Thành lập bộ phận chức năng quản lý xây dựng hồ sơ văn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý xây dựng văn hoá nhà trường ở trường trung học phổ thông vĩnh chân, huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ (Trang 92 - 93)

- Tranh thủ được sự ủng hộ của cấp ủy, chính quyền địa phương nơi trường đóng. - Có đủ nguồn lực, điều kiện cần thiết cho việc thực hiện kế hoạch, quy chế phối hợp.

3.2.8. Thành lập bộ phận chức năng quản lý xây dựng hồ sơ văn hóa nhà trường nhà trường

3.2.8.1. Mục đích biện pháp

- Kịp thời phát hiện những mặt tốt để động viên, phát huy; phát hiện những mặt còn hạn chế, lệch lạc để uốn nắn, sửa chữa, từ đó có những điều chỉnh phù hợp.

- Là bộ phận đầu mối khái quát được lịch sử hình thành và phát triển văn hóa nhà trường trong quá trình xây dựng VHNT.

- Đánh giá ưu, nhược điểm khi thực hiện nhiệm vụ của các thành viên trong nhà trường đối với công tác xây dựng VHNT.

3.2.8.2. Nội dung biện pháp

Lựa chọn cá nhân hoặc tổ chức phù hợp, giao nhiệm vụ quản lý xây dựng hồ sơ VHNT. Bộ phận này phải thực hiện các nhiệm vụ:

- Kiểm tra tình hình hoạt động của các thành viên.

- Kiểm tra chất lượng hoạt động của tập thể sư phạm, đội ngũ lãnh đạo chủ chốt. - Kiểm tra chất lượng giáo dục của mỗi thành viên đối với công tác xây dựng VHNT, trong đó CBQL, GV phải thực sự là gương mẫu tiên phong.

- Ghi chép và lưu trữ các thông tin xây dựng VHNT. Những thay đổi cụ thể cần được giải thích rõ để các thế hệ sau nắm vững và có sự thực hiện cũng như điều chỉnh cho phù hợp.

3.2.8.3. Cách thức thực hiện

Một là, lãnh đạo NT có kế hoạch kiểm tra thường xuyên và định kỳ việc nghi chép hồ sơ VH của NT để có các biện pháp điều chỉnh kịp thời.

Hai là, yêu cầu các tổ, Cơng đồn, Đoàn trường, chi đoàn GV báo cáo về

tình hình xây dựng VHNT, giáo dục, rèn luyện của CB, GV, NV và HS bằng văn bản và gửi về cho ban phụ trách theo định kỳ nhằm giúp BGH kịp thời nắm bắt tình hình trong tồn trường về cơng tác giáo dục và xây dựng VHNT.

Ba là, GV phối hợp với các khối lớp cung cấp thơng tin về tình hình của HS

cho lãnh đạo nhà trường.

Bốn là, nhà trường tổ chức tổng kết rút kinh nghiệm trong công tác xây dựng

VHNT đối với các thành viên trong nhà trường theo học kỳ và đề ra phương hướng cho học kỳ tới.

Năm là, tổ chức sơ kết hoạt động xây dựng VHNT của các thành viên trong

trường. Khi tổ chức họp cần mời đại diện lãnh đạo trường cùng dự họp để tranh thủ các ý kiến chỉ đạo.

3.2.8.4. Điều kiện thực hiện

- Lãnh đạo nhà trường, đặc biệt là Hiệu trưởng cần có tầm nhìn chiến lược, phải có lịng nhiệt tình.

- Phải có chế độ kiểm tra phù hợp với tình hình nhiệm vụ với phương châm đi tận nơi, xem tận chỗ.

- Kiểm tra phải theo nguyên tắc tôn trọng người được kiểm tra.

- Nhà trường phân bổ nguồn tài chính phù hợp với hoạt động xây dựng hồ sơ VHNT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý xây dựng văn hoá nhà trường ở trường trung học phổ thông vĩnh chân, huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ (Trang 92 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)