Hoạt tính enzyme ở các cơ quan tiêu hĩa

Một phần của tài liệu nghiên cứu công nghệ sản xuất thức ăn công nghiệp cho cá mú chấm cam (epinephelus coioides) nuôi thương phẩm (Trang 74 - 76)

3.1.1. Đặc điểm sinh học của cá mú chấm cam

3.1.1.8.Hoạt tính enzyme ở các cơ quan tiêu hĩa

Kết quả phân tích sinh hĩa (bảng 3.6) xác định được hoạt tính pepsin trong dạ dày là 45,10 U/ mg protein. Đối với ruột xác định được hoạt tính trypsin 10,32

U/mg protein và chymotripsin 4,12 U/mg protein. Alpha-amylase được xác định cĩ trong manh tràng và ruột với hoạt tính (0,35 và 0,9 U/mg protein).

Bảng 3.6. Hoạt tính enzyme trong các cơ quan tiêu hố

Hoạt độ enzyme TT Cơ quan

tiêu hĩa Alpha - amylase (U/mg protein) Pepsin (U/mg protein) Trypsin (U/mg protein) Chymotrypsin (U/mg protein) 1 Dạ dày - 45,10 ± 0,08 - - 2 Manh tràng 0,35 ± 0,03 - - - 3 Ruột 0,90 ± 0,02 - 10,32 ± 0,02 4,12 ± 0,03

(-). Khơng tìm thấy, số liệu thể hiện là giá trị trung bình và độ lệch chuẩn.

Số liệu phân tích từ bảng 3.6 thể hiện hệ enzyme proteolytic trong dạ dày và ruột cĩ hoạt tính cao, trong khi đĩ thì hoạt tính alpha-amylase trong manh tràng và ruột khá thấp (0,35 và 0,9 U/mg protein). Kết quả xác định các enzyme tiêu hĩa phù hợp với một số nghiên cứu xác định hoạt tính trypsin, chymotrypsin trong ruột, pepsin trong dạ dày của một số lồi cá biển ăn thịt cĩ manh tràng (Alarcon & cộng sự, 1998; Chong & cộng sự, 2004; Orhan & cộng sự, 2008). Sự chênh lệch về hoạt tính enzyme protease và amylase là do đối với lồi cá ăn thịt, chúng cĩ khả năng tiêu hĩa hạn chế đối với các nguyên liệu giàu carbohydrate và khả năng tiêu hĩa cao đối với nguyên liệu giàu protein động vật. Diaz & Moyano (1998) nhận định cĩ sự khác biệt rõ rệt đối với hoạt tính alpha- amylase cĩ trong ruột giữa các lồi cá ăn ăn tạp và ăn thịt, đồng thời hoạt tính amylase phụ thuộc vào thĩi quen ăn của chúng. Đối với manh tràng phần điện di cho thấy cĩ mặt của các enzyme thủy phân protein, tuy nhiên phân tích sinh hĩa chỉ xác định được hoạt tính amylase mà khơng xác định được trypsin và chymotrypsin, trong trường hợp này cĩ thể do hoạt tính của các enzyme này trong manh tràng khá nhỏ.

Kết quả khảo sát hệ tiêu hĩa cá mú thể hiện cá mú chấm cam cĩ tập tính ăn thịt và cĩ nhu cầu protein động vật cao. Ngồi ra, cá cĩ hệ enzyme tiêu hĩa đa dạng, cĩ thể tiêu hĩa được các nguồn protein và carbohydrate. Do vậy khẩu phần

thức ăn của cá phải cĩ hàm lượng protein tương ứng và cần thiết phải chứa các nguồn cung cấp protein động vật cao hơn thực vật.

Một phần của tài liệu nghiên cứu công nghệ sản xuất thức ăn công nghiệp cho cá mú chấm cam (epinephelus coioides) nuôi thương phẩm (Trang 74 - 76)