Đặc tính lý, hĩa của một số ngun liệu chính trong sản xuất thức ăn

Một phần của tài liệu nghiên cứu công nghệ sản xuất thức ăn công nghiệp cho cá mú chấm cam (epinephelus coioides) nuôi thương phẩm (Trang 30 - 34)

TRONG SẢN XUẤT THỨC ĂN NUƠI THỦY SẢN

1.2.1. Đặc tính của một số nguyên liệu chính trong sản xuất thức ăn nuơi thủy sản nuơi thủy sản

1.2.1.1. Bột cá

Bột cá được xem là nguồn nguyên liệu tuyệt hảo chứa đầy đủ thành phần các a.a. thiết yếu, cung cấp phospholipid dồi dào, đồng thời cịn cĩ vai trị như là

chất hấp dẫn vì chứa hàm lượng acid glutamit cao. Đây là một trong những nguyên nhân hấp dẫn vật nuơi bắt mồi. Tỉ lệ sử dụng bột cá trong khẩu phần đối với lồi cá ăn thịt cho phép đến 50%, ăn tạp khoảng 25% và các lồi khác khoảng 20% [8, 10, 20, 25, 55, 56].

1.2.1.2. Bã nành

Bã nành là phụ phẩm của quá trình tách dầu đậu nành, được sử dụng rộng rãi do cĩ hàm lượng protein cao, giá rẻ, số lượng lớn và dễ sử dụng. Bã nành được chia thành các loại với hàm lượng protein khác nhau bao gồm bã nành chưa tách vỏ khoảng 40 - 47%; bã nành bĩc vỏ 45- 48%; bã nành nguyên hạt nhiều béo 36%. Bã nành là một trong những bã hạt thực vật cĩ dầu chứa đủ các a.a. thiết yếu. Tuy nhiên, một số các a.a. trong bã nành cĩ hàm lượng hạn chế như methionine, lysine và cystine, nhưng lại rất giàu hàm lượng arginine và phenylalanine. Thành phần carbohydrate của đậu nành khác với các loại ngũ cốc, trong khoảng 30% hàm lượng carbohydrate cĩ trong đậu nành thì hàm lượng carbohydrate hịa tan và oligosaccharide chiếm khoảng 10%ø, 20% cịn lại là carbohydrate khơng hịa tan và polysaccharide. Năng lượng tiêu hĩa (DE) của bã đậu nành ở tất cả các loại cá từ 2,57-3,34 Kcal/g. Hàm lượng bã nành cao trong khẩu phần làm giảm khả năng tạo viên của thức ăn. Khi sử dụng bã đậu nành với hàm lượng 30% hoặc cao hơn thì sẽ làm giảm độ bền trong nước của viên thức ăn một cách đáng kể, tỉ lệ bã nành thích hợp cho phép sử dụng trong khẩu phần thức ăn của cá biển thơng thường với mức tối đa là 20% [11, 41, 55, 56, 79, 80].

1.2.1.3. Bột mì và gluten bột mì

Bột mì là nguồn cung cấp carbohydrate thường được sử dụng trong sản xuất thức ăn vật nuơi thủy sản, cĩ hàm lượng dẫn xuất khơng đạm (NFE) chiếm trên 70% và độ tiêu hĩa carbohydrate khá cao đối với nhiều loại tơm, cá (>80%). Trong bột mì thơng thường chứa hàm lượng protein từ 10-14,5%, vì vậy ngồi

việc cung cấp thành phần carbohydrate dễ tiêu hĩa cịn là nguồn protein chất lượng, đồng thời gĩp phần làm tăng thêm độ bền trong nước của viên thức ăn. Gluten bột mì là phụ phẩm tạo thành khi chế biến tinh bột mì và là một phức hợp protein khơng hồ tan trong nước cĩ thành phần gồm glutenin và gliadine, đây là những thành phần cĩ đặc tính dính và dẻo. Do vậy, gluten bột mì thường được sử dụng trong sản xuất thức ăn thủy sản với vai trị như là chất kết dính. Tỉ lệ hàm lượng gluten bột mì và bột mì được sử dụng trong khẩu phần thức ăn cho cá biển thường chiếm tối đa tương ứng là 10% và 24% [2, 8, 10, 26, 55, 56, 80, 85, 97].

1.2.1.4. Dầu thủy sản

Đây là nguồn cung cấp nhu cầu lipid cho vật nuơi và được chia thành các loại gồm dầu cá, dầu gan cá và dầu của các động vật thân mềm như mực, bạch tuộc …[56, 80]. Đặc tính cơ bản của dầu cá là chứa hàm lượng các acid béo khơng no cao PUFA, HUFA, trong đĩ dầu cá biển và nhuyễn thể là nguồn nguyên liệu giàu EPA và DHA, bột cá cũng là nguồn cung cấp quan trọng hai EFAs này [10]. Phụ thuộc vào cấu trúc mà cĩ thể chia các acid béo thành các nhĩm như acid béo n-3, acid béo n-6 và acid béo n-9. Các lồi cá nhiều dầu đặc biệt chứa nhiều hàm lượng acid béo n-3. Thơng thường hàm lượng acid béo n-3 nhiều hơn loại n-6 trong dầu cá. Hàm lượng linolenic acid (C18:3) trong dầu cá tương đối thấp nhưng hàm lượng C22:3 và C22:5 khá cao. Các acid béo omega-3, đặc biệt là thành phần acid eicosapentanoic (EPA, 20:5(n-3)) và acid docosahexaenoic (DHA, 22:6(n-3)) rất cĩ lợi cho sức khỏe của cá [41, 55, 56, 80]. Khi cung cấp quá nhiều hàm lượng n-3 hoặc một tỉ lệ ngang bằng về n-3/n-6 trong khẩu phần ăn của một số lồi cá cho thấy cá cĩ biểu hiện từ chối thức ăn. Hàm lượng dầu quá nhiều trong khẩu phần sẽ ảnh hưởng đến quá trình tạo viên và vấn đề bảo quản sản phẩm thức ăn. Nhiều nghiên cứu và thực nghiệm cho thấy hàm lượng béo trong thức ăn ni thủy sản thích hợp trong khoảng từ 4 - 14% tùy thuộc vào

từng loại cá. Một số nghiên cứu của SEAFDEC (2002), Hertrampf & Pascual (2000) cho rằng tỉ lệ sử dụng dầu cá, dầu gan mực trong khẩu phần thức ăn nuơi cá mú chấm cam thường chiếm tỉ lệ tối đa là 4% và lecithin thường được dùng với tỉ lệ tối đa là 3% [30, 55, 56, 67, 79, 80, 81].

Tĩm lại từ việc tổng hợp các dữ liệu về đặc tính lý, hĩa của nguyên liệu cĩ thể thấy rằng nguyên liệu là nền tảng đầu tiên để tạo dựng nên sản phẩm thức ăn vật nuơi. Chất lượng nguyên liệu là thành tố đĩng vai trị quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng thức ăn. Các nghiên cứu gần đây về lựa chọn, thay thế nguyên liệu bột cá bằng bột lá keo ipil-ipil, bột đậu trắng, bột xương thịt, bột huyết trong khẩu phần thức ăn nuơi cá mú chấm cam. Nghiên cứu sử dụng các dạng carbohydrate khác nhau (glucose, sucrose, dextrin, tinh bột) làm thức ăn cho cá mú cọp. Thay thế bột cá bằng bột phụ phẩm động vật trong khẩu phần thức ăn nuơi cá mú chấm cam giống và nghiên cứu sử dụng bột đầu vỏ tơm để thay thế một phần bột cá …

Nguồn nguyên liệu trong sản xuất thức ăn vật nuơi thủy sản khá phong phú và đa dạng, việc nghiên cứu khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn nguyên liệu, thay thế các nguyên liệu như bột cá, bã nành… bằng các nguyên liệu giá rẻ, sẵn cĩ nhằm tăng hiệu quả nuơi, giảm thiểu khai thác cạn kiệt nguồn cá tự nhiên luơn là vấn đề bức thiết đặt ra cho hầu hết các nhà quản lý, doanh nghiệp và nghiên cứu. Ngồi ra, trong sản xuất thức ăn vật nuơi, vấn đề luơn được đặt ra là sử dụng loại, tỉ lệ nguyên liệu, tính năng và chất lượng nguyên liệu để tổ hợp cơng thức thức ăn là những vấn đề cần thiết. Do vậy, việc xây dựng mơ hình khái qt hĩa nguồn nguyên liệu trong sản xuất thức ăn vật nuơi sẽ gĩp phần vào việc mơ tả và biểu đạt các dạng, loại nguyên liệu và là cơ sở cho việc lựa chọn nguyên liệu trong sản xuất thức ăn vật nuơi thủy sản.

Một phần của tài liệu nghiên cứu công nghệ sản xuất thức ăn công nghiệp cho cá mú chấm cam (epinephelus coioides) nuôi thương phẩm (Trang 30 - 34)