Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý xây dựng trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia ở huyện yên lập, tỉnh phú thọ (Trang 105 - 107)

1.2 .Một số khái niệm, thuật ngữ có liên quan đến đề tài nghiên cứu

3.3.Mối quan hệ giữa các biện pháp

Sáu biện pháp quản lý trong việc xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia mà luận văn đưa ra xuất phát từ thực tiễn quản lý của các trường THCS ở huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ. Mỗi biện pháp đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Giữa các biện pháp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, biện pháp này là tiền đề, cơ sở cho biện pháp kia, chúng tương tác, hỗ trợ, bổ sung cho nhau trong hệ thống các biện pháp quản lý xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia.

Qua khảo sát thực tế đối với các trường THCS ở huyện Yên Lập thì biện pháp cần ưu tiên là biện pháp “Tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương, ngành giáo dục đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và các điều kiện hỗ trợ theo yêu cầu xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia”. Yếu tố cơ sở vật chất (phòng học, phòng chức năng, trang thiết bị, sân chơi, bãi tập diện tích đất bình quân trên mỗi học sinh) hiện là rào cản lớn nhất của quá trình chuẩn hóa các trường nói chung và trường THCS nói riêng trên địa bàn huyện cũng như tồn tỉnh Phú Thọ. Việc tham mưu để cấp ủy, chính quyền, ngành giáo dục đáp ứng các điều kiện vật chất, thiết bị sẽ tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục tồn diện học sinh được tốt hơn, góp phần nâng cao chất lượng dạy học, đảm bảo sự phát triển bền vững, củng cố và nâng cao nhận thức của xã hội về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia, từ đó việc huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng xã hội tham gia vào công tác xã hội hóa giáo dục sẽ gặp được nhiều thuận lợi hơn.

Biện pháp “Tổ chức tuyên tuyền nâng cao nhận thức trong cấp uỷ, chính quyền, cán bộ, giáo viên, học sinh và cộng đồng về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia” là biện pháp tạo tiền đề cho việc thực hiện các biện pháp khác vì nhận thức là cơ sở của mọi hành động, nếu không tạo được nhận thức, nhất là nhận thức đúng đắn thì sẽ khơng có hành động đúng và hiệu quả.

Các biện pháp “Lập kế hoạch xây dựng trường chuẩn quốc gia trên cơ sở quy hoạch phát triển nhà trường”; “Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn đáp ứng yêu cầu đổi mới về giáo dục trong giai đoạn hiện nay”; “Tăng cường kiểm tra đánh giá xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia theo các tiêu chuẩn”; “Đẩy mạnh quản lý công tác xã hội hóa giáo dục nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng xã hội tham gia xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia” là những biện pháp cơ bản nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng trường chuẩn quốc gia của nhà trường.

Trong quá trình xây dựng trường chuẩn quốc gia, nếu các biện pháp quản lý trên được hiệu trưởng quan tâm thực hiện một cách đồng bộ thì việc xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia sẽ sớm thành hiện thực vì các biện pháp có tác động tương trợ, biện chứng lẫn nhau, biện pháp này chính là cơ sở để thực hiện biện pháp kia.

Tuy nhiên các biện pháp này được sử dụng có hiệu quả nhất khi khai thác triệt để được thế mạnh của từng biện pháp, biết linh hoạt khi sử dụng phù hợp vào từng thời điểm, từng nội dung và từng đối tượng. Những biện pháp đưa ra, qua nghiên cứu thực tế sẽ có ý nghĩa đóng góp bổ sung cho cơng tác nghiên cứu khoa học quản lý giáo dục.

Dựa vào đặc điểm điều kiện của từng địa phương, của từng nhà trường mà người quản lý giáo dục có thể tham khảo, bổ sung và phát triển tìm ra những nội dung phù hợp cho mình trong quá trình quản lý nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý xây dựng trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia ở huyện yên lập, tỉnh phú thọ (Trang 105 - 107)