Tạo viên bằng phương pháp ép đùn

Một phần của tài liệu nghiên cứu công nghệ sản xuất thức ăn công nghiệp cho cá mú chấm cam (epinephelus coioides) nuôi thương phẩm (Trang 41 - 42)

1.4. Cơng nghệ sản xuất thức ăn cơng nghiệp nuơi thủy sản

1.4.3. Tạo viên bằng phương pháp ép đùn

Guy (2001) mơ tả quá trình ép đùn là chuỗi của nhiều các quá trình bao gồm vận chuyển, cắt, nhào trộn, gia nhiệt, hồ hĩa tinh bột, ép, tạo hình và bay hơi… xảy ra trong cùng một thiết bị và trong một khoảng thời gian ngắn. Rossen & Miller (1973) cho rằng ép đùn là một quá trình vật liệu bị ép để tạo thành dịng dưới tác dụng của một hay nhiều quá trình như trộn, gia nhiệt, cắt và đẩy khối vật liệu qua các lỗ của một khuơn ép để tạo sản phẩm. Thiết bị ép đùn được thiết kế với bộ phận gia nhiệt cĩ thể nâng nhiệt độ của hỗn hợp vật liệu tại vùng ép lên từ 125 -1500C, bộ phận điều chỉnh độ ẩm vật liệu từ 20 – 24% [50]. Nhiệt độ ép đùn cũng cĩ thể lên tới 1900C trong suốt quá trình ép, nhưng thời gian lưu tại nhiệt độ này thơng thường khoảng từ 20 - 40 giây, do vậy q trình này cịn được gọi là quá trình chế biến cĩ thời gian ngắn và nhiệt độ cao (HTST)[50, 89, 95]. Riaz (2000) đưa ra khái niệm ép đùn là một q trình cĩ thể thực hiện một hay nhiều chức năng trong cùng một thời điểm trong chế biến thực phẩm. Các quá trình được thực hiện như trộn, cắt, đồng hĩa, nghiền, hồ hĩa, tách nước, tạo hình, kết dính, thanh và tiệt trùng [3, 15, 18, 50, 86, 89]. Kỹ thuật ép đùn sử dụng nhiều khuơn ép tương ứng với các loại sản phẩm và chế độ cơng nghệ khác nhau. Do vậy ép đùn cĩ tính linh hoạt hơn so với phương pháp nén ép và sản xuất được các loại thức ăn dạng viên cĩ dung trọng khác nhau [55]. Phương pháp ép đùn thường

được dùng trong sản xuất bánh phồng, thức ăn cho gia súc, gia cầm và vật nuơi thủy sản [19, 54, 86].

Kỹ thuật ép đùn thường được chia thành 02 loại cơ bản là ép đùn ướt và ép đùn khơ. Trong mỗi loại cịn được phân chia theo loại một hay hai trục vít. Tuy nhiên trong một số trường hợp ép đùn khơ được ưa chuộng hơn cả do thao tác đơn giản, chi phí thấp, tiện lợi khi sử dụng và đặc biệt đối với những nơi thiếu lị hơi.

Một phần của tài liệu nghiên cứu công nghệ sản xuất thức ăn công nghiệp cho cá mú chấm cam (epinephelus coioides) nuôi thương phẩm (Trang 41 - 42)