nhà trƣờng
Hiệu trưởng là người đại diện theo pháp luật của nhà trường; chịu trách nhiệm trực tiếp QL và điều hành các hoạt động của NT theo các quy định của pháp luật, Điều lệ trường THPT, các quy chế, quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo, quy chế tổ chức và hoạt động của trường đã được cơ quan chủ quản phê duyệt.
1.5.1. Hiệu trưởng, tiêu chuẩn hiệu trưởng
Khoản 1, điều 54, Luật giáo dục (sửa đổi) đã xác định: Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận.
Tại khoản 1, Điều 18 Điều lệ Trường trung học cơ sở, Trung học phổ thông và Trường phổ thơng có nhiều cấp học (ban hành kèm theo Quyết định số: 07/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) nêu: Mỗi trường trung học có Hiệu trưởng và một số Phó hiệu trưởng. Nhiệm kỳ giữ chức vụ hiệu trưởng là 5 năm, thời gian đảm nhiệm chức vụ Hiệu trưởng ở một trường trung học không quá 2 nhiệm kỳ.
Tại khoản 2 Điều 18 của Điều lệ này, nêu: Hiệu trưởng phải có các tiêu chuẩn sau:
a) Về trình độ đào tạo và thời gian cơng tác: phải đạt trình độ chuẩn đào tạo của nhà giáo theo quy định của Luật Giáo dục đối với cấp học, đạt trình độ chuẩn ở cấp học cao nhất đối với trường phổ thơng có nhiều cấp học và đã dạy học ít nhất 5 năm (hoặc 3 năm đối với miền núi, hải đảo, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn) ở cấp học đó;
b) Đạt tiêu chuẩn phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và chuyên môn, nghiệp vụ: có năng lực quản lý, đã được bồi dưỡng lý luận, nghiệp vụ vềquản lý giáo dục; có đủ sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp; được tập thể giáo viên, nhân viên tín nhiệm.
1.5.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của hiệu trưởng
Khoản 1, điều 19 Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thơng có nhiều cấp học. Xác định nhiệm vụ, quyền hạn của Hiệu trưởng như sau:
- Xây dựng, tổ chức bộ máy NT.
- Xây dựng quy hoạch phát triển NT, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học, báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền.
- Thành lập các tổ chun mơn, tổ văn phịng và các Hội đồng tư vấn trong NT, bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó, đề xuất các thành viên của Hội đồng trường trình cấp có thẩm quyền quyết định.
- Quản lý GV, NV, quản lý chuyên môn, phân công công tác, kiểm tra, đánh giá xếp loại GV, NV, thực hiện việc tuyển dụng HV, NV, ký hợp đồng lao động, tiếp nhận, điều động GV, NV theo quy định của nhà nước.
- Quản lý HS và các hoạt động của HS do NT tổ chức, xét duyệt kết quả, đánh giá, xếp loại học lực HS, ký xác nhận học bạ, ký quyết định khen thưởng và kỷ luật HS.
- Quản lý tài chính và tài sản của NT. Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với GV, NV, HS, tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của NT, thực hiện cơng tác xã hội hóa giáo dục của NT.
- Chỉ đạo thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động của ngành, thực hiện công khai đối với NT.
1.5.3. Vai trò, trách nhiệm của hiệu trưởng trong việc xây dựng văn hóa nhà trường nhà trường
1.5.3.1. Ảnh hưởng của Hiệu trưởng đến văn hoá nhà trường
Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm QL toàn diện các hoạt động của NT, nên hiệu trưởng có vai trị quan trọng trong việc xây dựng VHNT. Hiệu trưởng là người chỉ đạo, tổ chức, kiểm tra sát sao quá trình giáo dục và giảng dạy của giáo viên, là người tạo ra sức hút, chất keo kết dính tập thể sư phạm thành một khối đồn kết thống nhất, xây dựng một mơi trường VH trong sạch, lành mạnh để thầy dạy tốt và trị học tốt, tạo khơng khí học tập và làm việc vui vẻ, cởi mở, thân thiện giữa người dạy và người học.
Tư duy phát triển giáo dục của người hiệu trưởng ảnh hưởng đến VHNT; Hiệu trưởng có vai trị quan trọng trong việc hình thành các chuẩn mực, các giá trị cốt lõi, niềm tin;
Sự quan tâm, chú ý của hiệu trưởng đến cái gì…sẽ ảnh hưởng chi phối đến VHNT; Hiệu trưởng xác định, tập hợp tạo lập hệ thống giá trị cốt lõi của NT;
Hiệu trưởng xác định các đặc trưng và chia sẻ tầm nhìn.
1.5.3.2. Những cách ảnh hưởng của hiệu trưởng đến VHNT
Hiệu trưởng phải là người lãnh đạo gương mẫu (người hiệu trưởng luôn là tấm gương cho giáo viên, nhân viên, học sinh);
Hiệu trưởng hình thành VHNT thông qua hàng trăm hoạt động tương tác hàng ngày với CB, GV, HS, PH và cộng đồng;
Hiệu trưởng xác lập cơ chế đánh giá, thi đua khen thưởng (đúng người, đúng việc); Hình thành phong cách lãnh đạo dân chủ, tăng cường đối thoại, cùng tham gia, phân công trách nhiệm rõ ràng;
Khả năng biết lắng nghe của hiệu trưởng ni dưỡng bầu khơng khí tâm lý cởi mở, tin cậy, tôn trọng lẫn nhau ở nơi làm việc;