1.2 .Một số khái niệm, thuật ngữ có liên quan đến đề tài nghiên cứu
3.2. Đề xuất một số biện pháp quảnlý xây dựng trƣờng THCS đạt
3.2.1. Tổ chức tuyên tuyền nâng cao nhận thức trong cấp uỷ, chính
cán bộ, giáo viên, học sinh và cộng đồng về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia
3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp
Tuyên truyền để cấp uỷ, chính quyền địa phương, các đoàn thể xã hội, nhân dân và cán bộ, giáo viên nhận thức sâu sắc việc xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia ở các cấp học nói chung và ở bậc học THCS nói riêng nhằm tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, về đội ngũ, về môi trường để nâng cao chất lượng giáo toàn diện trong giai đoạn hiện nay. Từ việc có được nhận thức sâu sắc, đúng đắn, cấp ủy, chính quyền địa phương sẽ quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, vận động các đoàn thể, các lực lượng xã hội, cha mẹ học sinh hiểu và thực sự mong muốn, quyết tâm cao để cùng đóng góp, hỗ trợ các nguồn lực nhằm đạt mục tiêu xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia trong thời gian sớm nhất, họ thật sự nhận thấy đây là trách nhiệm, nghĩa vụ của toàn thể cộng đồng dân cư; hiểu được đây là cơ hội tốt nhất để con em họ có điều kiện tiếp cận mơi trường giáo dục chất lượng cao.
Toàn thể CBQL, GV, NV nhà trường nắm được đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, của địa phương, của ngành về xây dựng trường chuẩn quốc gia. Hiểu rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của việc xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia. Đội ngũ GV nhận thức được vai trò, trách nhiệm của mình trong việc thực hiện mục tiêu xây dựng trường chuẩn quốc gia, từ đó nỗ lực phấn đấu nâng cao chất lượng dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện, đáp ứng yêu cầu đổi mới.
3.2.1.2. Nội dung biện pháp
Cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên là những người trực tiếp tổ chức thực hiện các hoạt động của nhà trường để xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Quá trình xây dựng trường đạt chuẩn, các trường sẽ gặp những khó khăn về tổ chức, đội ngũ giáo viên, nhân viên, cơ sở vật chất, thiết bị, chất lượng giáo dục, thực hiện công tác xã hội hố giáo dục. Tất cả những khó khăn đó rất cần sự nỗ lực, sự sáng tạo, chủ động và sự quyết tâm của cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường, Hiệu trưởng nhà trường cần giúp họ hiểu đúng mục đích, thống nhất tinh thần và hành động. Giáo dục học sinh tham gia học tập, rèn luyện có hiệu quả, phát triển tồn diện, làm cơ sở cho việc tuyên truyền, giới thiệu đến cha mẹ học sinh, cộng đồng, xã hội nhận thức được chủ trương của Đảng và Nhà nước, của ngành về công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia.
Do đó, mỗi một cán bộ, giáo viên cần có sự hiểu biết về tổ chức và hoạt động của hệ thống giáo dục quốc dân nói chung, của nhà trường THCS nói riêng. Những nội dung kiến thức này được lựa chọn từ hệ thống các văn bản của Đảng và Nhà nước: các văn kiện của Đại hội Đảng, các văn bản pháp luật về giáo dục. Trong đó, cần xác định Luật Giáo dục 2005 (đã sửa đổi, bổ sung năm 2009) và Điều lệ nhà trường trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thơng có nhiều cấp học (2011) là quan trọng nhất. Cụ thể là mỗi cán bộ, giáo viên nhà trường cần được đào tạo, bồi dưỡng để nắm được các qui định về:
- Vị trí, vai trị của giáo dục phổ thông, của giáo dục trung học. - Mục tiêu của giáo dục phổ thông, của giáo dục trung học. - Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục.
- Chương trình và các hoạt động giáo dục.
- Vai trò, trách nhiệm của nhà giáo, của cán bộ quản lý giáo dục. - Nhiệm vụ và quyền của người học, chính sách đối với người học. - Xã hội hoá giáo dục, quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội. - Kiểm định chất lượng giáo dục.
- Phổ cập giáo dục.
- Nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường, tổ chức và quản lý nhà trường. - Nội dung quản lý nhà nước về giáo dục.
Đồng thời CBQL, GV, NV nhà trường cần nắm được các quy định của Thông tư số 29/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009 ban hành Quy định chuẩn Hiệu trưởng trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học; Thơng tư số 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009 ban hành Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông. Đặc biệt cần hiểu biết đầy đủ nội dung của 5 tiêu chuẩn trong Quy chế công nhận trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thơng và trường phổ thơng có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia ban hành kèm theo Thông tư số 47/2012/QĐ-BGDĐT ngày 07/12/2012 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT.
Để hiểu rõ, nắm được đầy đủ các qui định một cách chi tiết 5 tiêu chuẩn của trường THCS đạt chuẩn quốc gia. Nhà trường cần cung cấp đầy đủ các văn bản (Luật Giáo dục, Điều lệ nhà trường, Quy chế công nhận trường THCS đạt chuẩn quốc gia...). Các tài liệu này được gửi tới các tổ chức, ban ngành, các bộ phận, các cơ quan hữu quan, hội cha mẹ học sinh, chính quyền địa phương, khu dân cư. Có thể phân cơng người biên soạn tài liệu, tóm lược những nội dung quan trọng, cụ thể của từng tiêu chuẩn thật ngắn gọn, từ ngữ đơn giản, dễ nhớ, giúp cộng đồng hiểu đúng, đầy đủ yêu cầu cần đạt của trường chuẩn quốc gia.
Hiệu trưởng nhà trường cần tích cực tham mưu với lãnh đạo địa phương nhận thức đúng về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia. Muốn tham mưu tốt phải tranh thủ diễn đàn các hội nghị để tranh thủ sự ủng hộ của chính quyền, của các đồn thể và nhân dân địa phương. Hội nghị nào nhà trường được tham gia đều tranh thủ diễn đàn để tuyên truyền về sự cần thiết, nhu cầu của việc xây dựng trường chuẩn quốc gia. Quy chế công nhận trường chuẩn quốc gia quy định 5 tiêu chuẩn là đã hội
tụ khá đầy đủ những điều kiện tạo thành một nhà trường hoàn chỉnh với chất lượng cao và toàn diện. Một nhà trường đạt chuẩn như thế là rất phù hợp với u cầu cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước, hợp với lịng dân. Khi người dân hiểu rõ như vậy thì họ sẽ đồng tình hưởng ứng và tích cực tham gia xây dựng nhà trường.
Trong quan hệ với địa phương, nhà trường luôn luôn phải giữ vai trò chủ động, trung tâm, nịng cốt. Quan hệ giữa nhà trường và gia đình, quan hệ giữa nhà trường với địa phương là quan hệ cơ bản nhất. Các mối quan hệ đó có thể dưới các dạng phối hợp, kết hợp, liên kết...
Để duy trì và củng cố sự phối hợp cần có những điều kiện như: Tính lợi ích của việc xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia đối với từng bộ phận, việc xây dựng tổ chức, tính năng động, uyển chuyển và tính hợp lý của cơ chế. Trong việc phát huy các nguồn lực cần xác định quan trọng nhất là yếu tố con người, cần có sự nhất trí về nhận thức và hành động, tạo nên sự đoàn kết, nhất trí, phối hợp với nhau. Các điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính, phương tiện cũng là rất cần thiết và quan trọng.
Muốn làm tốt cơng tác xã hội hố giáo dục, nhà trường cần phải làm cho nhân dân địa phương thấy được sự cố gắng vươn lên của nhà trường, nhà trường đang cần sự hỗ trợ của cộng đồng trong cơng tác giáo dục con em họ. Muốn có được niềm tin đó, nhà trường phải không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đẩy mạnh phong trào thi đua “dạy tốt, học tốt”, mỗi CBQL, GV cần gương mẫu, làm tốt công tác giáo dục toàn diện, đưa nhà trường đi lên.
Khi mọi người nhận thấy được trách nhiệm của mình đối với sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ, cộng đồng trách nhiệm với nhà trường thì lúc ấy nhà trường sẽ nhận được sự ủng hộ vô cùng to lớn của xã hội, của địa phương với công tác xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia.
3.2.1.3. Cách thức thực hiện
Để cơng tác tun truyền có hiệu quả, hiệu trưởng cần phải thực hiện đa dạng hóa các hình thức tun truyền.
Một là, Nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền và các đồn thể xã
hội. Hiệu trưởng nhà trường chủ động tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương đưa nội dung xây dựng trường chuẩn quốc gia vào nghị quyết, chương trình hành động của xã, thị trấn và của huyện. Đây là vấn đề mang tính quyết định vì các nguồn lực để xây dựng trường chuẩn quốc gia bao gồm cả nguồn lực về tài chính, con người, các điều kiện liên quan, lộ trình và các giải pháp xây dựng trường chuẩn quốc gia sẽ được quy định trong nghị quyết, quyết định của chính quyền địa phương; điều đó thể hiện tầm quan trọng và quyết tâm xây dựng trường chuẩn quốc gia của cả hệ thống chính trị. Từ đó sẽ có cơ hội huy động các nguồn lực, tranh thủ được sự ủng, tham gia của cả cộng đồng xã hội ở địa phương để thực hiện thành công mục tiêu xây dựng nhà trường đạt chuẩn quốc gia. Muốn vậy cán bộ quản lý, đặc biệt hiệu trưởng nhà trường phải có tiếng nói trên diễn đàn các hội nghị của địa phương, của ngành tuyên truyền về sự cần thiết, tầm quan trọng của việc xây dựng trường chuẩn quốc gia nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của địa phương, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; qua đó tranh thủ sự ủng hộ của chính quyền, các tổ chức đồn thể và nhân dân địa phương.
Tuyên truyền gián tiếp thông qua các văn bản, báo cáo với các cấp, các ngành, các đoàn thể cơ liên quan để nắm bắt chủ trương xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia của ngành GD-ĐT, kế hoạch xây dựng trường chuẩn quốc gia của nhà trường để phối hợp thực hiện nhằm đạt kể hoạch đề ra.
Hai là,nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên
Cung cấp đầy đủ, kịp thời đến cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên những thông tin, văn bản về xây dựng trường THCS đạt chuẩn Quốc gia.
Tổ chức cho cán bộ, giáo viên tham quan, học tập kinh nghiệm của trường đã đạt chuẩn quốc gia; mời cả đại diện lãnh đạo chính quyền, đồn thể xã, thị trấn tham gia. Thông qua tham quan thực tế và giao lưu trao đổi kinh nghiệm để thấy được những lợi ích thiết thực và những nguy cơ cần tránh, giúp CBQL, giáo viên có thêm kinh nghiệm trong q trình tổ chức, quản lý thực hiện.
Tổ chức hội thảo chuyên đề xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia. Tạo điều kiện cho CBQL, giáo viên tham gia học tập để nâng cao trình độ.
Tuyên truyền trực tiếp, cung cấp thông tin trong các cuộc họp của nhà trường, hội đồng sư phạm, ban đại diện cha mẹ học sinh, cuộc họp của các ban ngành đoàn thể ngoài nhà trường khi được mời tham dự. Thơng qua đó tuyên truyền vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng cũng như nội dung, yêu cầu của tiêu chuẩn, kế hoạch xây dựng trường chuẩn quốc gia của nhà trường.
Thực tế cho thấy, nếu CBQL, GV, NV được trang bị những kinh nghiệm trong tổ chức, quản lý xây dựng trường chuẩn sẽ không dao động, nao núng trước những dư luận bàn ra, tán vào, không ngần ngại trước những khó khăn của cuộc sống, công việc mà sẽ năng động sáng tạo hơn, tích cực vận dụng thực tiễn để thực hiện mục đích với hiệu quả cao nhất nhằm xây dựng đơn vị trường đạt chuẩn quốc gia. Nhà trường sẽ đáp ứng được giáo dục toàn diện học sinh và nhu cầu của cha mẹ học sinh, uy tín của nhà trường được khẳng định.
Ba là,nâng cao nhận thức của cha mẹ học sinh
Một trong những điều kiện để xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia là phải xuất phát từ nhu cầu của cha mẹ học sinh, từ sự hiểu biết đầy đủ những thơng tin về mục đích, những lợi ích của việc xây dựng trường chuẩn quốc gia sẽ tự nguyện hỗ trợ tinh thần, vật chất để chung tay xây dựng nhà trường. Cho nên nhiệm vụ của cán bộ quản lý, giáo viên nhà trường phải chủ động giới thiệu tuyên truyền về công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia đến cha mẹ học sinh, như: Các văn bản của ngành giáo dục về trường THCS đạt chuẩn quốc gia, định hướng của cấp ủy, chính quyền, phịng GD-ĐT huyện về cơng tác xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia.
Giới thiệu những lợi ích thiết thực trong việc giáo dục học sinh nếu trường đạt chuẩn quốc gia từ thực tế các trường đã đạt chuẩn trong huyện.
Tạo điều kiện cho thành viên của Ban đại diện cha mẹ học sinh tham gia vào các hoạt động của nhà trường. Tuyên truyền, vận động cha mẹ học sinh tham gia đóng góp sức người, sức của, giáo dục học sinh theo phương
châm nhà nước và nhân dân cùng làm. Với các cách làm đó tạo ra một nguồn kinh phí ổn định để hàng năm thực hiện các hạng mục về cơ sở vật chất và trang thiết bị theo quy định trường chuẩn quốc gia.
Ngồi những hình thức trên, có thể nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền địa phương và cả cộng đồng xã hội thông qua tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên website của nhà trường, của ngành, các buổi tổ chức họp mặt, tổ chức kỷ niệm, các cuộc giao lưu, phong trào thi đua...
3.2.1.4. Điều kiện thực hiện
Kế hoạch tuyên truyền phải được hiệu trưởng nhà trường chỉ đạo xây dựng cụ thể, nội dung thiết thực, hình thức thích hợp, có trọng tâm và tranh thủ sự giúp đỡ của các cơ quan, ban ngành huyện, xã, thị trấn trong việc thực hiện kế hoạch xây dựng trường chuẩn quốc gia của nhà trường. Đồng thời phải xây dựng cơ chế thi đua, có kiểm tra, giám sát chặt chẽ trong q trình thực hiện để đánh giá hiệu quả của công tác tuyên truyền.
Phương châm tuyên truyền là kiên trì, liên tục, lấy thực tế để tuyên truyền, giáo dục, đi sâu vào tâm tư, tình cảm từng đối tượng để vận động thuyết phục. Nhằm mục đích làm chuyển biến nhận thức và nâng cao trách nhiệm của toàn xã hội trong việc xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia.
Nhà trường cần có đội ngũ báo cáo viên. Báo cáo viên có thể là cán bộ, giáo viên trong trường hoặc là giảng viên mời. Đây là những người có hiểu biết về giáo dục THCS, về các tiêu chuẩn xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia, có tâm huyết với các phong trào của nhà trường hoặc của ngành.
Có điều kiện về cơ sở vật chất: có phịng hội họp, phịng học đầy đủ bàn ghế, có các phương tiện nghe nhìn, có các văn bản quy định của Nhà nước và của ngành, có tài liệu, có các phương tiện thơng tin tun truyền.
3.2.2. Lập kế hoạch xây dựng trường chuẩn quốc gia trên cơ sở quy hoạch phát triển nhà trường
3.2.2.1. Mục tiêu biện pháp
Xây dựng kế hoạch để phối hợp các hoạt động của các bộ phận có liên quan trong công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia. Kế hoạch sẽ tập trung vào thực hiện các mục tiêu của nhà trường.
Xây dựng kế hoạch để khẳng định sự phát triển của nhà trường trong tương lai ở một thời điểm nào đó.
Xây dựng kế hoạch để đảm bảo cơ sở hợp lý cho hoạt động xây dựng nhà trường và tạo khả năng huy động các nguồn lực.
Kế hoạch có tác dụng kiểm tra, nó tạo điều kiện cho người quản lý kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các hoạt động của các cá nhân và tổ chức.
3.2.2.2. Nội dung biện pháp
Thứ nhất, chú trọng việc lập kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn quốc
gia. Lập kế hoạch xây dựng trường chuẩn quốc gia một cách khoa học, cụ thể, thiết thực, khả thi, trong đó xác định rõ chương trình hành động và lộ trình thực hiện, xác định từng bước đi, những điều kiện, phương tiện cần thiết, biện