Xây dựng kế hoạch và triển khai tổ chức thực hiện kế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý xây dựng văn hoá nhà trường ở trường trung học phổ thông vĩnh chân, huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ (Trang 81 - 84)

năm về xây dựng văn hóa nhà trường

3.2.2.1 Mục đích

- Việc xây dựng VHNT được lên kế hoạch, triển khai thực hiện, duy trì có nề

nếp ở các năm học, có mục tiêu cụ thể, đầy đủ, phù hợp; rõ cá nhân, bộ phận phụ trách, thực hiện các nội dung cụ thể.

- Đánh giá đầy đủ, chính xác việc thực hiện nhiệm vụ của các thành viên trong NT, các khối lớp học sinh trong quá trình xây dựng VHNT hàng năm. Kịp thời phát hiện những mặt tốt để động viên, những mặt còn lệch lạc để uốn nắn, sửa chữa.

- Duy trì có nề nếp việc sơ tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm.

3.2.2.2. Nội dung

- Xác định cơ sở để lập kế hoạch hàng năm về hoạt động xây dựng VHNT của hiệu trưởng theo học kỳ, năm học. Trong việc xác định căn cứ, đặc biệt quan tâm đến xác định các đặc trưng, mục tiêu, nội dung phát triển VHNT đảm bảo phù hợp với việc xây dựng VHNT; định hình các giá trị cốt lõi tạo nên sự khác biệt về bản sắc với các trường khác; bám sát Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Tiến hành xây dựng kế hoạch hàng năm về hoạt động xây dựng VHNT theo học kỳ, năm học.

- Triển khai kế hoạch đến toàn thể CB, GV, NV và HS trong nhà trường. - Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng VHNT của các thành viên trong NT đối với CB, GV, NV và HS trong toàn trường; kiểm tra công tác tổ chức, các hoạt động của các bộ phận, tổ chức như các tổ chuyên môn, tổ giáo viên chủ nhiệm, tổ văn phịng, BCH cơng đồn, BCH Đồn trường; kiểm tra việc chuẩn bị các điều kiện phục vụ các hoạt động nói chung và phục vụ việc xây dựng VHNT nói riêng.

- Tổ chức sơ tổng kết hàng năm về việc thực hiện kế hoạch. Định kỳ sơ kết vào cuối học kỳ I và tổng kết vào cuối năm học.

3.2.2.3. Cách thức thực hiện

Một là, Hiệu trưởng nhà trường nghiên cứu hệ thống, các văn bản liên quan đến

công tác xây dựng nhà trường đã ban hành; nghiên cứu cụ thể kế hoạch phát triển giáo dục từng năm học do nhà trường xây dựng và được cấp trên phê duyệt và kết quả chỉ đạo thực hiện về công tác này ở năm học trước để xác định cơ sở lập kế hoạch.

Hai là, xây dựng kế hoạch gồm các nội dung:

+ Đề ra các mục tiêu, chỉ tiêu cần đạt được cho tập thể cán bộ giáo viên và học sinh.

mục tiêu, chỉ tiêu tương ứng và xác định rõ thời gian triển khai, hồn thành nội dung cơng việc.

+ Phân công cá nhân, bộ phận thực hiện biện pháp đề ra; kiểm tra đôn đốc. + Xác định các nguồn lực thực hiện kế hoạch.

Ba là, lấy ý kiến tham gia vào dự thảo kế hoạch bằng các hình thức phong

phú như tổ chức hội nghị, gửi văn bản xin ý kiến. Chỉnh sửa, bổ sung để hồn thiện kế hoạch.

Bốn là, trình duyệt với cấp trên (chỉnh sửa bổ sung ý kiến chỉ đạo của cấp

trên (nếu có) để có kế hoạch chính thức).

Năm là, triển khai kế hoạch qua nhiều hình thức phong phú như: qua tổ chức

hội nghị, các hoạt động giáo dục, các phong trào thi đua, hoạt động tập thể…

Sáu là, xác định rõ từng đối tượng, nội dung, thời gian kiểm tra, phân công

người, lực lượng kiểm tra tương ứng… Hiệu trưởng luôn là người tổng chỉ huy đối với hoạt động kiểm tra. Việc kiểm tra thực hiện dưới cả hai hình thức là kiểm tra có kế hoạch và kiểm tra đột xuất với cơ chế là kiểm tra trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua báo cáo. Sau kiểm tra có đánh giá đầy đủ, chính xác, khách quan, cơng bằng thơng báo cơng khai kết quả đến đối tượng kiểm tra. Tùy thuộc nội dung mà tổ chức xử lý kết quả kiểm tra ngay sau khi kiểm tra (thường là việc kiểm tra có nội dung chuyên đề hoặc nội dung mang tính sự vụ thường xuyên) hoặc sử dụng khi tiến hành sơ kết học kỳ, tổng kết năm học.

Bảy là, tổ chức sơ tổng kết công tác xây dựng VHNT gắn vào các đợt sơ kết

học kỳ I, tổng kết năm học của nhà trường, song cần có báo cáo riêng về chuyên đề xây dựng VHNT.

3.2.2.4. Điều kiện thực hiện

- Hiệu trưởng phải nắm chắc quy trình, cách thức, kết cấu của việc xây dựng kế

hoạch công việc trong công tác QL nói chung và hoạt động quản lý giáo dục nói riêng. Nắm rõ mục tiêu nhiệm vụ trong kế hoạch phát triển giáo dục đào tạo của nhà trường. Biết rõ nguồn lực cần thiết để thực hiện kế hoạch. Nắm chắc đặc điểm tình hình lớp học, trường học và nhu cầu trong công tác xây dựng VH của năm học cụ thể.

- Hiệu trưởng phải nhận thức rõ chức năng kiểm tra là một trong 4 chức năng của QL, có ý nghĩa hết sức quan trọng bởi nếu không kiểm tra coi như

không QL, nhiệm vụ kiểm tra là nhiệm vụ đặc trưng cần tập trung của mình. Người, bộ phận được phân cơng kiểm tra phải có tinh thần trách nhiệm cao, có kiến thức về lĩnh vực kiểm tra, có thái độ cơng tâm, khách quan vơ tư trung thực vì sự nghiệp chung. Các đối tượng kiểm tra có nhận thức đúng đắn về việc kiểm tra, khơng đối phó, chấp hành nghiêm chỉnh yêu cầu của người kiểm tra, tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra.

- Phải có đầy đủ thông tin để làm báo cáo chuyên đề về xây dựng VHNT để tiến hành sơ tổng kết công tác này vào các dịp sơ tổng kết năm học của nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý xây dựng văn hoá nhà trường ở trường trung học phổ thông vĩnh chân, huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)