Khái quát chung về giáo dục và đào tạo của huyện Yên Lập, tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý xây dựng trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia ở huyện yên lập, tỉnh phú thọ (Trang 46 - 50)

1.2 .Một số khái niệm, thuật ngữ có liên quan đến đề tài nghiên cứu

2.2. Khái quát chung về giáo dục và đào tạo của huyện Yên Lập, tỉnh

Phú Thọ

2.2.1. Đặc điểm tình hình

Trong những năm qua, sự nghiệp giáo dục và đào tạo trên địa bàn huyện luôn được các cấp ủy Đảng, chính quyền tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai tích cực. Những kết quả mà ngành giáo dục và đào tạo đạt được đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài ở địa phương. Đến nay, trên địa bàn huyện có 19 trường mầm non (trong đó có 01 trường mầm non tư thục); 18 trường tiểu học; 19 trường trung học cơ sở (THCS) (trong đó có: 17 trường THCS, 01 trường tiểu học và trung học cơ sở, 01 trường phổ thông Dân tộc nội trú); 03 trường trung học phổ thông (THPT); 01 Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên và 01 Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị. Quy mơ trường, lớp các cấp học và đào tạo, cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập của con em Nhân dân. Năm 2016, huyện Yên Lập đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3 và phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 2, xóa mù chữ đạt chuẩn mức độ 2.

Chất lượng giáo dục đã được nâng lên, giảm dần khoảng cách so với mặt bằng chung của tỉnh. Công tác đào tạo nghề cho người lao động được quan tâm, mỗi năm có khoảng 650 đến 700 lao động được đào tạo trình độ sơ

cấp và trung cấp nghề; các hình thức liên kết đào tạo góp phần vào việc nâng cao trình độ chun mơn, lý luận chính trị cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trên địa bàn .

Cơ sở vật chất trường học được đầu tư, xây dựng theo hướng kiên cố hóa, chuẩn hóa. Đến năm 2016 phịng học kiên cố cấp học mầm non đạt tỷ lệ 89,1%, cấp tiểu học đạt tỷ lệ 85,3%, cấp trung học cơ sở đạt tỷ lệ 100%; thiết bị, đồ dùng dạy học được bổ sung hàng năm, cơ bản đáp ứng nhu cầu dạy và học. Công tác xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2011-2015 đạt kết quả tốt, huyện Yên Lập đã có 36/59 trường học đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 61%.

Hàng năm đội ngũ cán bộ giáo viên được bổ sung về số lượng. Đến nay 100% giáo viên có trình độ đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn. Công tác quy hoạch, bồi dưỡng, bổ nhiệm cán bộ quản lý trường học được quan tâm thường xuyên.

Cấp ủy, chính quyền nhiều xã, thị trấn trong huyện đã quan tâm, sâu sát trong lãnh chỉ đạo sự nghiệp giáo dục của địa phương; phần lớn phụ huynh học sinh tích cực, tạo điều kiện cho con, em đến trường; ngành giáo dục luôn nhận được sự quan tâm, ủng hộ của các lực lượng xã hội trong công tác giáo dục và đào

2.2.2. Thực trạng về giáo dục THCS trên địa bàn huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ Phú Thọ

2.2.2.1.Mạng lưới trường lớp và quy mô học sinh

Năm học 2016-2017 tồn huyện có 19 trường THCS trong đó có 01trường PT DTNT huyện và 1 trường có 2 cấp học (TH&THCS Nga Hoàng). Tổng số lớp là 170 lớp với 5113 học sinh, trung bình số học sinh trên lớp là 5113/170 = 30 học sinh, thấp hơn rất nhiều so với quy định trong Thông tư 47/2012/TT-BGDĐT ngày 07/12/2012 của Bộ GD&ĐT về Ban hành Quy chế công nhận trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thơng và trường phổ thơng có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia (tối đa không quá 45 học sinh), đây là một trong những điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia và công tác quản lý hoạt động giáo dục trong nhà trường.

2.2.2.2. Thực trạng cơ sở vật chất trường học

Trong những năm gần đây, công tác xây dựng, củng cố, tăng cường CSVC trường lớp học được các cấp chính quyền địa phương quan tâm nên hiện nay CSVC các trường THCS cơ bản đáp ứng được nhu cầu dạy và học 1 ca, tỷ lệ phòng học kiên cố đạt 100%.

Bảng 2.1. Tổng hợp số phịng học, phịng bộ mơn năm học 2016-2017

TT Nội dung Tổng số Kiên cố Cấp 4

1 Phòng học 170 170 0

2 Phịng bộ mơn 55 51 4

3 Phòng chức năng 173 162 11

(Nguồn báo cáo học kỳ I, năm học 2016-2017-Phịng GD&ĐT) Nhìn vào số liệu ở bảng 2.1 thấy rằng:

- Thời điểm năm học 2016-2017, các trường THCS trong huyện có 170 phịng học, 55 phịng bộ mơn, 15 trường có nhà điều hành.

- Về phịng học: 19/19 trường có đủ số phịng học theo quy định, khơng trường nào có tình trạng phải học 2 ca/ngày; tỷ lệ phịng học kiên cố đạt 100%, điều này thể hiện được sự quan tâm của các cấp chính quyền tới giáo dục.

- Về phịng học bộ mơn và các phịng chức năng: Có 55 phòng học bộ mơn (51 phịng kiên cố, 4 phịng bán kiên cố), 173 phòng chức năng (162 kiên cố, 11 cấp 4). Đối chiếu với quy định hiện hành của Thông tư 47/2012/TT- BGDĐT về việc ban hành Quy chế công nhận trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thơng có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia thì bậc THCS cịn thiếu 40 phịng học bộ mơn 55 phịng chức năng.

2.2.2.3. Về xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL, giáo viên

Hàng năm ngành giáo dục huyện thường xuyên rà soát, cập nhật và báo cáo với Huyện ủy, UBND huyện về tình hình đội ngũ CBQL và giáo viên cả về số lượng, chất lượng, trình độ đào tạo, năng lực chuyên mơn và khả năng hồn thành nhiệm vụ; đồng thời tham mưu xây dựng quy hoạch và đào tạo đội ngũ cán bộ đến năm 2020; thực hiện đúng quy trình, thủ tục quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại CBQL, điều động, sắp xếp đội ngũ cán bộ giáo viên,

nhân viên trong ngành đảm bảo đồng bộ về cơ cấu, chuẩn hố về trình độ; tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên, nhân viên được học tập nâng chuẩn trình độ chun mơn, nghiệp vụ.

Bảng 2.2. Tổng hợp chất lƣợng đội ngũ CBQL, giáo viên cấp THCS

Cấp học TS CBQL, GV Số CBQL, GV có trình độ đào tạo trên chuẩn Số CBQL, GV có trình độ đào tạo chuẩn Số CBQL, GV có trình độ đào tạo chưa đạt chuẩn SL % SL % SL % THCS 418 291 69,6% 127 30,4 0 0

(Nguồn báo cáo học kỳ I, năm học 2016-2017-Phòng GD&ĐT) Theo kết quả ở bảng 2.2 cho thấy: Tỷ lệ CBQL, GV cấp THCS có trình độ đào tạo từ chuẩn trở lên đạt 100%, trong đó trên chuẩn đạt 96,6%. Đây cũng là một thuận lợi trong việc xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia.

2.2.2.4.Về chất lượng giáo dục

Thực hiện chỉ thị năm học của Chủ tịch UBND tỉnh, trên cơ sở căn cứ hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ các năm học của Sở GD-ĐT, ngành giáo dục huyện Yên Lập tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các cấp học, bậc học. Bảng 2.3. Tổng hợp chất lƣợng giáo dục cấp THCS * Hạnh kiểm: Năm học T. số học sinh Tốt Khá T. bình Yếu SL % SL % SL % SL % 2013-2014 4468 3276 73,3 1032 23,1 156 3,49 4 0,09 2014-2015 4688 3574 76,2 973 20,8 137 2.9 4 0,1 2015-2016 4773 3542 74,2 1062 22,3 159 3,3 10 0,2 * Học lực: Năm học T.số học sinh Giỏi Khá T. bình Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % 2013-2014 4468 477 10,7 1829 40,9 1951 43,6 209 4,7 2 0,04 2014-2015 4688 521 11,1 1984 42,3 2011 42,9 172 3,7 0 0 2015-2016 4773 479 10 1933 40,5 2101 44 259 5,4 1 0,02

(Nguồn số liệu lấy từ báo cáo tổng kết năm học phòng GD&ĐT Yên Lập từ năm học 2013-2014 đến năm học 2015-2016).

Qua bảng số liệu trên cho thấy học sinh THCS trên địa bàn huyện Yên Lập cơ bản các em ngoan lễ phép, công tác giáo dục về đạo đức cho học sinh được các nhà trường quan tâm; tỷ lệ học sinh có hạnh kiểm khá, tốt cao (trên 95%), học sinh có hạnh kiểm trung bình, yếu có giảm hơn trong những năm gần đây.

Qua kết quả đánh giá xếp loại về học lực 3 năm gần đây cho thấy chất lượng giáo dục đại trà trên địa bàn huyện đã có bước chuyển biến, tỷ lệ học sinh có học lực khá giỏi tăng dần, song tỷ lệ xếp loại yếu vẫn còn khá cao (5,4%), vẫn có học sinh xếp loại học lực kém. Đây là vấn đề cần đặt ra để trong quá trình giảng dạy và giáo dục các trường cần quan tâm tới đối tượng học sinh yếu, kém và có kế hoạch bồi dưỡng cụ thể, thường xuyên nhằm nâng cao chất lượng giáo dục chung của huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý xây dựng trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia ở huyện yên lập, tỉnh phú thọ (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)