Tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương, ngành giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý xây dựng trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia ở huyện yên lập, tỉnh phú thọ (Trang 97)

1.2 .Một số khái niệm, thuật ngữ có liên quan đến đề tài nghiên cứu

3.2.5.Tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương, ngành giáo

3.2. Đề xuất một số biện pháp quảnlý xây dựng trƣờng THCS đạt

3.2.5.Tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương, ngành giáo

tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và các điều kiện hỗ trợ theo yêu cầu xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia

3.2.5.1. Mục tiêu biện pháp

Các tiêu chí về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học là trở ngại lớn nhất trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia ở huyện Yên Lập. Do đó hiệu trưởng nhà trường cần chủ động và tham mưu kịp thời với cấp ủy, chính quyền địa phương, phịng Tài chính – Kế hoạch huyện tập trung đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị cho nhà trường, để học sinh được tiếp cận và thụ hưởng các điều kiện giáo dục có chất lượng cao hơn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện của nhà trường.

3.2.5.2. Nội dung biện pháp

Cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện phục vụ giảng dạy, kể cả tài liệu giảng dạy, học tập, sách giáo khoa, sách tham khảo là một trong những thành tố của quá trình dạy học, là điều kiện không thể thiếu trong việc nâng cao chất lượng dạy học.

Cơ bản các trường THCS trên địa bàn huyện Yên Lập đảm bảo đủ diện tích mặt bằng, đủ số phòng học, khơng cịn tình trạng học ba ca, khơng cịn phòng học cấp bốn. Tuy nhiên nhiều phòng học chưa đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn quy định, phịng học bộ mơn và các phịng chức năng thiếu nhiều; việc đầu tư mua sắm trang thiết bị chưa kịp thời, thiếu đồng bộ. Trong phạm vi quyền hạn của mình, hiệu trưởng phải chủ động, tích cực tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương, phòng GD-ĐT triển khai kịp thời đề án kiên cố hoá trường lớp học và huy động nguồn kinh phí của nhà nước và sự đóng góp của nhân dân nhằm tăng cường đầu tư xây dựng CSVC, thiết bị cho trường theo hướng đồng bộ, hiện đại, bền vững, đảm bảo quy định của trường chuẩn quốc gia. Thực tế ở nhiều trường cho thấy, nếu hiệu trưởng năng động làm tốt cơng tác tham mưu với chính quyền địa phương, làm tốt công tác tuyên truyền thuyết phục trên các diễn đàn thì hiệu quả đầu tư, tiến độ xây dựng, mua sắm được đẩy nhanh và sớm hoàn thiện.

Thực trạng khảo sát các trường THCS của huyện còn 25% số trường chưa đạt tiêu chuẩn về CSVC và thiết bị. Vì vậy, hiệu trưởng nhà trường phải làm tốt công tác tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị để các trường khắc phục khó khăn này. Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, khắc phục tình trạng đầu tư dàn đều. Trường nào đăng ký đạt chuẩn trước thì được đầu tư trước. Thơng báo lộ trình đầu tư cho các trường. Các trường cịn lại vẫn được phân bổ kinh phí để duy trì hoạt động thường xun và bảo đảm hoạt động giáo dục theo yêu cầu.

Với những trường chưa được đầu tư, Hiệu trưởng nhà trường cần có các biện pháp phát huy nội lực, quản lý, bảo quản và sử dụng có hiệu quả CSVC, trang thiết bị hiện có. Khuyến khích GV chủ động, sáng tạo trong khai thác, sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện dạy học vận động sự đóng góp kinh phí của nhân dân theo phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm. Với các cách làm đó tạo ra một nguồn kinh phí ổn định để hàng năm thực hiện các hạng mục về CSVC và trang thiết bị cho trường chuẩn quốc gia.

3.2.5.3. Cách thức thực hiện

Hiệu trưởng xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường, trong đó bao gồm tồn bộ CSVC nhà trường trong một tổng thể thống nhất, hợp lý, khoa học. Sự phân bố các khối cơng trình, bố trí khơng gian, sân chơi, bãi tập, khu vệ sinh, khuôn viên phù hợp với điều kiện thực tế về diện tích, địa hình khơng gian, cảnh quan xung quanh. Có quy hoạch tổng thể mới có thể giúp cho xây mới, sửa chữa, phá cũ mà không lộn xộn, không manh mún, chắp vá. Quy hoạch phải theo từng khối cơng trình, hợp lý khoa học.

Hàng năm, hiệu trưởng tổ chức kiểm kê để có được số liệu đánh giá thực trạng tình hình cơ sở vật chất và thiết bị của nhà trường (thiếu, thừa, cần bổ sung và thứ tự ưu tiên), đề xuất với cơ quan có thẩm quyền đầu tư cơ sở vật chất, phòng học, phòng làm việc, phòng học chức năng, xây dựng thư viện, phịng thí nghiệm, trang thiết bị nhà trường theo hướng đồng bộ chuẩn

hóa, hiện đại hóa. Đầu tư có trọng điểm, theo thứ tự ưu tiên khơng bình qn dàn trải cho tất cả các hạng mục, đầu tư đến đâu đạt chuẩn đến đó.

Để cơng tác tham mưu đầu tư xây dựng CSVC, thiết bị có hiệu quả người hiệu trưởng phải năng động, khẩn trương, nhạy bén, biết chọn thời cơ kiên trì và có khả năng thuyết phục tốt. Tổ chức tốt việc huy động các nguồn lực đóng góp nguồn vốn đầu tư xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Thường xuyên rà soát việc đáp ứng các kiến nghị đề xuất của nhà trường với cấp trên.

3.2.5.4. Điều kiện thực hiện

Người Hiệu trưởng cần phải nắm vững quan điểm đường lối giáo dục của Đảng, có lương tâm nghề nghiệp với bản lĩnh vững vàng dám nghĩ dám làm và dám chịu trách nhiệm.

Cần có sự quan tâm, hỗ trợ của cấp trên, của chính quyền và nhân dân địa phương, của các đơn vị kinh tế hoạt động trên địa bàn.

Nguồn kinh phí phải được sử dụng một cách hợp lý và tiết kiệm, đúng mục đích, khơng bị thất thốt.

3.2.6. Đẩy mạnh quản lý cơng tác xã hội hóa giáo dục nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng xã hội tham gia xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia

3.2.6.1. Mục tiêu biện pháp

Nhằm huy động có hiệu quả các lực lượng xã hội ủng hộ xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia.

Thực hiện phương châm kết hợp giáo dục nhà trường - gia đình - xã hội. Xây dựng ý thức trách nhiệm, tinh thần đồn kết, phát huy tính chủ động, sáng tạo của các đoàn thể tổ chức quần chúng để kết hợp cùng chính quyền thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học, chung sức phấn đấu xây dựng trường chuẩn quốc gia.

3.2.6.2. Nội dung biện pháp

Quán triệt quan điểm chỉ đạo của Đảng: “Giáo dục đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng của Nhà nước và của toàn dân”. Chủ trương xã hội hố cơng

tác giáo dục đang phát huy tác dụng trong thực tế cuộc sống và đã góp phần quan trọng làm cho giáo dục thực sự trở thành sự nghiệp của toàn dân. Mấu chốt của cơng tác xã hội hóa giáo dục là huy động được các lực lượng xã hội tham gia công tác giáo dục, tăng cường các nguồn lực cho giáo dục. Đây là một phạm trù rộng bao gồm cả các yếu tố nhân lực, vật lực, tài lực tăng cường cho giáo dục.

Xã hội hóa giáo dục chính là việc huy động cả xã hội làm giáo dục dưới sự quản lý của nhà nước. Muốn thực hiện quản lý nhà nước về xã hội hóa giáo dục thì cơng tác xã hội hóa giáo dục phải được thể chế hóa, tức là làm cho sự tham gia của xã hội vào công tác giáo dục được thực hiện theo những quy định và những thơng lệ ổn định, mang tính pháp lý.

Để có thể phát huy tốt vai trị của mình, hiệu trưởng nhà trường phải biết lấy cộng đồng xã hội làm điểm tựa cho việc phát triển và hoàn thiện nội dung, phương thức hoạt động cho phù hợp với đặc điểm của cộng đồng xã hội làm cho các vấn đề về giáo dục trở thành vấn đề mà cả cộng đồng xã hội quan tâm.

Công tác huy động các lực lượng xã hội tham gia xây dựng và phát triển giáo dục, ủng hộ xây dựng các nhà trường có hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào năng lực và sự cố gắng của hiệu trưởng nhà trường người thực hiện chức trách quản lý giáo dục tại đơn vị trường học. Hiệu trưởng nhà trường cần xây dựng, củng cố và phát triển quan hệ phối hợp với các lực lượng xã hội tham gia xã hội hóa cơng tác giáo dục trong việc xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia.

Đồng thời hiệu trưởng phải quản lý tốt sự phối hợp hoạt động giữa các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường. Trường THCS là đơn vị sự nghiệp được tổ chức và hoạt động theo chế độ thủ trưởng. Hiệu trưởng nhà trường cần phải quán triệt nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý nhà trường. Tăng cường pháp chế trong quản lý có quân hệ mật thiết với việc thực hiện cơng khai, dân chủ trong nhà trường. Đó là cơ sở để củng cố nề nếp, kỷ cương trong đơn vị. Bên cạnh đó, tăng cường pháp chế là yếu tố cần thiết không thể thiếu để phát

huy quyền làm chủ của người lao động. Muốn có dân chủ thực sự trong đơn vị trường học thì khơng thể thiếu việc tăng cường pháp chế trong quản lý nhằm tạo ra nền tảng vững chắc để thực hiện dân chủ, công bằng, đồng thời vẫn thiết lập được tính kỷ luật, kỷ cương, nề nếp trong đơn vị nhà trường. Hiệu trưởng nhà trường phải động viên khuyến khích cán bộ, giáo viên tích cực tham gia vào công tác xã hội hóa giáo dục; tạo điều kiện để mọi người nắm bắt thông tin, tham gia ý kiến, được kiểm tra, giám sát các hoạt động của nhà trường.

3.2.6.3. Cách thức thực hiện

Hiệu trưởng phải nắm vững những chủ trương đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về giáo dục. Phải có nhận thức đúng đắn, sâu sắc về bản chất của chủ trương xã hội hóa giáo dục, cần tránh những lệch lạc trong tư tưởng, nhận thức và hành động về xã hội hóa giáo dục; quan niệm chưa đầy đủ rằng xã hội hóa giáo dục chỉ là huy động các lực lượng xã hội đóng góp về tài chính.

Từ nhận thức đúng đắn về chủ trương xã hội hoá giáo dục, hiệu trưởng phải biết cụ thể hóa chủ trương một cách sáng tạo, phù hợp với yêu cầu giáo dục và điều kiện KT-XH của địa phương và nhà trường đảm bảo tính khả thi, tính thiết thực hiệu quả của các hoạt động. Huyện Yên Lập là huyện có điều kiện kinh tế, xã hội cịn nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, đời sống nhân dân cịn nghèo, các đơn vị kinh tế đóng trên địa bàn chưa phát triển mạnh, do đó trong cơng tác xã hội hóa giáo dục, đặc biệt là các trường thuộc vùng cao, vùng khó khăn, người hiệu trưởng phải đặc biệt chú ý đến yếu tố vùng miền.

Hiệu trưởng phải có năng lực thể chế hóa hoạt động xã hội hóa cơng tác giáo dục thành các văn bản có tính pháp lý căn cứ trên các quy định của nhà nước. Biến những hoạt động mang tính chất phong trào quần chúng thành những việc làm thường xuyên theo chuẩn và kiểm tra, đánh giá theo quy chuẩn. Hiệu trưởng phải đặc biệt quan tâm vận dụng tốt nguyên tắc về phân cấp quản lý và nguyên tắc về sự kết hợp trong quản lý để tổ chức thực hiện cơng tác xã hội hóa giáo dục đạt hiệu quả cao nhất.

Hiệu trưởng phải hình thành được các mối quan hệ với chính quyền huyện, xã, thị trấn, các cơ quan liên quan, các tổ chức đồn thể, chính trị xã hội và nhân dân trong việc thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục của nhà trường. Các hình thức phối hợp làm cơng tác xã hội hóa giáo dục có những khía cạnh, mức độ khác nhau tùy thuộc vào trình độ, sự tự nguyện, tự giác, khả năng, điều kiện riêng của các lực lượng xã hội và tính chất của từng hoạt động xã hội. Có thể là sự phối hợp chặt chẽ của hội đồng giáo dục; có thể là sự cộng tác, nghĩa là cùng góp sức làm chung một công việc nhưng không thực hiện chung một trách nhiệm. Có thể là sự tham gia nói theo nghĩa hẹp, đó là sự đóng góp cơng sức, tiền của, gia tăng kinh phí hay chủ trương giải pháp, biện pháp. Chẳng hạn như các cá nhân gia đình, dịng họ, các tổ chức đoàn thể xã hội, các doanh nghiệp, các tổ chức chính trị - xã hội đóng góp tiền của xây dựng các cơng trình, xây dựng CSVC trường lớp, xây dựng các quỹ giáo dục; tham gia đóng góp, đề xuất ý kiến, sáng kiến về một nội dung nào đó nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Các quan hệ trên có nhiều tầng bậc, phụ thuộc vào vai trò, chức năng, quyền hạn của từng tổ chức, cá nhân. Song ở phương diện nào nhà trường ln phải giữ vai trị nịng cốt.

Để các lực lượng xã hội tin tưởng và tích cực tham gia, ủng hộ cơng tác xã hội hóa giáo dục của nhà trường, hiệu trưởng cần tạo được uy tín và có quan hệ tốt với địa phương, với cộng đồng, phải có khả năng vận động thuyết phục cao. Hiệu trưởng cần tích cực, sáng tạo trong vận động quần chúng nhân dân tham gia vào công tác giáo dục; phát huy được ý thức tự giác, nhiệt tình, trách nhiệm của nhân dân. Trên cơ sở nắm chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, đoàn thể, hiệu trưởng nhà trường xây dựng quy chế, quan hệ phối hợp, cộng tác, huy động sự giúp đỡ, tham gia vào các hoạt động giáo dục của nhà trường. Vận động các lực lượng xã hội tham gia hỗ trợ nhà trường bằng cách thơng qua chính quyền địa phương để họ nói lên tiếng nói chung của họ, thuyết phục các ban ngành, đoàn thể cùng tham gia hợp tác với nhà trường đóng góp xây dựng trường chuẩn quốc gia. Nếu một tổ

chức xã hội một cá nhân, tập thể nào đó có uy tín với quần chúng nhân dân địa phương mà tự bản thân họ không đủ sức hỗ trợ được nhiều cho nhà trường thì chúng ta cũng có thể thơng qua họ để nhờ họ vận động các cá nhân khác, các tổ chức khác có khả năng đóng góp nhiều hơn. Phương pháp vận động theo dây chuyền này có thể đem lại nhiều kết quả khả quan.

Để ràng buộc trách nhiệm của các tổ chức, nhà trường cần xây dựng quy chế phối hợp, trong đó quy định rõ trách nhiệm của các ngành, các tổ chức chính trị xã hội, cộng đồng và gia đình trong việc đóng góp nguồn lực và tham gia các hoạt động giáo dục; có sơ kết, đánh giá, kiểm điểm trách nhiệm của từng bên về việc thực hiện quy chế.

Để huy động được sức mạnh tổng hợp của các lực lượng xã hội trong công tác xã hội hóa giáo dục, cần khơng ngừng nâng cao vai trò của các tổ chức trong nhà trường như: Cơng đồn, Đồn Thanh niên, hội cha mẹ học sinh, hội khuyến học. Cần chú ý vai trò của cơng đồn bởi vì tổ chức cơng đồn là người đại diện cho tiếng nói của cán bộ cơng chức trong nhà trường và là chỗ dựa tin cậy của mọi đoàn viên, cán bộ giáo viên, nhân viên trong quá trình thực hiện quyền dân chủ của mình; Đồn thanh niên là lực lượng trẻ ln có tính xung kích, tiên phong, nhiệt huyết, sáng tạo trong các hoạt động của nhà trường; cần phải phát huy vai trò của hội cha mẹ học sinh, tạo sự gắn bó chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình để kịp thời giáo dục học sinh.

Hoạt động của cơng đồn, Đồn thanh niên, hội cha mẹ học sinh, hội khuyến học phải đảm bảo sự thống nhất trong nhận thức và hành động của mọi thành viên trong tổ chức của mình đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp và toàn diện của chi bộ nhà trường nhằm thực hiện đúng đường lối của Đảng về giáo dục và đào tạo sẽ góp phần to lớn trong việc thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường và quá trình chuẩn hóa nhà trường.

Bên cạnh việc tổ chức huy động tốt các lực lượng xã hội tham gia công tác xã hội hóa xây dựng nhà trường đạt chuẩn quốc gia, hiệu trưởng cần thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý và tổ chức thực hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý xây dựng trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia ở huyện yên lập, tỉnh phú thọ (Trang 97)