cá nhân, tinh thần trách nhiệm của họ đối với công việc chung và đối với từng cá nhân.

Bầu khơng khí NT: Bầu khơng khí NT là cái mà con người nhận thức về các quan hệ trong NT, là cái mà con người chia sẻ về những cái tức thì và nhìn thấy được. Bầu khơng khí xuất hiện từ nhận thức về VH được chia sẻ giữa mọi người. Đó chính là cách ứng xử giữa các thành viên với nhau trong tổ chức, với người ngồi tổ chức của mình và với mơi trường làm việc…

Bầu khơng khí đóng vai trị to lớn đối với hoạt động chung của NT. Bầu không khí lành mạnh, thân ái sẽ tạo ra tâm lý vui vẻ, phấn khởi, tạo động lực, làm tăng tính tích cực trong hồn thành nhiệm vụ được giao, sự đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên là mấu chốt của hiệu quả công việc. Người Hiệu trưởng cần:

- Tổ chức các cuộc thi, giao lưu... để tạo bầu khơng khí tổ chức trong nhà trường. - Tăng cường vai trò của tổ chức Cơng đồn, chủ tịch Cơng đồn thường xuyên kiểm tra giám sát các hoạt động, giải quyết các mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình thực hiện. Đồng thời đưa ra các sáng kiến nhằm tăng cường tình đồn kết và hỗ trợ lẫn nhau của các thành viên trong NT.

1.4.8. Tổ chức xây dựng hồ sơ văn hóa của nhà trường

Mỗi nhà trường có lịch sử và có các giai đoạn cũng như đặc điểm phát triển VH riêng của mình. Mỗi trường nên có hồ sơ VH của mình, ghi chép q trình phát triển của nhà trường, cách thức tổ chức các nghi lễ, sử dụng các truyền thống, giải thích các triết lí…

Xây dựng hồ sơ VHNT để có một cái nhìn tổng thể về VHNT hiện tại, đồng thời hình dung ra viễn cảnh về sự phát triển VHNT trong giai đoạn tiếp theo. Đây là định hướng quan trọng giúp các NT xác định đâu là những yếu tố VH cần gìn giữ, phát huy, đâu là những yếu tố cần phải bổ sung, thay đổi. Để QL tốt hồ sơ VH của NT, người Hiệu trưởng cần:

- Thành lập Ban phụ trách ghi chép hồ sơ VHNT. - Phân công công việc cụ thể cho các thành viên.

- Chỉ đạo ban hành các mẫu hồ sơ VHNT thống nhất các mẫu hồ sơ chung cho các bộ phận. Hướng dẫn các bộ phận ghi chép đầy đủ, chính xác, kịp thời.

- Định kỳ, kiểm tra, đánh giá việc ghi chép từ đó đưa ra các biện pháp điều chỉnh các hoạt động xây dựng VHNT.

1.5. Vai trò của Hiệu trƣởng trong quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trƣờng nhà trƣờng

Hiệu trưởng là người đại diện theo pháp luật của nhà trường; chịu trách nhiệm trực tiếp QL và điều hành các hoạt động của NT theo các quy định của pháp luật, Điều lệ trường THPT, các quy chế, quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo, quy chế tổ chức và hoạt động của trường đã được cơ quan chủ quản phê duyệt.

1.5.1. Hiệu trưởng, tiêu chuẩn hiệu trưởng

Khoản 1, điều 54, Luật giáo dục (sửa đổi) đã xác định: Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, cơng nhận.

Tại khoản 1, Điều 18 Điều lệ Trường trung học cơ sở, Trung học phổ thông và Trường phổ thơng có nhiều cấp học (ban hành kèm theo Quyết định số: 07/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) nêu: Mỗi trường trung học có Hiệu trưởng và một số Phó hiệu trưởng. Nhiệm kỳ giữ chức vụ hiệu trưởng là 5 năm, thời gian đảm nhiệm chức vụ Hiệu trưởng ở một trường trung học không quá 2 nhiệm kỳ.

Tại khoản 2 Điều 18 của Điều lệ này, nêu: Hiệu trưởng phải có các tiêu chuẩn sau:

a) Về trình độ đào tạo và thời gian cơng tác: phải đạt trình độ chuẩn đào tạo của nhà giáo theo quy định của Luật Giáo dục đối với cấp học, đạt trình độ chuẩn ở cấp học cao nhất đối với trường phổ thơng có nhiều cấp học và đã dạy học ít nhất 5 năm (hoặc 3 năm đối với miền núi, hải đảo, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn) ở cấp học đó;

b) Đạt tiêu chuẩn phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và chun mơn, nghiệp vụ: có năng lực quản lý, đã được bồi dưỡng lý luận, nghiệp vụ vềquản lý giáo dục; có đủ sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp; được tập thể giáo viên, nhân viên tín nhiệm.

1.5.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của hiệu trưởng

Khoản 1, điều 19 Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thơng có nhiều cấp học. Xác định nhiệm vụ, quyền hạn của Hiệu trưởng như sau:

- Xây dựng, tổ chức bộ máy NT.

- Xây dựng quy hoạch phát triển NT, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học, báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền.

- Thành lập các tổ chun mơn, tổ văn phịng và các Hội đồng tư vấn trong NT, bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó, đề xuất các thành viên của Hội đồng trường trình cấp có thẩm quyền quyết định.

- Quản lý GV, NV, quản lý chuyên môn, phân công công tác, kiểm tra, đánh giá xếp loại GV, NV, thực hiện việc tuyển dụng HV, NV, ký hợp đồng lao động, tiếp nhận, điều động GV, NV theo quy định của nhà nước.

- Quản lý HS và các hoạt động của HS do NT tổ chức, xét duyệt kết quả, đánh giá, xếp loại học lực HS, ký xác nhận học bạ, ký quyết định khen thưởng và kỷ luật HS.

- Quản lý tài chính và tài sản của NT. Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với GV, NV, HS, tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của NT, thực hiện cơng tác xã hội hóa giáo dục của NT.

- Chỉ đạo thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động của ngành, thực hiện công khai đối với NT.

1.5.3. Vai trò, trách nhiệm của hiệu trưởng trong việc xây dựng văn hóa nhà trường nhà trường

1.5.3.1. Ảnh hưởng của Hiệu trưởng đến văn hoá nhà trường

Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm QL toàn diện các hoạt động của NT, nên hiệu trưởng có vai trị quan trọng trong việc xây dựng VHNT. Hiệu trưởng là người chỉ đạo, tổ chức, kiểm tra sát sao quá trình giáo dục và giảng dạy của giáo viên, là người tạo ra sức hút, chất keo kết dính tập thể sư phạm thành một khối đoàn kết thống nhất, xây dựng một môi trường VH trong sạch, lành mạnh để thầy dạy tốt và trị học tốt, tạo khơng khí học tập và làm việc vui vẻ, cởi mở, thân thiện giữa người dạy và người học.

Tư duy phát triển giáo dục của người hiệu trưởng ảnh hưởng đến VHNT; Hiệu trưởng có vai trị quan trọng trong việc hình thành các chuẩn mực, các giá trị cốt lõi, niềm tin;

Sự quan tâm, chú ý của hiệu trưởng đến cái gì…sẽ ảnh hưởng chi phối đến VHNT; Hiệu trưởng xác định, tập hợp tạo lập hệ thống giá trị cốt lõi của NT;

Hiệu trưởng xác định các đặc trưng và chia sẻ tầm nhìn.

1.5.3.2. Những cách ảnh hưởng của hiệu trưởng đến VHNT

Hiệu trưởng phải là người lãnh đạo gương mẫu (người hiệu trưởng luôn là tấm gương cho giáo viên, nhân viên, học sinh);

Hiệu trưởng hình thành VHNT thông qua hàng trăm hoạt động tương tác hàng ngày với CB, GV, HS, PH và cộng đồng;

Hiệu trưởng xác lập cơ chế đánh giá, thi đua khen thưởng (đúng người, đúng việc); Hình thành phong cách lãnh đạo dân chủ, tăng cường đối thoại, cùng tham gia, phân công trách nhiệm rõ ràng;

Khả năng biết lắng nghe của hiệu trưởng ni dưỡng bầu khơng khí tâm lý cởi mở, tin cậy, tôn trọng lẫn nhau ở nơi làm việc;

1.6. Những yếu tố tác động tới quản lý xây dựng văn hóa nhà trƣờng

1.6.1. Các yếu tố chủ quan

1.6.1.1. Năng lực của cán bộ quản lý nhà trường

Đây là nhân tố quyết định đến quá trình QL xây dựng VHNT. Bởi cán bộ QL nhà trường là những người trực tiếp làm công tác QL. Xây dựng VHNT là một nội dung cơ bản của QL nhà trường. Trách nhiệm xây dựng VHNT của cán bộ quản lý nhà trường là trách nhiệm đầu tiên và quan trọng nhất. Trong nhà trường THPT thì

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý xây dựng văn hoá nhà trường ở trường trung học phổ thông vĩnh chân, huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)