1.2 .Một số khái niệm, thuật ngữ có liên quan đến đề tài nghiên cứu
2.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội huyện Yên Lập, tỉnh Phú
2.1.1. Điều kiện tự nhiên huyện Yên Lập tỉnh Phú Thọ
Yên Lập là huyện miền núi ở phía Tây Bắc của tỉnh Phú Thọ, có tọa độ 21010’ - 21031’ Bắc, 105015’ Đông; độ cao so với mặt nước biển là 200m, cách trung tâm thành phố Việt Trì khoảng 70 km; phía Đơng và Đơng Bắc giáp huyện Cẩm Khê và huyện Tam Nơng (Phú Thọ), phía Tây và Tây Bắc giáp huyện Văn Chấn (Yên Bái), phía Nam giáp huyện Thanh Sơn, Tân Sơn (Phú Thọ) và phía Bắc giáp huyện Hạ Hồ (Phú Thọ). Trên địa bàn huyện có 01 đường quốc lộ 70B, có 05 tuyến đường tỉnh lộ là các tuyến đường 313, 321, 321B, 313D và 321C. Toàn bộ các tuyến đường tỉnh lộ trên địa bàn Yên Lập có chiều dài là 107,1 km, nhưng chỉ có 26,7 km là đạt tiêu chuẩn cấp V miền núi, còn lại là đường tương đương cấp VI hoặc chưa vào cấp, chất lượng kém đi lại khó khăn nhất là vào mùa mưa. Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 43.783,6 ha với 17 xã, thị trấn, trong đó có: 1 thị trấn; 16 xã đặc biệt khó khăn và an tồn khu, với 223 khu dân cư.
Yên Lập là huyện miền núi cao, địa hình đa dạng và phức tạp, có nhiều dãy núi cao, độ dốc lớn, hệ thống suối, khe, ngòi hẹp và dốc lại phân bố khơng đều làm cho địa hình bị phân cách mạnh, giao thơng đi lại khó khăn.
Yên Lập nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 22,5°C, cao nhất 39°C và thấp nhất 4-5°C. Có hai mùa chính: mùa đơng lạnh và khơ hạn, kéo dài từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau với nhiệt độ trung bình 14,2°-18°; mùa hè nóng và mưa nhiều, kéo dài từ tháng 6 đến tháng 9 với nhiệt độ trung bình 28-30°C. Lượng mưa trung bình năm là 1.800 mm. Độẩm trung bình trong năm là 85-89%, cao nhất lên đến 90% vào tháng 7.8 và thấp nhất xuống đến 62% thường vào tháng 12 hàng năm.
2.1.2. Điều kiện xã hội huyện Yên Lập tỉnh Phú Thọ
Yên Lập có số dân là 93.070 người tính đến tháng 5 năm 2016, trong đó nữ 47.029 người, chiếm 50,53%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân trong giai đoạn 2010-2015 là 1,1%/năm. Mật độ dân số trung bình là 194 người/Km², là huyện thưa dân thứ hai của tỉnh Phú Thọ (chỉ sau huyện Tân Sơn). Trong địa bàn Huyện có 17 dân tộc anh em sinh sống, trong đó dân tộc Mường chiếm khoảng 70%, dân tộc Dao chiếm khoảng 3%, dân tộc Kinh chiếm khoảng 17%, còn lại là các dân tộc khác. Nguồn lao động của huyện có 44.940 người, chiếm 54,16% tổng số dân trong huyện; trình độ dân trí khơng đồng đều giữa các vùng miền trong huyện, cơng tác xã hội hóa giáo dục cịn nhiều hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ tới việc phát triển sự nghiệp giáo dục của huyện.
Giáo dục và đào tạo tiếp tục phát triển, quy mô trường lớp học ổn định, đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh.
2.1.3. Đặc điểm kinh tế huyện Yên Lập tỉnh Phú Thọ
Trong 5 năm 2010- 2015, huyện Yên Lập đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế bình qn 5,64%; trong đó nơng lâm nghiệp, thủy sản tăng 5,5%, công nghiệp và xây dựng tăng 10,07%, các dịch vụ tăng 4,44%; thu nhập bình quân đạt 18 triệu đồng/người/năm, tăng 250% so với năm 2010. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tiến bộ, tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp, thủy sản 54,26%, ngành công nghiệp và xây dựng 12,9%, các ngành dịch vụ 32,84%, tăng 4,02%.Yên Lập đã thu hút và huy động hơn 450 tỷ đồng vốn đầu tư; thu ngân sách hàng năm tăng 11%. Đã có 17/17 xã, thị trấn có điện lưới quốc gia. Về nơng nghiệp và phát triển nơng thơn, với diện tích tự nhiên 43.746,5 ha, chiếm 12,41% diện tích tự nhiên của tỉnh Phú Thọ, Yên Lập đã có kế hoạch sử dụng đất hợp lý và hiệu quả, vừa đảm bảo vững chắc nhu cầu lương thực- thực phẩm, vừa đi vào sản xuất hàng hoá bằng đẩy mạnh chăn nuôi đại gia súc, mở rộng diện tích ni trồng thuỷ sản. Với diện tích đồi rừng lớn, Yên Lập có thể phát triển đàn bị thịt, hình thành các mơ hình, các vùng chăn ni
gắn với phát triển lâm nghiệp để đưa tổng đàn bò lên trên 20.000 con; ổn định diện tích và nâng cao chất lượng rừng, đưa sản lượng khai thác hàng năm đạt trên 50.000m3 và phát triển tập đoàn cây trên đồi. Ngoài việc phát triển dịch vụ để đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng; n Lập cịn có điều kiện rất lớn cho phát triển dịch vụ du lịch.
2.1.4. Những đặc điểm về kinh tế - xã hội ảnh hường đến xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia THCS đạt chuẩn quốc gia
2.1.4.1. Thuận lợi
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Yên Lập lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2015 - 2020 xác định các mục tiêu phát triển KT-XH trọng tâm đến 2020 của huyện, trong đó có mục tiêu về xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia; Ban chấp hành Đảng bộ huyện khóa XXIII đã ban hành Nghị quyết số 46-NQ/HU ngày 01/8/2016 về phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016 – 2020; Ủy ban nhân dân huyện Yên Lập đã xây dựng Kế hoạch số 135/KH- UBND ngày 28/6/2016 của UBND huyện Yên Lập về xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2016-2020. Đây là định hướng hết sức quan trọng đối với ngành giáo dục huyện. Vì vậy, sự nghiệp giáo dục của huyện ngày càng được quan tâm.
Sự nghiệp GD-ĐT đã có sự chuyển biến tích cực, mạnh mẽ, tồn diện: quy mô mạng lưới trường lớp phát triển phù hợp và đáp ứng được nhu cầu của người dân; chất lượng giáo dục có bước chuyển biến tích cực; cơ sở vật chất được tăng cường, 100% trường học có máy vi tính và nối mạng internet để phục vụ công tác quản lý, đa số giáo viên có máy vi tính và biết sử dụng máy vi tính phục vụ cơng tác giảng dạy; nhận thức của người dân về giáo dục có nhiều thay đổi tích cực, cơng tác xã hội hố giáo dục bước đầu thu được kết quả. Đội ngũ CBQL, GV và các lực lượng xã hội nhận thức rõ hơn về trách nhiệm của mình đối với việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia.
2.1.4.2. Khó khăn
Địa bàn huyện rộng, điều kiện địa hình của huyện phức tạp, có nhiều đồi núi, dân cư sống không tập trung, đường xá đi lại khó khăn, các trường
mầm non, tiểu học có nhiều điểm trường lẻ. Đời sống của nhân dân nhìn chung cịn khó khăn, mặt bằng dân trí khơng đều, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo còn cao (29%). Ngân sách Nhà nước dành cho các hoạt động nâng chất lượng giáo dục còn hạn hẹp, chưa đáp ứng yêu cầu thực tế của ngành.
Cấp uỷ, chính quyền ở một số địa phương, đơn vị chưa quan tâm sâu sát đến sự nghiệp GD-ĐT; một bộ phận người dân, gia đình và học sinh cịn tư tưởng ỷ nại, trơng chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước, chưa quan tâm đầu tư và tham gia đóng góp các nguồn lực cho sự nghiệp giáo dục, đặc biệt là đầu tư cho công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia còn hạn chế.