Hiệu trƣởng và vai trò của Hiệu trƣởng trƣờng THCS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý xây dựng trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia ở huyện yên lập, tỉnh phú thọ (Trang 30 - 33)

1.2 .Một số khái niệm, thuật ngữ có liên quan đến đề tài nghiên cứu

1.4. Hiệu trƣởng và vai trò của Hiệu trƣởng trƣờng THCS

1.4.1. Khái niệm Hiệu trưởng

Điều 54 - Luật Giáo dục 2005 (đã sửa đổi năm 2009) quy định: “Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, cơng nhận” [33, tr.19].

Những phẩm chất và năng lực của người hiệu trưởng trường THCS được thể hiện ở hiệu quả lao động quản lý. Do vậy, đòi hỏi người Hiệu trưởng cần có ý thức ln đổi mới và tự đổi mới để nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục của nhà trường. Xây dựng được các mối quan hệ tốt giữa nhà trường với bên ngoài xã hội để phát triển nhà trường, duy trì và phát triển việc phối hợp tốt giữa chính quyền và các tổ chức trong và ngoài nhà trường. Đồng thời người Hiệu trưởng trường THCS cần phải đạt chuẩn hiệu trưởng theo quy định chuẩn Hiệu trưởng trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thơng có nhiều cấp học.

Theo quy định, Hiệu trưởng trường THCS là người được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận và được tập tập thể giáo viên, nhân viên trong nhà trường tín nhiệm; hiệu trưởng là người được giao quyền hạn và trách nhiệm cao nhất trong nhà trường; chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên về tổ chức, chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động của nhà trường nhằm thực hiện có hiệu quả các mục tiêu giáo dục.

Hiện nay, ngoài việc cần biết tổ chức, chỉ đạo việc dạy và học theo yêu cầu của xã hội thì điều quan trọng hơn là người hiệu trưởng phải biến nhà trường thành "công cụ của chuyên chính vơ sản". Như vậy, người hiệu trưởng phải có sự giác ngộ sâu sắc về lý luận chính trị, hiểu biết về chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về đường lối giáo dục xã hội chủ nghĩa, có tinh thần cách mạng cao, phải là nhà giáo có kinh nghiệm, có năng lực chuyên mơn, có uy tín được tập thể GV và HS thừa nhận. Mặt khác, người Hiệu trưởng phải hiểu rõ mục tiêu giáo dục, được học tập bồi dưỡng các chương trình QLGD để hiểu sâu sắc về nội dung giáo dục, có phương pháp để phát triển nhà trường cho phù hợp với thực tiễn nền giáo dục hiện nay.

1.4.2. Vai trị của Hiệu trưởng trường THCS

Hiệu trưởng ln được coi là người tiên phong dẫn dắt nhà trường phát triển. Người Hiệu trưởng trách nhiệm xây dựng phát triển nhà trường trong thời gian hiện tại và đặt nền móng vững chắc cho tương lai, chăm lo cho đội ngũ cả về tinh thần lẫn vật chất. Trong xu thế mở cửa, người Hiệu trưởng phải am hiểu nhiều lĩnh vực và thực hiện được nhiều vai trò: Nhà lãnh đạo- quản lý, nhà giáo dục, nhà kinh tế, nhà ngoại giao, nhà sư phạm... nhằm nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo và quản lý, phát triển nhà trường một cách bền vững [18].

* Trong vai trò quản lý, Hiệu trưởng nhà trường phải thực hiện tốt bốn chức năng cơ bản (kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra). Các hoạt động này diễn ra thường xuyên, tác động toàn diện tới các mặt hoạt động của nhà trường nhằm đảm bảo sự vận hành ổn định và đạt tới các mục tiêu đã xây dựng.

- Chức năng kế hoạch: Là quá trình xác định hệ thống các mục tiêu và quyết định các biện pháp tốt nhất nhằm đạt được mục tiêu. Trong công tác quản lý, người Hiệu trưởng cần căn cứ vào các nhiệm vụ được giao, các chỉ thị hướng dẫn của cơ quan QLGD cấp trên (Bộ, Sở, Phòng), căn cứ vào thực tiễn giáo dục của địa phương, đơn vị mình phụ trách thu thập thông tin, xác định mục tiêu phấn đấu để xây dựng kế hoạch đảm bảo tính khả thi cao nhất.

- Chức năng tổ chức: Là quá trình tiếp nhận và sắp xếp các nguồn lực nhằm hiện thực hố các mục tiêu của tổ chức. Q trình lựa chọn và sắp xếp nhân sự thơng qua việc phân tích nhu cầu cơng việc, các nhiệm vụ cụ thể của tổ chức, đồng thời tính tốn phân bổ nguồn lực thích hợp để xây dựng cơ chế làm việc cho từng cá nhân. Khi phân công nhân sự, Hiệu trưởng cần xác định năng lực, nguyện vọng, sở trường của từng cá nhân, đồng thời phân tích hồn cảnh, điều kiện của mỗi người để tạo động lực cho họ làm việc đạt hiệu quả cao nhất.

- Chức năng chỉ đạo: Là quá trình tác động của chủ thể quản lý lên khách thể quản lý làm thay đổi hành vi, thái độ của đối tượng nhằm đạt các mục tiêu đề ra. Quá trình này cần bao hàm sự chỉ dẫn, động viên, giám sát, thúc đẩy chất lượng công việc của người dưới quyền. Trong chỉ đạo, người Hiệu trưởng cần tránh gây áp lực, thái độ sợ hãi cho đội ngũ GV, nên khuyến khích, động viên là chính. Vì vậy, chủ thể quản lý cần phải có nghệ thuật quản lý.

- Chức năng kiểm tra: Là hoạt động quản lý thường xuyên của Hiệu trưởng nhằm đánh giá thực trạng, phát hiện sai sót lệch lạc và đưa ra các quyết định quản lý phù hợp. Thông qua kiểm tra, Hiệu trưởng nắm được các thuận lợi, khó khăn của từng cá nhân, từng bộ phận, từ đó có cơ sở điều chỉnh các hoạt động: Lập kế hoạch, chỉ đạo, tổ chức, khả năng hồn thành cơng việc của các cá nhân, các bộ phận trong đơn vị. Kiểm tra thường đi kèm với đánh giá, vì vậy cần xây dựng được các bộ cơng cụ đánh giá, các tiêu chí rõ ràng, cụ thể, từ đó có căn cứ khoa học tin cậy để đánh giá chính xác, nâng cao hiệu lực quản lý, lãnh đạo của người Hiệu trưởng.

Tóm lại: Bốn chức năng quản lý có mối quan hệ chặt chẽ với nhau tạo thành một hệ thống quản lý khép kín, thúc đẩy sự phát triển. Trong hệ thống đó, yếu tố thơng tin ln có mặt ở tất cả các giai đoạn. Vì vậy, người Hiệu trưởng cần làm chủ thông tin, coi thông tin là phương tiện không thể thiếu trong khi thực hiện các chức năng quản lý và ra các quyết định quản lý.

* Trong vai trò lãnh đạo, Hiệu trưởng phải có năng lực định hướng cho sự phát triển, biết gây ảnh hưởng quy tụ đội ngũ, phát huy sức mạnh tập thể, dẫn dắt tập thể hoàn thành mục tiêu đề ra. Trong thực tiễn, Hiệu trưởng phải có khả năng dự báo và là người đề xướng sự thay đổi, xây dựng các giải pháp huy động các nguồn lực nhằm duy trì sự phát triển bền vững cho nhà trường.

Tóm lại, vai trị lãnh đạo và quản lý của Hiệu trưởng được thể hiện trong mọi mặt hoạt động của nhà trường. Người Hiệu trưởng có tư duy quản lý mới sẽ từng bước xây dựng được các giá trị cốt lõi của một đơn vị, tạo được niềm tin trong cộng đồng, khẳng định được vị trí của mình trong ngành giáo dục cũng như vai trò của nhà trường ở địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý xây dựng trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia ở huyện yên lập, tỉnh phú thọ (Trang 30 - 33)