Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học chương trình trung cấp lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học chương trình trung cấp lý luận chính trị hành chính tại trường chính trị nguyễn văn cừ tỉnh bắc ninh (Trang 36 - 37)

1.3. Lý luận về hoạt động dạy học chƣơng trình trung cấp lý luận chính trị

1.3.5. Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học chương trình trung cấp lý

chính trị tại trường chính trị cấp tỉnh

Cùng với việc không ngừng đổi mới chương trình, nội dung giảng dạy cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn, ngun tắc tính thực tiễn địi hỏi phải đổi mới toàn diện về phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học, phương pháp kiểm tra, đánh giá đáp ứng được yêu cầu đảm bảo cho việc học phải đi đôi với hành, lý luận phải gắn liền với thực tiễn. Từ đó tạo động lực thúc đẩy người học học tập tích cực, chủ động, phát huy được năng lực, nâng cao hiểu biết thực tiễn về học tập môn học.

Phương pháp dạy học là một trong những thành tố quan trọng của quá trình dạy học. Cùng một nội dung như nhau, nhưng bài học có để lại ấn tượng sâu đậm với người học hay khơng, có làm cho người học yêu thích những vấn đề đã được học và biết vận dụng kiến thức đó một cách năng động, sáng tạo để giải quyết các vấn đề của cuộc sống hay không là tuỳ thuộc ở phương pháp của người dạy.

PPDH được hiểu là tổ hợp các cách thức phối hợp hoạt động chung của giảng viên và người học nhằm giúp nắm vững kiến thức, phát triển kỹ năng, hình thành thái độ. PPDH trong chương trình LLCT - HC là tổng hợp các cách thức hoạt động phối hợp của GV và học viên.

Yêu cầu phương pháp dạy học của GV phải phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình giảng dạy.

GV tăng cường sử dụng các phương pháp dạy học giúp học viên rèn luyện khả năng tự học, khám phá, chắt lọc thông tin.

Giảng viên cũng có thể kết hợp sử dụng phương pháp dạy học theo hướng tiếp cận khoa học, học viên được làm quen cách học tập theo lối nghiên cứu: Quan sát - đặt câu hỏi - nêu giả thuyết - điều tra - kết quả - kết luận - nhận xét - đặt câu hỏi mới.

Giảng viên giảm bớt thời giờ diễn giảng trên lớp để tăng thời gian cho HV tự học và tổ chức xêmina. Giảng viên sử dụng PPDH phù hợp với mục tiêu của từng bài giảng, hướng dẫn tự học từng nội dung và thời điểm tổ chức xêmina để học viên chủ động chuẩn bị.

Đối với học viên trong chương trình LLCT – HC là những người đã đi làm, có kinh nghiệm, trung tuổi. Do vậy, cần đổi mới phương pháp dạy học trong đó chú trọng vào các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học trong học tập. Rèn luyện khả năng tư duy linh hoạt, sáng tạo, khả năng tự nghiên cứu, vận dụng kiến thức vào giải quyết vấn đề thực tiễn công tác.

Các PPDH phải phát huy tốt tính tích cực, phù hợp với đặc điểm học tập của người lớn, giúp người học tự giác, chủ động của người học, hình thành và phát triển năng lực tự học (sử dụng giáo trình, tài liệu, nghe, ghi chép, tìm kiếm thơng tin...). Cần lựa chọn một cách linh hoạt các phương pháp chung và phương pháp đặc thù của môn học để thực hiện.

Để áp dụng tốt các PPDH và kĩ thuật dạy học tích cực thì GV phải biết kết hợp sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại và biết ứng dụng công nghệ thông tin hợp lý để hỗ trợ HĐDH.

Tóm lại, có nhiều PPDH với những cách tiếp cận khác nhau. Việc áp dụng các PPDH tích cực địi hỏi những điều kiện thích hợp về phương tiện, CSVC, về tổ chức, quản lý. Ngồi ra, PPDH cịn mang tính chủ quan, mỗi GV với kinh nghiệm riêng của mình cần biết kết hợp một cách linh hoạt với PPDH tích cực trong bối cảnh hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học chương trình trung cấp lý luận chính trị hành chính tại trường chính trị nguyễn văn cừ tỉnh bắc ninh (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)