1.2 .Một số khái niệm, thuật ngữ có liên quan đến đề tài nghiên cứu
2.6. Đánh giá chung về công tác xây dựngvà quảnlý xây dựng
THCS đạt chuẩn quốcgia ở huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ
2.6.1. Thuận lợi
Quan điểm chỉ đạo của các cấp ủy đảng từ huyện đến các xã, thị trấn đều nhận định rõ vai trò của GD trong q trình phát triển kinh tế - văn hóa - XH, coi trọng đầu tư cho GD là tạo động lực cho sự phát triển địa phương một cách nhanh và bền vững nhất.
Công tác xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Huyện ủy, Hội đồng nhân dân; UBND huyện đã thành lập Ban Chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên; ban kế hoạch xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2016-2020 gắn với tình hình thực tế của huyện và từng xã, thị trấn.
Đội ngũ hiệu trưởng bước đầu đã có sự nhận thức tương đối đầy đủ về các biện pháp quản lý cơ bản nhằm xây dựng nhà trường theo chuẩn quốc gia; trong q trình thực hiện ln chấp hành nghiêm chỉnh các chủ trương, đường lối chủ trương chính sách của Đảng, nhà nước, thực hiện tốt các nội quy, quy chế của ngành... năng động, sáng tạo sử dụng nhiều biện pháp quản lý và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ. Trong cơng tác quản lý đã
quan tâm chú ý đến vấn đề xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, có sự kiểm tra đánh giá và rút kinh nghiệm phấn đấu đạt kế hoạch đề ra.
Một số đơn vị có thuận lợi về đội ngũ CBQL, GV, NV, CSVC và đặc biệt là đội ngũ hiệu trưởng có kinh nghiệm trong cơng tác quản lý, chỉ đạo.
2.6.2. Khó khăn
Yên Lập là huyện miền núi của tỉnh Phú Thọ, kinh tế chậm phát triển, đời sống của nhân dân nhìn chung cịn khó khăn, mặt bằng dân trí khơng đều. Giáo dục và đào tạo của huyện bước đầu phát triển song chưa đồng đều giữa các vùng, đặc biệt là các xã vùng cao, vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số chậm chuyển biến.
Ngân sách nhà nước dành cho giáo dục còn hạn hẹp, chưa đáp ứng yêu cầu thực tế của ngành. Thời gian qua, chủ yếu tập trung đầu tư xây dựng phòng học nhằm xóa phịng học tạm và giải quyết đủ phịng học văn hóa cho các trường; cơ bản các trường học còn thiếu phịng học bộ mơn, các loại phòng chức năng, thiếu sân chơi, bãi tập theo qui định.
Hầu hết các trường còn thiếu nhân viên y tế, thư viện, thiết bị theo quy định tại Thông tư 35/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV, phải phân công giáo viên kiêm nhiệm, không được đào cơ bản về nghiệp vụ.
Ban giám hiệu một số trường còn lúng túng trong việc kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, chưa quyết tâm phấn đấu khắc phục khó khăn. Hoạt động hội đồng nhà trường chưa thường xuyên, hiệu quả chưa cao; một bộ phận giáo viên chưa tích cực học hỏi, rèn luyện nâng cao nhận thức chính trị, năng lực chuyên môn nghiệp vụ.
Chất lượng giáo dục toàn diện của một số trường chưa đáp ứng tiêu chuẩn trường THCS đạt chuẩn quốc gia.
Công tác xã hội hóa giáo dục đã được quan tâm, song việc huy động các nguồn lực đầu tư cho phát triển giáo dục đào tạo còn hạn chế; một số nhà trường cịn có biểu hiện trơng chờ vào sự đầu tư của nhà nước; chưa chủ động phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước, các đoàn thể, tổ chức ở địa
phương đề xuất những biện pháp cụ thể nhằm thực hiện chủ trương và kế hoạch phát triển giáo dục địa phương; chưa phát huy hết vai trò của Ban đại diện cha mẹ học sinh trong việc tuyên truyền vận động và thực hiện cơng tác xã hội hóa giáo dục nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện của nhà trường.
Tiểu kết chƣơng 2
Việc đánh giá thực trạng và phân tích các nguyên nhân cơ bản của thực trạng tình hình phát triển giáo dục cấp THCS cũng như việc xây dựngvà quản lý xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia ở huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ là cơ sở thực tế quan trọng để tìm ra các biện pháp xây dựng và duy trì các trường THCS đạt chuẩn quốc gia của huyện đến năm 2020. Thực trạng đã tập trung vào các yếu tố cơ bản của huyện như: điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế, văn hóa - xã hội, đặc biệt là tình hình giáo dục của huyện và công tác xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia.
Căn cứ vào tình hình thực tế, thực trạng đã nêu trên thì khó khăn lớn nhất trong cơng tác xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia ở huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ tập trung nhiều ở tiêu chuẩn 3 và tiêu chuẩn 4. Khó khăn này khơng chỉ riêng những trường THCS chưa đạt chuẩn mà cả những trường đã đạt chuẩn cũng đang mắc phải do quy chế ban hành tiêu chuẩn về cơ sở vật chất và chất lượng giáo dục ngày càng cao. Vì vậy mà các biện pháp được đề xuất sau đây ở chương 3 sẽ cơ bản đáp ứng được trong quá trình xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia.
Dựa trên cơ sở lý luận và kết quả điều tra, khảo sát, phân tích thực trạng xây dựng trường chuẩn quốc gia ở huyện Yên Lập, đặc biệt qua quá trình triển khai xây dựng các trường THCS đạt chuẩn Quốc gia trên địa bàn huyện Yên Lập trong những năm qua, có thể thấy: để xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia, cần có nhiều nỗ lực kiên trì, sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, các lực lượng xã hội, có kế hoạch, bước đi cụ thể trong từng học kỳ, từng năm học với nhiều biện pháp, giải pháp, trong đó hiệu trưởng nhà trường có vai trị vơ cùng quan trọng trong việc tổ chức triển khai kế hoạch xây dựng nhà trường đạt chuẩn quốc gia cho phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương. Yên Lập là huyện miền núi của tỉnh, có điều kiện kinh tế xã hội cịn nhiều khó khăn, chất lượng giáo dục đạt thấp so với mặt bằng
chung của tỉnh, do đó hiệu trưởng các nhà trường cần tiến hành các biện pháp phù hợp nhằm xây dựng nhà trường đạt chuẩn quốc gia theo đúng kế hoạch của huyện và của tỉnh.
Việc nghiên cứu thực trạng ở huyện Yên Lập nêu trên đã phần nào làm sáng tỏ những mặt mạnh, mặt yếu cũng như những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân chủ quan, những nguyên nhân khách quan làm ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng trường chuẩn quốc gia, trong đó có trách nhiệm của hiệu trưởng các nhà trường. Đây là một cơ sở thực tiễn quan trọng dẫn đến việc đề xuất các biện pháp quản lý xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia của hiệu trưởng các trường trên địa bàn huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ ở chương 3.
CHƢƠNG 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ XÂY DỰNG TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA Ở HUYỆN YÊN LẬP, TỈNH PHÚ THỌ