Lập kế hoạch xây dựng trường chuẩn quốcgia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý xây dựng trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia ở huyện yên lập, tỉnh phú thọ (Trang 63 - 64)

1.2 .Một số khái niệm, thuật ngữ có liên quan đến đề tài nghiên cứu

2.5.1. Lập kế hoạch xây dựng trường chuẩn quốcgia

Bảng 2.14. Thống kê ý kiến về kế hoạch xây dựng trƣờng CQG

TT Kế hoạch xây dựng trƣờng chuẩn quốc gia

SL đồng ý Tỷ lệ (%) Thứ bậc

1 Có kế hoạch xây dựng trường chuẩn quốc gia 25 62,5 2

2

Kế hoạch tổng thể về công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia cho cả giai đoạn được lồng ghép trong quy hoạch phát triển nhà trường

15 37,5 6

3 Có kế hoạch chi tiết hàng năm riêng về công tác

xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia 22 55 3

4 Có kế hoạch chi tiết từng học kỳ riêng về công

tác xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia 16 40 5

5 Việc lãnh đạo xây dựng kế hoạch được lồng ghép

với nghị quyết lãnh đạo của Chi bộ nhà trường 35 87,5 1

6

Kế hoạch xây dựng trường chuẩn quốc gia chỉ là một nội dung lồng ghép trong kế hoạch giáo dục

hàng năm của nhà trường 17 42,5 4

7

Kế hoạch được xây dựng chi tiết, đầy đủ các nội dung: đánh giá thực trạng, xác định mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể, thời gian triển khai, các biện pháp, điều kiện thực hiện.

Theo kết quả bảng 2.14 và tìm hiểu thực tế ở các trường cho thấy, Hiệu trưởng các trường đã quan tâm đến việc xây dựng kế hoạch năm học. Trong đó:có 62,5% ý kiến cho rằng các trường đã lập kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia làm cơ sở cho quá trình triển khai tổ chức thực hiện được thuận lợi; có 37,5% ý kiến cho cho rằng nhà trường lập kế hoạch tổng thể xây dựng trường chuẩn quốc gia cho cả giai đoạn được lồng ghép trong quy hoạch phát triển nhà trường; 55% ý kiến cho rằng nhà trường có kế hoạch chi tiết hàng năm riêng về công tác xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia; 40% ý kiến cho rằng nhà trường đã lập kế hoạch hàng năm và lập kế hoạch từng học kỳ riêng về công tác xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia là 40%; 87,5% cho rằng Kế hoạch xây dựng trường chuẩn quốc gia chỉ là một nội dung lồng ghép trong kế hoạch giáo dục hàng năm của nhà trường; có 55% ý kiến cho rằng bản kế hoạch được xây dựng một cách khoa học, cụ thể, có đánh giá chi tiết thực trạng của nhà trườngđối chiếu với từng tiêu chí của mỗi tiêu chuẩn; trên cơ sở đó xây dựng mục tiêu, chỉ tiêu phấn đấu cụ thể, những điều kiện, phương tiện cần thiết phù hợp với khả năng huy động các nguồn lực của nhà trường và các biện pháp để tổ chức thực hiện một cách phù hợp và khả thi.

Nói tóm lại, Hiệu trưởng các trường THCS chưa thực sự quan tâm đến việc lập kế hoạch xây dựng trường chuẩn quốc gia, thiếu vai trò lãnh đạo của cấp ủy; đa số các trường chưa lập kế hoạch tổng thể xây dựng trường chuẩn quốc cả giai đoạn, do đó kế hoạch thiếu tính bao qt, thiếu tầm nhìn, khơng có tính dài hơi cho cả giai đoạn, dẫn đến sự bị động trong công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia. Kế hoạch xây dựng trường chuẩn quốc gia đa số lồng ghép trong kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học và kế hoạch từng học kỳ của nhà trường dẫn đến thiếu tính chi tiết, cụ thể, sơ sài và sẽ gặp khó khăn, lúng túng trong việc triển khai thực hiện kế hoạch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý xây dựng trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia ở huyện yên lập, tỉnh phú thọ (Trang 63 - 64)