1.1. Đặc điểm dinh dưỡng và khả năng tiêu hĩa của cá mú chấm cam
1.1.2.5. Nhu cầu năng lượng và cân bằng năng lượng
Giá trị năng lượng tổng (GE) của một hợp chất phụ thuộc vào thành phần hĩa học của nĩ. Năng lượng tiêu hĩa (DE) và năng lượng biến dưỡng (ME) là thước đo xác định giá trị năng lượng của thức ăn. Việc xác định năng lượng biến dưỡng đối với thủy sản rất phức tạp và khơng phải lúc nào cũng đo được một cách chính xác. Nhu cầu năng lượng tiêu hĩa của cá mú vào khoảng 2,7 -3,7 kcal/g
thức ăn. Eusebio & cộng sự (2004) cho rằng nhu cầu năng lượng biến dưỡng (ME) đối với cá mú chấm cam từ 3,70 - 4,1 (kcal/g). Chen & Tsai (1994) cho rằng tỉ lệ P/E của thức ăn cho cá mú mè giống là 125-134 (mg/kcal). Shiau & Lan (1996) đưa ra nhu cầu năng lượng(GE) là 3,4 -3,75 kcal/g thức ăn, tỉ lệ P/E là 117 - 129 (mg/kcal). Năng lượng biến dưỡng được tính dựa vào các chuẩn sinh lý của cá là 4,5 kcal/g protein; 3,3 kcal/g carbohydrate và 8,0 kcal/g chất béo [32, 45, 76, 84, 100].
Cân bằng dưỡng chất là phương pháp được áp dụng rộng rãi trong nghiên cứu xây dựng cơng thức thức ăn thủy sản. Để xác định cân bằng dưỡng chất, tiến hành xác định tổng lượng dưỡng chất đưa vào cơ thể và lượng dưỡng chất mất đi từ các hoạt động khác nhau. Một cân bằng dương được thiết lập khi mà lượng thức ăn được hấp thu lớn hơn lượng mất và cân bằng âm là ngược lại. Trong cơ thể động vật thì thành phần dưỡng chất chứa năng lượng cơ bản là protein và lipid, carbohydrate hầu như chứa trong cơ thể ở dạng glucose hoặc glycogen và được xem là phần nhỏ chứa năng lượng. Để tăng cường protein cho cơ thể thì điều quan trọng là phần chứa năng lượng hữu dụng ngồi protein phải cao. Thức ăn lý tưởng cho một số lồi cá hồi được xây dựng với hàm lượng lipid rất cao để làm giảm thiểu việc sử dụng protein khẩu phần như là nguồn năng lượng. Mục tiêu của các nhà dinh dưỡng là nghiên cứu xây dựng cơng thức thức ăn với khẩu phần phải thỏa mãn tỉ lệ tối ưu về protein/năng lượng (P/E) hoặc tỉ lệ thích hợp của protein tiêu hĩa (DP) đối với năng lượng biến dưỡng (ME) để đạt được hiệu quả nuơi. Aûnh hưởng của tỉ lệ P/E đối với tốc độ phát triển và hiệu quả sử dụng thức ăn tối ưu về thực chất bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như nhiệt độ nước, mức độ bơi, nguồn cung cấp năng lượng [41, 56, 67, 79, 80].
Các nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng của cá mú chấm cam đã đưa ra nhiều dữ liệu quan trọng về nhu cầu protein, carbohydrate, lipid tối ưu và nhu
cầu vitamin, khống chất, năng lượng. Ngồi ra, hầu như các nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng của cá thường được thực hiện ở giai đoạn cá giống, do sự phát triển và chất lượng cá giống quyết định đến hiệu quả nuơi, đồng thời đây là giai đoạn cá tăng trưởng nhanh, đáp ứng rõ ràng nhất ảnh hưởng của các yếu tố dinh dưỡng của thức ăn và mơi trường. Mặc dù các kết quả nghiên cứu về dinh dưỡng khá nhiều và tương đối đa dạng, tuy nhiên hầu hết các thành tựu nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng của cá mú chấm cam ở giai đoạn cá giống đều cho thấy nhu cầu protein của cá từ 44% - 47%, nhu cầu dẫn xuất khơng đạm (NFE) từ 16% - 28% và nhu cầu lipid từ 8% -10%. Sự thay đổi thành phần dưỡng chất trong thức ăn ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng thức ăn, năng lượng tiêu hĩa, giá thành sản phẩm và chế độ cơng nghệ sản xuất thức ăn. Do vậy, một trong những tác vụ quan trọng trong nghiên cứu cơng nghệ sản xuất thức ăn là tiến hành thiết lập khẩu phần thức ăn đáp ứng nhu cầu protein, lipid, carbohydrate, khống, vitamin và năng lượng của cá, đảm bảo các tiêu chí về ni cá như tốc độ phát triển, hệ số tiêu tốn thức ăn, tỉ lệ sống, giảm thiểu ơ nhiễm mơi trường.