Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch xây dựng trường chuẩn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý xây dựng trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia ở huyện yên lập, tỉnh phú thọ (Trang 64 - 69)

1.2 .Một số khái niệm, thuật ngữ có liên quan đến đề tài nghiên cứu

2.5.2.Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch xây dựng trường chuẩn

Để tìm hiểu và nắm được vấn đề tổ chức thực hiện kế hoạch xây dựng trường chuẩn quốc gia và hình thức triển khai của các trường THCS, chúng tôi đã tiến hành khảo sát lấy ý kiến 40 CBQL của 19 trường THCS trong huyện. Qua tổng hợp, thu được kết quả như sau:

Bảng 2.15. Tổng hợp kết quả khảo sát việc triển khai kế hoạch xây dựng trƣờng THCS đạt chuẩn quốc gia

TT Nội dung SL đồng ý Tỷ lệ % Thứ bậc

1 Thành lập Ban Chỉ đạo triển khai kế hoạch

xây dựng trường chuẩn quốc gia 18 45 4

2 Triển khai kịp thời, đúng kế hoạch 21 52,5 3

3 Kế hoạch xây dựng trường THCS đạt chuẩn

quốc gia được triển khai cụ thể, chi tiết 22 55 2

4 Triển khai kế hoạch một cách đồng bộ 17 42,5 5

5 Có sự vận dụng linh hoạt, sáng tạo, điều chỉnh

hợp lý trong triển khai thực hiện kế hoạch 15 37,5 6

6 Triển khai kế hoạch một cách máy móc 26 65 1

Qua bảng 2.15 cho thấy: có 65% cho rằng việc triển khai kế hoạch cịn máy móc, xếp thứ nhất; 55% ý kiến cho rằng kế hoạch được triển khai cụ thể, chi tiết, xếp thứ 2; kế hoạch được triển khai kịp thời chiếm 52,5%, xếp thứ 3; 45% ý kiến cho biết nhà trường đã thành lập ban chỉ đạo triển khai kế hoạch xây dựng trường chuẩn quốc gia, xếp thứ tư; 42,5% ý kiến cho rằng nhà trường triển khai kế hoạch một cách đồng bộ, xếp thứ năm; chỉ có 37,5% ý kiến cho rằng có sự vận dụng linh hoạt, sáng tạo, điều chỉnh hợp lý trong triển khai kế hoạch, xếp thứ sáu.

Từ các số liệu trên cho thấy công tác triển khai kế hoạch xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia chưa thực sự được các nhà trường quan tâm, việc triển khai ở một số trường chưa chi tiết, thiếu đồng bộ, chưa kịp thời, cịn máy móc, thiếu linh hoạt, sáng tạo, nhiều trường chưa thành lập ban chỉ đạo triển khai kế hoạch xây dựng trường chuẩn quốc gia, do đó đã ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng, hiệu quả triển khai kế hoạch xây dựng trường chuẩn quốc gia của nhà trường. Về hình thức triển khai kế hoạch xây dựng trường chuẩn quốc gia, qua khảo sát thu được kết quả như sau:

Bảng 2.16. Tổng hợp kết quả khảo sát hình thức triển khai kế hoạch xây dựng trƣờng chuẩn quốc gia

TT Các hình thức triển khai SL đồng ý Tỷ lệ % Thứ bậc

1 Phát bản kế hoạch cho các thành viên trong hội đồng

trường 17 42,5 3

2 Tập trung nghe phổ biến kế hoạch 36 90 1

3 Triển khai qua hệ thống bảng tin, loa truyền

thanh 21 52,5 2

4 Kết hợp cả ba hình thức (1), (2) và (3) 12 30 4

Qua bảng 2.16 cho thấy, có 90% ý kiến được hỏi cho rằng các nhà trường chủ yếu triển khai kế hoạch bằng hình thức tập trung để nghe phổ biến, xếp thứ nhất; tiếp đến là triển khai qua hệ thống bảng tin, loa truyền thanh (52,5%), xếp thứ hai; xếp thứ ba là phát bản kế hoạch cho các thành viên trong hội đồng trường (42,5%) và kết hợp cả ba hình thức trên là 30%, xếp thứ tư.

Như vậy có thể thấy việc sử dụng các hình thức triển khai kế hoạch chưa đa dạng, chủ yếu lựa chọn hình thức “tập trung nghe phổ biến” mà ít quan tâm đến việc phối hợp các hình thức tuyên truyền phổ biến một cách thường xuyên, sâu rộng, nên ảnh hưởng không nhỏ tới việc nâng cao nhận thức, hiểu rõ ý nghĩa, trách nhiệm xây dựng trường chuẩn quốc gia của toàn thể CB, GV, NV và HS tồn nhà trường, do đó khó đạt được mục tiêu của kế hoạch đề ra.

2.5.3.Chỉ đạo thực hiện các hoạt động xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia

Khảo sát đánh giá việc chỉ đạo thực hiện các hoạt động xây dựng trường chuẩn quốc gia của các Hiệu trưởng, chúng tôi sử dụng phiếu hỏi đốivới 97 CBQL, GV, NV (40 CBQL, 38 TTCM, 19 NV) ở 19 trường THCS với 3 mức độ: Rất tốt (3 điểm); tốt (2 điểm); chưa tốt (1 điểm). Kết quả khảo sát như sau:

Bảng 2.17. Tổng hợp kết quả khảo sát việc chỉ đạo thực hiện xây dựng trƣờng chuẩn quốc gia

TT Nội dung Rất tốt Tốt Chƣa tốt Điểm TB Thứ bậc

1 Đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập

thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách 65 25 7 2,6 1

2 Công tác chỉ đạo được thực hiện thường

xuyên, kịp thời 38 48 11 2,28 2

3

Có khả năng ra quyết định chỉ đạo đúng đắn và dám chịu trách nhiệm về các quyết

định chỉ đạo thực hiện kế hoạch 21 37 39 1,81 7

4 Nội dung chỉ đạo cụ thể, rõ ràng 27 31 39 1,88 6

5 Phân công nhiệm vụ khoa học, đúng người, đúng việc 33 46 18 2,15 4

6

Điều tiết hài hòa, phù hợp mối quan hệ phối hợp giữa các bộ phận trong thực hiện Kế hoạch xây dựng trường chuẩn quốc gia

42 35 20 2,23 3

7

Động viên, khích lệ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh hoàn thành tốt mục tiêu xây dựng trường chuẩn quốc gia.

24 48 25 1,99 5

Qua điều tra, phỏng vấn và kết hợp khảo sát bằng phiếu hỏi cho thấy, về cơ bản Hiệu trưởng các trường đã thực hiện đúng vai trò chỉ đạo các hoạt động xây dựng trường chuẩn quốc gia, đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch. Đồng thời có sự điều tiết hài hịa, phù hợp mối quan hệ phối hợp giữa các bộ phận, công tác chỉ đạo được thực hiện thường xuyên, kịp thời.

Tuy nhiên, trong cơng tác chỉ đạo cịn một số vấn đề cần tiếp tục được quan tâm, đó là: khả năng ra quyết định chỉ đạo đúng đắn, dám chịu trách nhiệm về các quyết định thực hiện kế hoạch; nội dung chỉ đạo cụ thể, rõ ràng; việc động viên, khích lệ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh của hiệu trưởng bị đánh giá thấp, điểm trung bình nhỏ hơn 2.

2.5.4.Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia

Qua khảo sát 97 người (40 CBQL, 38 TTCM và 19 nhân viên) của 19 trường THCS trên địa bàn bằng phiếu hỏi ý kiến thăm dò. Kết quả như sau:

Bảng 2.18. Bảng tổng hợp kết quả khảo sát ý kiến kiểm tra, đánh giá việc triển khai thực hiện kế hoạch xây dựng trƣờng THCS đạt chuẩn quốc gia

TT Nội dung SL đồng ý Tỷ lệ (%) Thứ bậc

1 Ban hành quyết định thành lập tổ kiểm tra 38 39.2 7

2 Thơng báo rõ nội dung, hình thức kiểm tra 45 46.4 5

3 Định kỳ kiểm tra theo từng học kỳ 41 42.3 6

4 Định kỳ kiểm tra theo năm học 70 72.2 2

5 Kiểm tra trực tiếp hồ sơ, sổ sách, giáo án, dự giờ giáo viên,

dự buổi sinh hoạt chuyên đề của các tổ chuyên môn 47 48.5 4

6 Kiểm tra qua báo cáo của các tổ chức đoàn thể nhà trường 89 91.8 1

7

Tổ chức họp, đánh giá, rút kinh nghiệm và đưa ra các biện pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế trong việc triển khai thực hiện kế hoạch

59 60.8 3

Nội dung này được Hiệu trưởng các nhà trường quan tâm tổ chức thực hiện chủ yếu bằng hình thức kiểm tra qua nghe báo cáo của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường (91,8%), xếp thứ nhất; có 72,2% số người được hỏi đồng ý với nội dung là tổ chức kiểm tra định kỳ hàng năm kết quả thực hiện các tiêu chí của 5 tiêu chuẩn theo quy định, xếp thứ hai; sau khi tổ chức kiểm tra đã kịp thời họp rút kinh nghiệm và đưa ra các biện pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện và báo cáo phòng GD-ĐT huyện theo yêu cầu (60,8%) xếp thứ ba.

Tuy nhiên, việc kiểm tra chưa được thực hiện thường xuyên, thiếu chặt chẽ, đa số Hiệu trưởng các trường chưa ban hành quyết định thành lập tổ kiểm tra, khơng xác định rõ nội dung và hình thức kiểm tra nên việc kiểm tra cịn mang tính hình thức, khơng hiệu quả. Các vấn đề mang tính định tính như việc tuyên truyền nâng cao nhận thức, công tác xã hội hóa giáo dục, trách nhiệm của CBQL, GV, NV, dự giờ đột xuất, tham dự các buổi sinh hoạt chuyên đề của các tổ chun mơn ít được quan tâm, chủ yếu kiểm tra bằng nghe báo cáo. Vì vậy, việc đánh giá bịảnh hưởng khơng nhỏ bởi nhân tố chủ quan của tổ kiểm tra, đặc biệt là của tổ trưởng. Đa số các trường chỉ tổ chức kiểm tra một lần vào cuối năm theo yêu cầu của Phòng GD-ĐT nên việc chỉra

được những tồn tại, hạn chế, những bất cập trong quá trình tổ chức thực hiện để rút kinh nghiệm, điều chỉnh các hoạt động nhằm đạt mục tiêu đề ra cịn chậm, khơng đúng thời điểm.

2.5.5. Đánh giá biện pháp quản lý xây dựng trường chuẩn quốc gia của hiệu trưởng các trường THCS ở huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý xây dựng trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia ở huyện yên lập, tỉnh phú thọ (Trang 64 - 69)