TT Biện pháp
Tính khả thi của các biện pháp Tỷ lệ ủng hộ (%) Rất khả thi Khả thi Không khả thi SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) 1
Tổ chức tuyên tuyền nâng cao nhận thức trong cấp uỷ, chính quyền, cán bộ, giáo viên, học sinh và cộng đồng về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia
23 22,3 65 63,1 15 14,6 85,4
2
Lập kế hoạch xây dựng trường chuẩn quốc gia trên cơ sở quy hoạch phát triển nhà trường.
44 42,7 51 49,5 8 7,8 92,2
3
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn đáp ứng yêu cầu đổi mới về giáo dục trong giai đoạn hiện nay
42 40,8 52 50,5 9 8,7 91,3
4
Tăng cường kiểm tra đánh giá xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia theo các tiêu chuẩn
5
Tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương, ngành giáo dục đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và các điều kiện hỗ trợ theo yêu cầu xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia.
29 28,2 53 51,5 21 20,4 79,7
6
Đẩy mạnh quản lý công tác xã hội hóa giáo dục nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng xã hội tham gia xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia
38 36,9 47 45,6 18 17,5 82,5
Tổng, tỷ lệ trung bình 222 35,9 312 50,5 84 13,6 86,4
Về tính khả thi: Cả 6 biện pháp đều được đánh giá là có tính khả thi, đạt tỷ lệ trung bình 86,4%. Trong đó biện pháp “Lập kế hoạch xây dựng trường chuẩn quốc gia trên cơ sở Quy hoạch phát triển nhà trường” được đánh giá có tính khả thi nhất chiếm tỷ lệ 92,2%; biện pháp “Tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương, ngành giáo dục cung ứng các điều kiện vật chất, thiết bị đảm bảo yêu cầu xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia” được cho là có tính khả thi thấp nhất, đạt tỷ lệ 79,7%.
Kết quả phân tích cho thấy, tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp cơ bản là tương đồng, các ý kiến đánh giá có tính tỷ lệ thuận với nhau như biện pháp 1, 3, 4, 6 mức độ đánh giá tính cấp thiết ngang với tính khả thi. Tuy nhiên biện pháp “Tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương, ngành giáo dục đáp ứng các điều kiện vật chất, thiết bị đảm bảo yêu cầu của trường THCS đạt chuẩn quốc gia” được cho là có tính cấp thiết cao nhất thì tính khả thi lại thấp nhất; biện pháp “Kế hoạch hóa cơng tác xây dựng trường chuẩn quốc gia trên cơ sở quy hoạch phát triển nhà trường” được cho là có tính cấp thiết xếp thứ tư nhưng lại có tính khả thi xếp thứ nhất. Kết quả đó là khách quan đúng với thực trạng việc tham mưu của Hiệu trưởng các nhà trường về đầu tư cơ sở vật chất đạt hiệu quả chưa cao, cấp ủy, chính quyền các cấp chưa thực sự qụan tâm tới công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia của các nhà trường; hay ngược lại biện pháp lập kế hoạch xây dựng trường chuẩn quốc gia là việc làm khơng khó, vì hồn tồn phụ thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của Hiệu trưởng các trường, do đó tính khả thi rất cao.
Tiểu kết chƣơng 3
Khi nghiên cứu và đề xuất các biện pháp quản lý của hiệu trưởng trong công tác xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia ở huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ phải căn cứ vào những chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước về giáo dục nói chung và cơng tác xây dựng trường chuẩn quốc gia nói riêng, bám sát quy định về 5 tiêu chuẩn của trường THCS đạt chuẩn quốc gia.
Xuất phát từ những lý luận thực tiến về công tác xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia trong thời gian qua, dựa trên các nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu, tính thực tiễn và tính khả thi, đề tài đã đề xuất 6 biện pháp quản lý chủ yếu của hiệu trưởng về công tác xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia ở huyện Yên Lập.
Vấn đề đặt ra là việc nghiên cứu vận dụng sao cho linh hoạt và phù hợp với điều kiện cụ thể của từng trường, kết hợp với việc nghiên cứu bổ sung những kinh nghiệm của các trường đã được công nhận chuẩn quốc gia và những biện pháp quản lý đã sử dụng để xây dựng nhà trường đạt tập thể lao động tiên tiến và tiên tiến xuất sắc trong thời gian vừa qua. Chúng tôi tin rằng, với sự năng động sáng tạo, nhiệt tình, tâm huyết của hiệu trưởng các trường, các biện pháp trên sẽ góp phần sớm xây dựng các trường THCS đạt chuẩn quốc gia theo đúng kế hoạch đề ra.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Đại hội Đảng lần thứ XI với tinh thần đổi mới mạnh mẽ, toàn diện Giáo dục - Đào tạo với những định hướng “Đổi mới căn bản, toàn diện nền Giáo dục và Đào tạo của Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt”.
Xây dựng trường chuẩn quốc gia là một trong những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, là một hướng tích cực để tiếp cận với chất lượng giáo dục trong khu vực và quốc tế. Học tập trong trường đạt chuẩn quốc gia, học sinh được tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ giáo dục có chất lượng cao hơn, môi trường giáo dục tốt hơn, thân thiện hơn. Trường chuẩn quốc gia là cơ sở để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và phát triển KT-XH của địa phương.
Luận văn đã đánh giá khá đầy đủ về thực trạng xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia nói chung và trường THCS đạt chuẩn quốc gia nói riêng ở huyện Yên Lập đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, tuy nhiên tiến độ thực hiện còn chậm so với kế hoạch đề ra. Chất lượng giáo dục toàn diện chưa cao do kinh phí đầu tư cho phát triển giáo dục đã được quan tâm nhưng còn hạn hẹp, điều kiện cơ sở vật chất, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu của việc đổi mới chương trình hiện nay. Cơng tác xã hội hóa giáo dục cịn nhiều bất cập về nhận thức, việc huy động được các nguồn lực đầu tư cho phát triển giáo dục còn hạn chế. Hiệu trưởng các nhà trường chưa có giải pháp tích cực trong việc tham mưu cho cấp ủy và chính quyền địa phương và ngành giáo dục để thực hiện chương trình xây dựng trường chuẩn quốc gia theo kế hoạch.
Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn giáo dục tại địa phương, đề tài đã nghiên cứu, đánh giá thực trạng xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia ở
huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ xác định những vấn đề cơ bản đặt ra trong công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia ở địa phương, trên cơ sở đó đề xuất sáu biện pháp quản lý xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia, đó là:
1. Tổ chức tuyên tuyền nâng cao nhận thức trong cấp uỷ, chính quyền, cán bộ, giáo viên, học sinh và cộng đồng về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia.
2. Kế hoạch hóa cơng tác xây dựng trường chuẩn quốc gia trên cơ sở quy hoạch phát triển nhà trường.
3. Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn đáp ứng yêu cầu đổi mới về giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
4. Tăng cường kiểm tra đánh giá xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia theo các tiêu chuẩn
5. Tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương, ngành giáo dục đáp ứng các điều kiện vật chất, thiết bị đảm bảo yêu cầu của trường THCS đạt chuẩn quốc gia.
6. Đẩy mạnh quản lý công tác xã hội hóa giáo dục nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng xã hội tham gia xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia.
Kết quả khảo sát sáu biện pháp đều có tính cần thiết và khả thi cao. Tuy nhiên, bên cạnh các biện pháp đã vận dụng, đã có tổng kết rút kinh nghiệm, hiệu trưởng cần chủ động nghiên cứu và cụ thể hóa sáu biện pháp nêu trên thành các biện pháp quản lý phù hợp với đặc điểm của trường mình, sao cho đạt hiệu quả cao nhất trong việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia.
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với Sở GD&ĐT tỉnh Phú Thọ
- Phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu trình UBND tỉnh phương án vốn đầu tư, cải tạo CSVC các trường đẩy nhanh tiến độ thực hiện Kế hoạch số 3689/KH-UBND ngày 30/8/2016 của UBND tỉnh Phú Thọ vềduy trì, xây dựng trường học đạt chuẩn quốc giagiai đoạn 2016-2020. Đồng
thời tham mưu UBND tỉnh quy định, hướng dẫn UBND cấp huyện giao quyền tự chủ về tài chính và biên chế cho các nhà trường theo định Nghị định số 43 của chính phủ và phù hợp với Điều lệ nhà trường ở từng cấp học, bậc học.
- Tăng cường các biện pháp chỉ đạo chuyên môn, đôn đốc kiểm tra việc thực hiện nội dung, mục tiêu của Kế hoạch xây dựng trường chuẩn quốc gia. Theo dõi, tổng hợp và đánh giá kết quả việc triển khai thực hiện Kế hoạch.
2.2. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Yên Lập
- Tham mưu cho UBND huyện:
+ Chỉ đạo các cơ quan chuyên mơn triển khai kịp thời, có hiệu quả Kế hoạch số 135/KH-UBND ngày 28/6/2016 của UBND huyện Yên Lập về xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia huyện Yên lập giai đoạn 2016-2020.
+ Chỉ đạo các xã, thị trấn, các đồn thể chính trị xã hội thường xuyên tổ chức tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia để nhân dân, cha mẹ học sinh và các lực lược chính trị xã hội tích cực, tự nguyện tham gia hỗ trợ có hiệu quả nhằm tạo điều kiện để các nhà trường đạt chuẩn quốc gia theo kế hoạch đề ra.
- Tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của hiệu trưởng các trường theo quy định của Luật Giáo dục và Điều lệ trường học.
- Chỉ đạo, hướng dẫn các trường THCS lập kế hoạch xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, tình hình thực tế của mỗi nhà trường; đồng thời có biện pháp hỗ trợ kịp thời các trường phấn đấu và giữ vững danh hiệu trường đạt chuẩn quốc gia. Định kỳ tổ chức sơ kết công tác xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia, tổ chức cho cán bộ quản lý tham quan, học tập kinh nghiệm ở một số trường chuẩn điển hình trong và ngồi tỉnh.
2.3. Đối với hiệu trưởng các trường THCS thuộc huyện Yên Lập.
- Làm tốt công các tuyên truyền nâng cao nhận thức của đội ngũ CBGV, HS quyết tâm xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Đồng thời phải
kiện toàn các tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường.
- Xây dựng kế hoạch trường đạt chuẩn phù hợp với điều kiện của nhà trường; kiểm tra, rà sốt và có kế hoạch khắc phục các nội dung chưa đạt so với 5 tiêu chuẩn của quy chế ban hành kèm theo Thông tư 47 của Bộ GD-ĐT
- Tăng cường các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; đảm bảo các tỷ lệ về chất lượng học lực và hạnh kiểm theo quy định của chuẩn.
- Xây dựng mối quan hệ với cấp ủy, chính quyền, đồn thể và nhân dân đại phương, tạo sự đồng thuận, ủng hộ, giúp đỡ nhà trường sớm hoàn thành các tiêu chí của trường chuẩn quốc gia./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2000), Quyết định số 04/2000/QĐ-BGDĐT ngày 01 tháng 3 năm 2000 ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2003), Quyết định số 01/2003/QĐ-BGDĐT ngày 02 tháng 01 năm 2003 ban hành Quy định tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2004), Quyết định số 01/2004/QĐ-BGDĐT ngày 29 tháng 01 năm 2004 về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 01/2003/QĐ- BGDĐT ngày 02 tháng 01 năm 2003 của Bộ GD&ĐT ban hành Quy định tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Nội vụ (2006), Thông tư số 35/2006/TTLT- BGD&ĐT-BNVngày 25/10/2006 Hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập.
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Quyết định số 37/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16 tháng 7 năm 2008 của ban hành quy định về phịng học bộ mơn.
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Thông tư 29/2009/TT-BGDĐT ngày 22
tháng 10 năm 2009 ban hành Quy định chuẩn hiệu trưởng trường THCS, trường THPT và trường phổ thông nhiều cấp học.
8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Thông tư 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22
tháng 10 năm 2009 ban hành Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS, giáo viên THPT.
9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày
28 tháng 3 năm 2011 ban hành Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông nhiều cấp học.
10. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Thông tư 47/2012/TT-BGDĐT ngày 07
tháng 12 năm 2012 ban hành Quy chế công nhận trường THCS, trường THPT và trường phổ thông nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia.
11. Chính phủ (1998), Nghị định số 71/1998/NĐ- CP ngày 8/9/1998 ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan.
12. Phạm Khắc Chƣơng (2004), Lý luận QL GD đại cương. Nxb Đại học
sư phạm, Hà Nội.
13. Đảng bộ huyện Yên Lập (2015), Nghị quyết số 01-NQ/ĐH ngày 30/5/2015, Đại hội Ban chấp hành Đảng bộ Yên Lập lần thứ XXIII.
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Chỉ thị 40-CT/TƯ ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ Quản lý giáo dục.
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ X, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội;
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XI, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội;
17. Đảng bộ huyện Yên Lập (2016), Nghị quyết số 46-NQ/TU ngày 01/8/2016
về phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016-2020.
18. Trần Văn Độ(2012), “Phát triển đội ngũ Hiệu trường trường THPT
theo hướng chuẩn hóa”, Tạp chí giáo dục.
19. Phạm Minh Hạc (tổng chủ biên) (1997), ã hội hóa cơng tác giáo dục.
Nhà xuất bản Giáo dục - Hà Nội.
20. Đặng Xuân Hải (2007), Quản lý sự thay đổi và vận dụng lý thuyết quản lý
sự thay đổi trong QLGD,QLNT, Khoa sư phạm – Đại học Quốc gia Hà Nội.
21. Nguyễn Hữu Hải (2008), Biện pháp xây dựng trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia ở huyện Từ Liêm,Hà Nội
22. Lƣu Đức Hạnh (2006), “Một số vấn đề rút ra từ công tác xây dựng
23. Đặng Thành Hƣng (2005), "Chuẩn và chuẩn hoá trong giáo dục,
những vấn đề lý luận và thực tiễn", Viện chiến lược và chương trình giáo
dục, Hà Nội.
24. Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Khắc Hƣng (2004), Giáo dục Việt Nam
hướng tới tương lai- vấn đề và giải pháp. Nxb Chính trị quốc gia.
25. Học viện Quản lý giáo dục (2006), Kỷ yếu hội thảo khoa học: “Đổi mới