Chỉ đạo giám sát, điều chỉnh trong quản lý xây dựng văn hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý xây dựng văn hoá nhà trường ở trường trung học phổ thông vĩnh chân, huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ (Trang 93 - 94)

3.2.9.1. Mục đích của biện pháp

- Kịp thời phát hiện những mặt tốt để động viên, phát huy; phát hiện những mặt còn hạn chế, lệch lạc để uốn nắn, sửa chữa, từ đó có những điều chỉnh phù hợp.

- Nắm được cản trở trong quá trình xây dựng VHNT.

- Đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của các thành viên trong nhà trường đối với công tác xây dựng VHNT.

3.2.9.2. Nội dung biện pháp

- Kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ của các thành viên trong nhà trường. - Kiểm tra chất lượng hoạt động của tập thể sư phạm nhà trường.

- Kiểm tra chất lượng tự giáo dục của mỗi thành viên đối với công tác xây dựng VHNT, trong đó CBQL, GV phải thực sự là những tấm gương trong các hoạt động đặc biệt là giáo dục phong cách, đạo đức cho HS noi theo.

3.2.9.3. Cách thức thực hiện

khác nhau để có những thơng tin về tình hình HS, tình hình CB, GV, NV, tình hình tổ chức xây dựng VH tới lãnh đạo NT.

- Tổ chức họp đột suất nếu cần đề đưa ra những điều chỉnh phù hợp trong quá trình xây dựng VHNT

- Tổ chúc sơ, tổng kết, rút kinh nghiệm trong công tác xây dựng VHNT đối với các thành viên trong nhà trường theo học kỳ và đề ra phương hướng cho kỳ tới.

3.2.9.4. Điều kiện thực hiện

- Lãnh đạo nhà trường, đặc biệt là Hiệu trưởng cần có tầm nhìn chiến lược, phải có lịng nhiệt tình.

- Phải có chế độ kiểm tra phù hợp với tình hình nhiệm vụ với phương châm đi tận nơi, xem tận chỗ.

- Kiểm tra phải theo nguyên tắc tôn trọng người được kiểm tra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý xây dựng văn hoá nhà trường ở trường trung học phổ thông vĩnh chân, huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ (Trang 93 - 94)