Nguyên tắc đề xuất các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý xây dựng trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia ở huyện yên lập, tỉnh phú thọ (Trang 76 - 77)

1.2 .Một số khái niệm, thuật ngữ có liên quan đến đề tài nghiên cứu

3.1.Nguyên tắc đề xuất các biện pháp

3.1.1. Đảm bảo tính mục tiêu

Mục tiêu nghiên cứu là cái đích mà người nghiên cứu đề ra để đạt được trong quá trình nghiên cứu.

Mục tiêu của đề tài “Quản lý xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia ở huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ” là thơng qua việc nghiên cứu, tìm hiểu những vấn đề có tính lý luận, điều tra, khảo sát thực tế mà đúc rút kinh nghiệm, tìm ra các biện pháp quản lý để đẩy nhanh tiến độ xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia ở huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ theo các tiêu chuẩn đã qui định. Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu phải xuất phát từ cơ sở thực tiễn liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Đồng thời trên cơ sở mục tiêu định hướng tìm ra các biện pháp quản lý để thực hiện. Vì vậy, các biện pháp quản lý đề xuất phải đảm bảo tính mục tiêu.

3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn

Các biện pháp đề xuất phải xuất phát từ thực tế của ngành và địa phương. Trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng của các trường THCS và thực tiễn quản lý của hiệu trưởng các trường trong công tác xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia ở huyện Yên Lập. Các biện pháp quản lý phải quan tâm đến thực trạng của các trường, những nhu cầu thực tế của các trường nằm trong khả năng nguồn lực cho phép; hạn chế tính chủ quan, phiến diện khi đề xuất biện pháp. Các biện pháp quản lý đề xuất phải phù hợp với chức năng quản lý của người hiệu trưởng, thống nhất được yêu cầu và khả năng thực hiện. Được vậy các biện pháp đề xuất sẽ có giá trị trong thực tiễn quản lý xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia ở địa phương.

3.1.3. Đảm bảo tính khả thi

Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp quản lý xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia phải phù hợp với khả năng thực tế của địa phương, của nhà trường, tập thể sư phạm và được thống nhất trong các cấp uỷ Đảng, chính quyền, cơ quan, ban ngành, các đoàn thể và nhân dân, huy động được sự tham gia của các lực lượng xã hội, tạo ra sức mạnh nội lực để thực hiện được các yêu cầu mà tiêu chuẩn của trường THCS đạt chuẩn quốc gia đặt ra.

3.1.4. Đảm bảo tính kế thừa

Kế thừa là sự tiếp nối giữa những việc đã làm, đang làm và sẽ làm trong tương lai. Trong quá trình nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia đòi hỏi người nghiên cứu phải tổng hợp được các biện pháp đã làm, chắt lọc được những cách làm hay, những yếu tố tích cực của mỗi biện pháp đã thực hiện phát hiện những tồn tại không hiệu quả, tránh phủ nhận sạch trơn hoặc đề xuất các biện pháp mới không dựa trên thực trạng và thực tiễn các biện pháp cũ đã có. Khi đề xuất các biện pháp quản lý xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia ở huyện Yên Lập, phải thể hiện các cách làm mới, dựa trên cơ sở nền tảng của các biện pháp đã làm, đảm bảo sự phù hợp với thực tiễn giáo dục của địa phương, của nhà trường. Trong quá trình nghiên cứu, những biện pháp quản lý cũ khơng cịn phù hợp cần thay thế bằng các biện pháp mới thiết thực hơn, nhằm đảm bảo tính ổn định, sự phát triển bền vững và tránh được tình trạng duy ý chí trong cơng tác quản lý xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia trong giai đoạn hiện nay.

3.2. Đề xuất một số biện pháp quản lý xây dựng trƣờng THCS đạt chuẩn quốc gia ở huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý xây dựng trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia ở huyện yên lập, tỉnh phú thọ (Trang 76 - 77)