Tổ chức xây dựng phong cách làm việc của các thành viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý xây dựng văn hoá nhà trường ở trường trung học phổ thông vĩnh chân, huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ (Trang 38)

1.4. Các nội dung cơ bản của quản lý xây dựng văn hóa nhà trƣờng

1.4.6. Tổ chức xây dựng phong cách làm việc của các thành viên

Kiểm tra, đánh giá nghiêm túc công tác tổ chức và việc tham gia của các thành viên trong nhà trường và hiệu quả đem lại trong việc xây dựng VHNT.

1.4.6. Tổ chức xây dựng phong cách làm việc của các thành viên trong nhà trường nhà trường

Phong cách làm việc: Mỗi tổ chức NT, dù có ý thức hay vơ thức, đều hình thành nên một phong cách làm việc riêng. Cùng là người GV với công việc dạy học nhưng có tập thể GV làm việc vì tinh thần trách nhiệm, lại có tập thể GV làm việc vì những mục tiêu, lợi ích trước mắt; có nơi cán bộ GV tận dụng thời gian để làm việc say mê, sáng tạo, lại có nơi làm việc kiểu cơng chức hành chính; có đội ngũ GV làm việc với tinh thần hợp tác và chia sẻ, bên cạnh những tập thể làm việc trong sự ganh đua, cá nhân, “đèn nhà ai nhà ấy rạng”.

Phong cách làm việc của BGH có vai trò đặc biệt quan trọng trong nhà trường. Phong cách được biểu hiện ở nhiều phương diện khác nhau, từ bố trí phịng làm việc, các quản lý xử dụng thời gian cho đến thái độ, hành vi, cách giao tiếp, ứng xử với cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, phụ huynh...

1.4.7. Tổ chức xây dựng bầu không khí văn hóa trong nhà trường

Bầu khơng khí là trạng thái tâm lý của một tổ chức. Nó thể hiện sự phù hợp tâm lý xã hội, sự tương tác giữa các thành viên và mức độ phù hợp các đặc điểm tâm lý.

Bầu không khí tồn tại khách quan trong tổ chức. Các dấu hiện quan trọng nhất của bầu khơng khí tổ chức của nhà trường là:

+ Sự tin tưởng và yêu cầu cao của các thành viên với nhau. + Thiện trí và giúp đỡ lẫn nhau trong cơng việc.

+ Mức độ dung hợp giữa các cá nhân, tinh thần trách nhiệm của họ đối với công việc chung và đối với từng cá nhân.

Bầu khơng khí NT: Bầu khơng khí NT là cái mà con người nhận thức về các quan hệ trong NT, là cái mà con người chia sẻ về những cái tức thì và nhìn thấy được. Bầu khơng khí xuất hiện từ nhận thức về VH được chia sẻ giữa mọi người. Đó chính là cách ứng xử giữa các thành viên với nhau trong tổ chức, với người ngồi tổ chức của mình và với mơi trường làm việc…

Bầu khơng khí đóng vai trị to lớn đối với hoạt động chung của NT. Bầu khơng khí lành mạnh, thân ái sẽ tạo ra tâm lý vui vẻ, phấn khởi, tạo động lực, làm tăng tính tích cực trong hồn thành nhiệm vụ được giao, sự đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên là mấu chốt của hiệu quả công việc. Người Hiệu trưởng cần:

- Tổ chức các cuộc thi, giao lưu... để tạo bầu khơng khí tổ chức trong nhà trường. - Tăng cường vai trò của tổ chức Cơng đồn, chủ tịch Cơng đồn thường xuyên kiểm tra giám sát các hoạt động, giải quyết các mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình thực hiện. Đồng thời đưa ra các sáng kiến nhằm tăng cường tình đồn kết và hỗ trợ lẫn nhau của các thành viên trong NT.

1.4.8. Tổ chức xây dựng hồ sơ văn hóa của nhà trường

Mỗi nhà trường có lịch sử và có các giai đoạn cũng như đặc điểm phát triển VH riêng của mình. Mỗi trường nên có hồ sơ VH của mình, ghi chép q trình phát triển của nhà trường, cách thức tổ chức các nghi lễ, sử dụng các truyền thống, giải thích các triết lí…

Xây dựng hồ sơ VHNT để có một cái nhìn tổng thể về VHNT hiện tại, đồng thời hình dung ra viễn cảnh về sự phát triển VHNT trong giai đoạn tiếp theo. Đây là định hướng quan trọng giúp các NT xác định đâu là những yếu tố VH cần gìn giữ, phát huy, đâu là những yếu tố cần phải bổ sung, thay đổi. Để QL tốt hồ sơ VH của NT, người Hiệu trưởng cần:

- Thành lập Ban phụ trách ghi chép hồ sơ VHNT. - Phân công công việc cụ thể cho các thành viên.

- Chỉ đạo ban hành các mẫu hồ sơ VHNT thống nhất các mẫu hồ sơ chung cho các bộ phận. Hướng dẫn các bộ phận ghi chép đầy đủ, chính xác, kịp thời.

- Định kỳ, kiểm tra, đánh giá việc ghi chép từ đó đưa ra các biện pháp điều chỉnh các hoạt động xây dựng VHNT.

1.5. Vai trò của Hiệu trƣởng trong quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trƣờng nhà trƣờng

Hiệu trưởng là người đại diện theo pháp luật của nhà trường; chịu trách nhiệm trực tiếp QL và điều hành các hoạt động của NT theo các quy định của pháp luật, Điều lệ trường THPT, các quy chế, quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo, quy chế tổ chức và hoạt động của trường đã được cơ quan chủ quản phê duyệt.

1.5.1. Hiệu trưởng, tiêu chuẩn hiệu trưởng

Khoản 1, điều 54, Luật giáo dục (sửa đổi) đã xác định: Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, cơng nhận.

Tại khoản 1, Điều 18 Điều lệ Trường trung học cơ sở, Trung học phổ thông và Trường phổ thơng có nhiều cấp học (ban hành kèm theo Quyết định số: 07/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) nêu: Mỗi trường trung học có Hiệu trưởng và một số Phó hiệu trưởng. Nhiệm kỳ giữ chức vụ hiệu trưởng là 5 năm, thời gian đảm nhiệm chức vụ Hiệu trưởng ở một trường trung học không quá 2 nhiệm kỳ.

Tại khoản 2 Điều 18 của Điều lệ này, nêu: Hiệu trưởng phải có các tiêu chuẩn sau:

a) Về trình độ đào tạo và thời gian cơng tác: phải đạt trình độ chuẩn đào tạo của nhà giáo theo quy định của Luật Giáo dục đối với cấp học, đạt trình độ chuẩn ở cấp học cao nhất đối với trường phổ thơng có nhiều cấp học và đã dạy học ít nhất 5 năm (hoặc 3 năm đối với miền núi, hải đảo, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn) ở cấp học đó;

b) Đạt tiêu chuẩn phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và chun mơn, nghiệp vụ: có năng lực quản lý, đã được bồi dưỡng lý luận, nghiệp vụ vềquản lý giáo dục; có đủ sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp; được tập thể giáo viên, nhân viên tín nhiệm.

1.5.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của hiệu trưởng

Khoản 1, điều 19 Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thơng có nhiều cấp học. Xác định nhiệm vụ, quyền hạn của Hiệu trưởng như sau:

- Xây dựng, tổ chức bộ máy NT.

- Xây dựng quy hoạch phát triển NT, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học, báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền.

- Thành lập các tổ chun mơn, tổ văn phịng và các Hội đồng tư vấn trong NT, bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó, đề xuất các thành viên của Hội đồng trường trình cấp có thẩm quyền quyết định.

- Quản lý GV, NV, quản lý chuyên môn, phân công công tác, kiểm tra, đánh giá xếp loại GV, NV, thực hiện việc tuyển dụng HV, NV, ký hợp đồng lao động, tiếp nhận, điều động GV, NV theo quy định của nhà nước.

- Quản lý HS và các hoạt động của HS do NT tổ chức, xét duyệt kết quả, đánh giá, xếp loại học lực HS, ký xác nhận học bạ, ký quyết định khen thưởng và kỷ luật HS.

- Quản lý tài chính và tài sản của NT. Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với GV, NV, HS, tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của NT, thực hiện cơng tác xã hội hóa giáo dục của NT.

- Chỉ đạo thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động của ngành, thực hiện công khai đối với NT.

1.5.3. Vai trò, trách nhiệm của hiệu trưởng trong việc xây dựng văn hóa nhà trường nhà trường

1.5.3.1. Ảnh hưởng của Hiệu trưởng đến văn hoá nhà trường

Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm QL toàn diện các hoạt động của NT, nên hiệu trưởng có vai trị quan trọng trong việc xây dựng VHNT. Hiệu trưởng là người chỉ đạo, tổ chức, kiểm tra sát sao quá trình giáo dục và giảng dạy của giáo viên, là người tạo ra sức hút, chất keo kết dính tập thể sư phạm thành một khối đoàn kết thống nhất, xây dựng một môi trường VH trong sạch, lành mạnh để thầy dạy tốt và trị học tốt, tạo khơng khí học tập và làm việc vui vẻ, cởi mở, thân thiện giữa người dạy và người học.

Tư duy phát triển giáo dục của người hiệu trưởng ảnh hưởng đến VHNT; Hiệu trưởng có vai trị quan trọng trong việc hình thành các chuẩn mực, các giá trị cốt lõi, niềm tin;

Sự quan tâm, chú ý của hiệu trưởng đến cái gì…sẽ ảnh hưởng chi phối đến VHNT; Hiệu trưởng xác định, tập hợp tạo lập hệ thống giá trị cốt lõi của NT;

Hiệu trưởng xác định các đặc trưng và chia sẻ tầm nhìn.

1.5.3.2. Những cách ảnh hưởng của hiệu trưởng đến VHNT

Hiệu trưởng phải là người lãnh đạo gương mẫu (người hiệu trưởng luôn là tấm gương cho giáo viên, nhân viên, học sinh);

Hiệu trưởng hình thành VHNT thơng qua hàng trăm hoạt động tương tác hàng ngày với CB, GV, HS, PH và cộng đồng;

Hiệu trưởng xác lập cơ chế đánh giá, thi đua khen thưởng (đúng người, đúng việc); Hình thành phong cách lãnh đạo dân chủ, tăng cường đối thoại, cùng tham gia, phân công trách nhiệm rõ ràng;

Khả năng biết lắng nghe của hiệu trưởng ni dưỡng bầu khơng khí tâm lý cởi mở, tin cậy, tôn trọng lẫn nhau ở nơi làm việc;

1.6. Những yếu tố tác động tới quản lý xây dựng văn hóa nhà trƣờng

1.6.1. Các yếu tố chủ quan

1.6.1.1. Năng lực của cán bộ quản lý nhà trường

Đây là nhân tố quyết định đến quá trình QL xây dựng VHNT. Bởi cán bộ QL nhà trường là những người trực tiếp làm công tác QL. Xây dựng VHNT là một nội dung cơ bản của QL nhà trường. Trách nhiệm xây dựng VHNT của cán bộ quản lý nhà trường là trách nhiệm đầu tiên và quan trọng nhất. Trong nhà trường THPT thì cán bộ quản lý nhà trường bao gồm có Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng, trưởng các đồn thể, tổ trưởng tổ chun mơn. Ở mỗi cấp QL thì sẽ có nhiệm vụ và chức năng khác nhau nhưng nhìn chung trong quá trình QL xây dựng VHNT đều cần tới những năng lực QL và phẩm chất đạo đức của nhà QL.

Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm hoạch định tầm nhìn chiến lược cũng như ra quyết định về sự phát triển của nhà trường trong thời gian lâu dài. phó Hiệu trưởng, trưởng các đồn thể, tổ trưởng chun mơn là những người hỗ trợ đắc lực cho Hiệu trưởng trong quá trình triển khai các vấn đề quản lý. Trong quá trình xây dựng VHNT cũng vậy nếu những cán bộ QL khơng có năng lực QL thì sẽ khơng thực hiện được đúng chức năng và nhiệm vụ của mình được phân cơng. Ngồi ra khi đề cập đến xây dựng VHNT cần chú trọng đến chuẩn đạo đức của CBQL. Bởi người quản lý phải là người tiên phong, chịu trách nhiệm với quá trình hình thành và phát triển những giá trị đạo đức trong NT. Sự nêu gương trong trường hợp này là rất cần thiết.

1.6.1.2. Chất lượng của đội ngũ cán bộ, giáo viên trong nhà trường

Cán bộ, giáo viên là đội ngũ trực tiếp làm công tác chuyên môn trong NT. Một NT vững mạnh là một NT có đầy đủ số lượng và đảm bảo về chất lượng cán bộ, giáo viên. Chất lượng của giáo viên tác động trực tiếp đến sự nhận thức của họ về hoạt động xây dựng VHNT. Khi nhận thức đúng thì dẫn tới hành động đúng. Chính vì thế khi chất lượng giáo viên cao thì cán bộ quản lý trong nhà trường sẽ thuận lơi trong việc lấy được sự đồng thuận và hợp tác để tiến hành xây dựng VHNT.

Cán bộ, giáo viên còn là người ảnh hưởng trực tiếp đến đối tượng người học. Vì vậy có thể xem họ là cầu nối quan trọng để truyền đạt kế hoạch xây dựng và phát triển VHNT tới học sinh. Ngoài ra khi chất lượng giáo viên trong nhà trường cao thì họ sẽ ln hướng tới những giá trị VH tốt đẹp. Chính bản thân họ sẽ thừa nhận khả năng của mình và thừa nhận khả năng của đồng nghiệp.

Tóm lại chất lượng của đội ngũ cán bộ, giáo viên trong nhà trường có ảnh hưởng rất lớn tới quá trình QL xây dựng VHNT.

1.6.1.3. Đặc điểm của học sinh

Học sinh trong một nhà trường THPT thường khơng có sự khác nhau về địa lý sống hay thói quen VH bởi các em thường đến trong một địa phương (Tỉnh – Thành Phố) mà nhà trường đóng, bán kính tối đa trên dưới 10km. Chính vì thế mà cơng tác quản lý, giáo dục và đào tạo của nhà trường khá thuận lợi. Chính đặc điểm của học sinh THPT làm nên những nét đặc trưng riêng trong VHNT. Người làm công tác QL cần nắm vững đặc điểm này trong hoạt động QL công tác xây dựng VHNT.

1.6.2. Các yếu tố khách quan

1.6.2.1. Q trình xã hội hóa giáo dục

Xã hội hóa giáo dục đang dần trở thành một xu thế tất yếu của quá trình phát triển giáo dục hiện nay. Bản chất của xã hội hóa giáo dục chính là việc huy động các lực lượng trong xã hội cùng tham gia làm cơng tác giáo dục. Trong đó việc huy động và phối kết hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường tham gia vào quá trình xây dựng VHNT là việc làm hết sức cần thiết. Xã hội hóa giáo dục sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nhà quản lý trong quá trình tranh thủ sự ủng hộ của các tổ chức xã hội, cha mẹ học sinh trong việc xây dựng một nếp sống VH mới cho NT. Nhất là trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời cùng với q trình xã hội hóa giáo dục thì NT sẽ tận dụng được sự ảnh hưởng của các lực lượng xã hội để tăng cường công

tác tuyên truyền và giáo dục học sinh. Đặc biệt hơn, khi cơng tác xã hội hóa được nâng cao thì việc huy động nguồn lực tài chính phục vụ cho quá trình xây dựng cũng như quản lý xây dựng VHNT thuận lợi hơn.

CBQL nhà trường có thể nhận thấy những ảnh hưởng tích cực của cơng tác xã hội hóa giáo dục đối với q trình quản lý xây dựng VHNT thì cũng phải nhìn thấy mặt hạn chế nhất định của xã hội hóa giáo dục mang đến. Đó chính là sự địi hỏi về chất lượng giáo dục và đào tạo mà NT mang đến cho xã hội. Trong sự địi hỏi đó có sự địi hỏi về những giá trị VHNT. Chính vì thế nhà quản lý phải là người khơi dậy được sự cam kết đồng lòng giữa các lực lượng trong quá trình xây dựng VHNT.

1.6.2.2. Sự phát triển của cơng nghệ thông tin và truyền thông

Thế kỷ 21 là kỷ nguyên của công nghệ và truyền thông. Hiện ở các nước tiên tiến đang diễn ra cuộc “Cách mạng Công nghiệp 4.0" đó là cuộc cách mạng về truyền thông và mạng xã hội. Khoảng cách giữa con người với con người được công nghệ thông tin và truyền thông rút ngắn lại. Giáo dục là lĩnh vực chịu nhiều sự tác động cả tích cực cũng như tiêu cực của công nghệ thơng tin và truyền thơng. Mặt tích cực thể hiện ở việc cải tiến các phương tiện dạy học, các loại hình dạy học cơng nghệ ra đời, việc truy cập và sử dụng dễ dàng các tiện ích cơng nghệ dành cho giáo dục. Tuy nhiên khơng vì thế mà hệ lụy của sự phát triển công nghệ thông tin và truyền thông không ảnh hưởng đến sự phát triển của giáo dục nói chung và của VHNT nói riêng. Đặc biệt hiện nay với trang mạng facebook là một kênh thông tin tác động liên tục và trực tiếp tới hầu hết học sinh. VHNT là cái khó có thể nắm bắt,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý xây dựng văn hoá nhà trường ở trường trung học phổ thông vĩnh chân, huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)