Cấu trúc của văn hóa nhà trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý xây dựng văn hoá nhà trường ở trường trung học phổ thông vĩnh chân, huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ (Trang 26 - 28)

1.3. Văn hóa nhà trƣờng ở trƣờng THPT

1.3.1. Cấu trúc của văn hóa nhà trường

Dựa trên những quan niệm và những cách tiếp cận nêu trên về văn hóa nhà trường, có thể hiểu: Văn hóa nhà trường là tổng hợp các giá trị, các chuẩn mực, niềm tin và hành vi ứng xử của các thành viên trong nhà trường tạo nên sự khác biệt giữa trường này với trường khác. VHNT là văn hóa của một tổ chức. Nếu xem

xét về bản chất mỗi nhà trường là một tổ chức hành chính-sư phạm. VHNT được định hình bởi những tương tác giữa con người với con người, giữa con người với các yếu tố tạo nên chế định trường học và hành động của họ được chỉ đạo bởi chính những đặc trưng VHNT. Đó là một vịng tròn tự lặp đi lặp lại.

Theo lý thuyết cơ bản về VHNT thì có hai quan điểm được nghiên cứu khi nhắc tới cấu trúc VH đó chính là mơ hình tảng băng VH và mơ hình VH ba tầng bậc.

*. Mơ hình thứ nhất: Mơ hình tảng băng, được Frank Gonzales đưa ra vào

VH thể hiện phần chìm. VH phần nổi là những thành tố dễ quan sát, nắm bắt hoặc thay đổi được. Phần VH chìm là các giá trị, niềm tin, thái độ, các giá trị về tinh thần cái mà rất khó quan sát hay thay đổi được ta chỉ có thể cảm nhận và thấu hiểu khi tiếp cận với con người hoặc mơi trường đó.

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ văn hóa nhà trường theo Mơ hình tảng băng.[21]

*. Mơ hình thứ hai: Mơ hình cấu trúc ba tầng bậc. Mơ hình VH tổ chức Edgar H. Schien đưa ra và được áp dụng vào VHNT. Theo mơ hình này VHNT có ba tầng bậc:

Tầng thứ nhất: Những yếu tố hữu hình - có thể quan sát được.

Tầng thứ hai: Những giá trị được thể hiện, bao gồm: niềm tin, thái độ, cách ứng xử.

Tầng thứ ba: Những giả thiết cơ bản – bao gồm: những yếu tố liên quan đến môi trường xung quanh, thực tế của tổ chức, hoạt động và mối quan hệ giữa con người trong tổ chức [39].

Thực tế, trong hai mơ hình trên mơ hình tảng băng được minh họa cụ thể, dễ quan sát và nắm bắt vấn đề và được chia làm hai phần rõ ràng. Mơ hình này được nhiều nhà nghiên cứu Việt Nam sử dụng khi bàn về cấu trúc VHNT. Mơ hình ba cấp độ của VHNT phản ánh cụ thể, đầy đủ và chặt chẽ. Cấu trúc VHNT ở đây được

PHẦN NỔI

-Tầm nhìn, chính sách, mục đích, mục tiêu - Khung cảnh, cách bài trí lớp học - Logo, khẩu hiệu, bảng hiệu, biểu tượng - Đồng phục, các nghi thức, nghi lễ

- Các hoạt động văn hoá, học tập của trường…?

PHẦN CHÌM

- Nhu cầu, cảm xúc, mong muốn cá nhân - Quyền lực và cách thức ảnh hưởng - Thương hiệu

- Các giá trị

thể hiện sâu hơn ở tầng thứ 3: Những giả thiết cơ bản; Như vậy VHNT sẽ được quy chiếu rõ ràng trong mối quan hệ với môi trường xung quanh và được đặt trong hoàn cảnh thực tế. Tầng giả thiết cơ bản có mối quan hệ biện chứng, chi phối tầng thứ nhất (yếu tố hữu hình) và thứ hai (những giá trị) của cấu trúc.

* Các yếu tố cấu thành văn hóa nhà trường

Qua nhiều cách tiếp cận nội hàm VHNT, các quan niệm khác nhau cho thấy các yếu tố cấu thành gồm có: Chính sách, chuẩn mực, giá trị, thái độ, cảm xúc và ước muốn cá nhân, truyền thống, biểu tượng, các mối quan hệ, nghi thức và hành vi, đồng phục,…

Các yếu tố cấu thành VHNT được thể hiện ở sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.2: Các yếu tố cấu thành văn hóa nhà trường[28]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý xây dựng văn hoá nhà trường ở trường trung học phổ thông vĩnh chân, huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ (Trang 26 - 28)