3.2. NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CƠNG THỨC THỨC ĂN NUƠI CÁ MÚ
3.2.1. Lựa chọn nguyênliệu
Từ kết quả nghiên cứu đặc điểm, khả năng tiêu hĩa của cá mú chấm cam, phân tích đặc tính lý, hĩa của ngun liệu được trình bày ở mục 3.1, kết hợp với mơ hình ngun liệu dùng trong sản xuất thức ăn vật ni thủy sản (hình 3.3), tiến hành lựa chọn các nguyên liệu đạt chất lượng lý, hĩa, khả năng tiêu hĩa
ACPD, ADMD cao và giá hợp lý để tổ hợp CTTA đáp ứng các mục tiêu về nhu cầu dinh dưỡng và giá thành thức ăn như sau:
- Nguyên liệu cung cấp protein: Nguồn nguyên liệu cung cấp protein động vật, thực vật được chọn lần lượt làø bột cá 65% (Peru) và bã nành 43% (Ấn Độ).
- Nguyên liệu cung cấp carbohydrate: Nguyên liệu được chọn là bột mì
[phụ lục 1, bảng 1.9] do cĩ hàm lượng NFE cao (72,80%), cĩ độ tiêu hĩa cao và hỗ trợ trong việc kết dính sản phẩm, tăng độ bền trong nước của viên thức ăn.
- Nguyên liệu cung cấp chất béo: Nguyên liệu được sử dụng là dầu gan
mực, đây là nguyên liệu giàu EPA, DHA. Ngồi ra cịn sử dụng lecithin, đây là nguyên liệu cung cấp phospholipid thường được sử dụng trong sản xuất thức ăn vật nuơi cá biển, tơm.
- Nguyên liệu cung cấp khống – vitamin: Nguồn nguyên liệu khống
vitamin vi lượng được lựa chọn là premix khống - vitamin [phụ lục 2, bảng 2.1] và nguồn khống đa lượng là di-calcium phosphate (Di-Ca-P), ngồi ra bổ sung vitamin C ở dạng bền nhiệt (Stay C 35%).
- Phụ gia: Các nguyên liệu được chọn theo từng chức năng cụ thể như sử dụng gluten bột mì để làm tăng khả năng kết dính của viên thức ăn. Mặc dù trong thành phần nguyên liệu dùng để tổ hợp CTTA đã sử dụng bột mì, tuy nhiên chức năng, vai trị của bột mì và gluten bột mì trong CTTA hồn tồn khác nhau, trong đĩ nhấn mạnh vai trị kết dính của gluten bột mì và cung cấp dưỡng chất carbohydrate của bột mì. Việc sử dụng hai loại nguyên liệu này để tổ hợp CTTA cho cá mú chấm cam là hồn tồn tương đồng khi đối chiếu với một số CTTA cho cá mú và tơm biển của một số các tác giả nghiên cứu đã sử dụng như Akiyama & cộng sự (1991) cho tơm biển với tỉ lệ gluten bột mì 5% và bột mì 14,6% trong CTTA; Boonyaratpalin (1991) cho cá mú điểm gai (E.mabalaricus) với tỉ lệ gluten bột mì và bột mì là 6,1% và 28,5%; Boonyaratpalin (2003) cũng đã xây
dựng CTTA cho cá mú điểm gai (E.mabalaricus) với tỉ lệ gluten bột mì và bột mì lần lượt là 6% và 20% trong khẩu phần; Rachmansyah & Laining (2000) sử dụng gluten bột mì và bột mì trong khẩu phần thức ăn cho cá mú cọp (Cromileptes
altivelis) với tỉ lệ gluten bột mì 3-6%, bột mì từ 6-10%. Ngồi ra, một số các nhà
nghiên cứu khác cịn sử dụng gluten bột bắp và bột mì trong thành phần nguyên liệu làm thức ăn như Eusebio & cộng sự (2004) cho mú chấm cam, Barrows & Hardy (2002) cho một số loại cá hồi.
Bột gan mực tham gia trong khẩu phần như là nguồn nguyên liệu tạo cho viên thức ăn cĩ màu, mùi hấp dẫn đối với vật nuơi. Chất bổ sung được thêm vào là methionine và lysine nhằm đảm bảo đủ hai loại EAAs này trong khẩu phần. Ngồi ra, để đảm bảo vấn đề bảo quản, sử dụng các chất chống oxy hĩa và chống mốc. Các nguyên liệu được lựa chọn và mơ tả ở bảng 3.14.
Bảng 3.14. Thành phần và dạng nguyên liệu trong CTTA