1.2 .Một số khái niệm, thuật ngữ có liên quan đến đề tài nghiên cứu
1.7.1. Những yếu tố về quảnlý nhà nước
Muốn đẩy nhanh tiến độ xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia cần tạo cơ chế chính sách thoả đáng, phù hợp với thực tiễn giáo dục nước ta, phù hợp với từng vùng, miền. Bên cạnh đó, rất cần sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp và sự tham mưu của cơ quan quản lý giáo dục từ Trung ương đến địa phương vì đây là những nhân tố mang tính quyết định. Cơng tác xây dựng trường chuẩn quốc gia ở các địa phương phụ thuộc rất nhiều vào ý thức chủ quan, vào năng lực lãnh đạo của cấp ủy, sự quản lý chỉ đạo của chính quyền và sự tham mưu của các cơ quan QLGD ở địa phương. Các cơ chế chính sách của Nhà nước tác động đến cơng tác xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia thường liên quan đến các vấn đề sau:
- Chính sách phát triển giáo dục THCS: với phương châm phát triển giáo dục và đào tạo của Đảng và Nhà nước ta trong thời kỳ đổi mới đó là nâng cao chất lượng theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa cùng với nhiều chính sách để phát triển GD-ĐT nói chung và chính sách phát triển giáo dục THCS nói riêng (chính sách phổ cập giáo dục THCS, chương trình kiên cố hóa trường lớp học và nhà cơng vụ cho giáo viên, dự án phát triển giáo dục THCS II...) đã tạo điều kiện cho các địa phương trong việc thực hiện mục tiêu kế hoạch xây dựng trường chuẩn quốc gia.
- Chính sách phân cấp QLGD: ở Việt Nam, phân cấp QLGD đang diễn ra theo phương thức tăng cường tự chủ và tự chịu trách nhiệm cho địa phương và các cơ sở giáo dục. Chính sách phân cấp quản lý tạo cho các địa phương và
các cơ sở giáo dục chủ động hơn trong công tác quản lý các hoạt động của nhà trường, mặt khác đòi hỏi bản lĩnh của người Hiệu trưởng trong điều kiện công tác tự chủ và tự chịu trách nhiệm.
- Chính sách phát triển đội ngũ cán bộ QLGD, đội ngũ nhà giáo: Chỉ thị 40 của Ban Bí thư TW Đảng, Nghị quyết 90 của Thủ tướng Chính phủ có tác dụng u cầu các cấp QLGD và cá nhân từng CBQL, giáo viên phải phấn đấu theo hướng chuẩn hố để nâng cao chất lượng cơng tác.
- Chính sách luân chuyển CBQL và giáo viên: Chính sách này nhằm mục tiêu tăng cường CBQL có nhiều kinh nghiệm cho những vùng cịn khó khăn, tạo ra chất lượng đồng đều trong giáo dục. Mặt khác chính sách này cịn rèn luyện phẩm chất, năng lực quản lý và tố chất năng động của đội ngũ CBQL và đội ngũ GV giỏi thông qua các hoạt động thực tiễn.