Thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả giảng dạy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học chương trình trung cấp lý luận chính trị hành chính tại trường chính trị nguyễn văn cừ tỉnh bắc ninh (Trang 84 - 89)

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học chƣơng trình trung cấp lý luận

2.4.4. Thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả giảng dạy

trình trung cấp lý luận chính trị - hành chính

Bảng 2.8. Thực trạng quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả giảng dạy chương trình trung cấp lý luận chính trị - hành chính

TT Quản lý kiểm tra, đánh giá dạy học Mức độ thực hiện X Thứ bậc Yếu Trung bình Khá Tốt SL % SL % SL % SL %

1 Kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy

của GV

1.1

Lãnh đạo trường thành lập bộ máy kiểm tra, đánh giá GV thực hiện các qui định, yêu cầu của chương trình, nội dung khóa học

9 30.0 10 33.3 4 13.3 7 23.3 2.30 4

1.2 Xây dựng quy trình kiểm tra đánh

giá kết quả học tập của người học 11 36.7 2 6.7 8 26.7 9 30.0 2.50 2

1.3

Lãnh đạo trường tổ chức kiểm tra thực hiện chương trình, nội dung, nề nếp giảng dạy

5 16.7 10 33.3 4 13.3 11 36.7 2.70 1

TT Quản lý kiểm tra, đánh giá dạy học Mức độ thực hiện X Thứ bậc Yếu Trung bình Khá Tốt SL % SL % SL % SL %

kiểm tra GV sử dụng phương pháp dạy học

1.5

Lấy ý kiến phản hồi của học viên đánh giá về hoạt động giảng dạy của giảng viên

14 46.7 12 40.0 1 3.3 3 10.0 1.77 5

1.6 Có chính sách khen thưởng, kỷ

luật đối với giảng viên 10 33.3 8 26.7 6 20.0 6 20.0 2.27 3

2 Kiểm tra việc đánh giá hoạt động

học tập, kết quả học tập của HV

2.1

Nhà trường xây dựng tiêu chí đánh giá học viên về kiến thức, kỹ năng, thái độ của học viên sau bồi dưỡng

5 16.7 8 26.7 5 16.7 12 40.0 2.80 1

2.2

Xây dựng quy chế kiểm tra, đánh giá học viên sau khóa học về điểm chuyên cần, thi tốt nghiệp hoặc làm khóa luận tốt nghiệp làm cơ sở xếp loại học viên cấp bằng tốt nghiệp khóa học

9 30.0 8 26.7 6 20.0 7 23.3 2.37 2

2.3

Có chính sách khuyến khích, động viên, chế tài xử lý học viên không tuân thủ quy định, quy chế, sai phạm trong quá trình học tập

13 43.3 4 13.3 5 16.7 8 26.7 2.27 3

2.4

Thông tin về kết quả học tập số lượng, chất lượng CBCCVC tham gia đào tạo, bồi dưỡng đến lãnh đạo cơ quan chủ quản

15 50.0 2 6.7 8 26.7 5 16.7 2.10 4

Thực trạng quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả giảng dạy chương trình trung cấp LLCT – HC hiện nay đạt điểm trung bình đánh giá X từ 1.77 đến 2.70.

Thực trạng kiểm tra, đánh giá đối với GV

Nội dung kiểm tra được CBQL, GV đánh giá cao nhất là “Lãnh đạo trường

tổ chức kiểm tra thực hiện chương trình, nội dung, nề nếp giảng dạy” có điểm trung

bình X = 2.70. Nội dung thứ 2 là “Xây dựng quy trình kiểm tra đánh giá kết quả

học tập của người học” có điểm trung bình X = 2.50.

Thực tiễn, hoạt động kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học chương trình trung cấp LLCT – HC cho thấy: Quá trình kiểm tra đánh giá giảng viên được chia thành hai cấp: cấp khoa và cấp trường và được thực hiện một cách nghiêm túc:

- Ở cấp khoa: hoạt động này được thực hiện chủ yếu là sinh hoạt chun mơn hàng tháng tại khoa dưới hình thức góp ý cho một bài giảng cụ thể, giải quyết một tình huống sư phạm cụ thể đã và có thể xảy ra; đối với những bài mới được phân cơng khoa tổ chức thao giảng để nhận xét, góp ý…

- Ở cấp trường: Hoạt động này được thực hiện qua các bước: Thứ nhất, định hướng phân công bài giảng:

Tất cả giảng viên phải phấn đấu giảng được tất cả các bài trong chương trình mơn học thuộc khoa; Số bài giảng tăng dần từ tập sự giảng viên đến giảng viên và giảng viên chính, nhằm đảm bảo đủ số tiết theo quy định cho từng chức danh giảng viên và đảm bảo chất lượng khóa học; thực hiện phân công bài giảng theo hướng từng cụm bài liền kề và phải có phương án thay thế khi cần thiết để đáp ứng điều kiện các lớp ở cơ sở xa trường và việc phân công bài giảng phải được Phó Hiệu trưởng phụ trách đào tạo phê duyệt mới thực hiện.

Thứ hai, kiểm tra giáo án: Khi thực hiện bài giảng ở một lớp học mới, trưởng khoa phải kiểm tra lại giáo án của giảng viên và yêu cầu giảng viên bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với từng thời điểm, đối tượng (đối với giáo án đã thông qua); Đồng thời phân loại giáo án đã kiểm tra để cập nhật vào sổ theo dõi của khoa.

Phòng Đào tạo, giảng viên chủ nhiệm giúp lãnh đạo nhà trường giám sát, nhắc nhở giảng viên phải có và sử dụng giáo án khi lên lớp giảng bài.

Lãnh đạo thực hiện tổ chức kiểm tra giáo án định kỳ trong năm với tất cả các giảng viên trong trường.

Đây là hoạt động thường xuyên và được xem là quan trọng nhất; Lãnh đạo ra quyết định thành lập đồn cơng tác thực hiện dưới 02 hình thức thơng báo trước và đột xuất; Đồn cơng tác có đại diện: Ban Giám hiệu, lãnh đạo Phòng Đào tạo, thanh tra giáo dục, lãnh đạo khoa có giảng viên được dự giờ, kiểm tra; trong lần dự giờ kiểm tra ngồi việc theo dõi giờ giảng, đồn cơng tác còn thực hiện việc kiểm tra giáo án, phương tiện giảng dạy, lấy ý kiến phản hồi từ học viên (kể cả những giảng viên đã dạy trước đó) sau đó tổ chức góp ý cho giảng viên và bỏ phiếu đánh giá.

Thứ tư, tổ chức phúc tra 10% việc chấm bài thi và tiểu luận tốt nghiệp – đây cũng là một hoạt động vừa nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của giảng viên nhưng đồng thời qua đó đánh giá được chất lượng khả năng đánh giá của giảng viên đối với việc tiếp thu kiến thức và khả năng vận dụng vào thực tế của học viên.

Thứ năm, ngoài các nội dung trên việc kiểm tra đánh giá hoạt động giảng dạy còn được thực hiện thông qua việc phân công viết bài tham gia sinh hoạt chuyên môn, hội thảo những chuyên đề về đào tạo hệ trung cấp lý luận chính trị - hành chính.

Bên cạnh đó, một số nội dung còn hạn chế như: “Lãnh đạo trường thành lập

bộ máy kiểm tra, đánh giá GV thực hiện các qui định, yêu cầu của chương trình, nội dung khóa học; Lấy ý kiến phản hồi của học viên đánh giá về hoạt động giảng dạy của giảng viên”.

Thực trạng kiểm tra, đánh giá với học viên

Nội dung kiểm tra đối với HV được CBQL, GV đánh giá cao nhất là “Nhà

trường xây dựng tiêu chí đánh giá học viên về kiến thức, kỹ năng, thái độ của học viên sau bồi dưỡng” có điểm trung bình X = 2.80. Nội dung thứ 2 là “Xây dựng quy chế kiểm tra, đánh giá học viên sau khóa học về điểm chuyên cần, thi tốt nghiệp hoặc làm khóa luận tốt nghiệp làm cơ sở xếp loại học viên cấp bằng tốt nghiệp khóa học” có điểm trung bình X = 2.37.

Thực tế, kiểm tra, đánh giá đối với hoạt động học tập của HV được tiến hành thông qua các bước:

Thứ nhất, tổ chức kiểm tra, thi hết môn, hết học phần: Đối với HV, nhân vật trung tâm của quá trình dạy học, kiểm tra, thi là hoạt động đánh giá có tác dụng thúc

đẩy quá trình học tập phát triển khơng ngừng. Lãnh đạo trường đã quán triệt việc kiểm tra, đánh giá đến từng GV. Qua kết quả kiểm tra, thi hết phần học, HV tự đánh giá mức độ đạt được của mình, từ đó có phương pháp tự mình thay đổi, điều chỉnh lại cách học của bản thân. Qua kết quả kiểm tra, thi, GV có thể biết được mức độ HV lĩnh hội kiến thức đạt tỷ lệ bao nhiêu so với mục tiêu đặt ra trong giảng dạy.

Việc tổ chức kiểm tra, thi được nhà trường tổ chức nghiêm túc từ khâu coi thi đến việc chấm thi; kết quả kiểm tra, thi đảm bảo chính xác, khách quan.

Bên cạnh đó, đánh giá HV cịn thơng qua thông qua các buổi thảo luận: Thông qua các buổi thảo luận, GV biết HV đang tiến triển trong quá trình học như thế nào và gặp khó khăn ở chỗ nào, GV có thể sử dụng những thông tin này để điều chỉnh việc giảng dạy cần thiết, chẳng hạn như thử các phương pháp khác, hay tạo điều kiện cho HV thêm nhiều cơ hội hơn nữa để thực hành. Đồng thời các nhận xét từ GV được xem như một phần của đánh giá quá trình, giúp cho người học nhận thức được các lỗ hổng về kiến thức, hiểu biết hay kỹ năng mà họ đang có so với mục tiêu được đề ra; một loại phản hồi trực tiếp có ích nhất là các nhận xét, sửa lỗi cho HV trong quá trình HV trả lời tại các buổi thi vấn đáp…

Việc thực hiện cách thức đánh giá như trên đã có sự chuyển biến cơ bản về động cơ học tập. Nếu như trước đây có giai đoạn HV quan niệm đi học là do yêu cầu của tổ chức hoặc số khác thì đi học để có được văn bằng, chứng chỉ phục vụ cho việc bổ nhiệm, thi nâng ngạch thì hiện nay động cơ đó đang dần bị loại bỏ; tự bản thân người học đã nhận thức được rằng: học tập không những là yêu cầu của tổ chức mà còn là mục tiêu tự thân, là sự tự khẳng định bản thân trước tổ chức, đồng nghiệp. Bên cạnh đó, thái độ, ý thức trách nhiệm trong học tập được nâng lên.

Trong học tập, sự thờ ơ với các buổi lên lớp đã dần dần được thay thế bởi ý thức trách nhiệm; trong các giờ lên lớp việc tập trung nghe giảng, trao đổi, thảo luận sôi nổi và chân thành, thẳng thắn hơn; nhiều học viên khơng những đóng vai trị học viên mà họ còn trở thành những “chuyên gia” góp phần giải quyết các tình huống được đặt ra trong giờ học hoặc giờ thảo luận.

Tính chuyên cần cũng ngày một tốt hơn; số HV phải đi học bù do vắng trên 10% vẫn còn nhưng rất ít; Việc chấp hành quy chế đào tạo trong thi hết môn, thi tốt nghiệp được thực hiện tương đối nghiêm túc.

Tuy nhiên, một số nội dung còn hạn chế như: Có chính sách khuyến khích,

động viên, chế tài xử lý học viên không tuân thủ quy định, quy chế, sai phạm trong q trình học tập; Thơng tin về kết quả học tập số lượng, chất lượng CBCCVC tham gia đào tạo, bồi dưỡng đến lãnh đạo cơ quan chủ quản.

Kết quả cho thấy công tác kiểm tra, đánh giá đã thực hiện được một số ưu điểm nhất định về lập kế hoạch kiểm tra, phổ biến kế hoạch, văn bản kiểm tra. Tuy nhiên, hình thức kiểm tra, đánh giá cịn nghèo nàn, kết quả kiểm tra, đánh giá chưa được CBQL, GV đưa ra trao đổi, nhận xét để rút kinh nghiệm và chưa xây dựng được chính sách khích lệ, động viên cho GV tích cực tham gia hoặc có sáng kiến kinh nghiệm để đưa ra các biện pháp kiểm tra, đánh giá hữu hiệu đối với GV và HV.

Một trong những kế tiếp của kiểm tra đánh giá là việc theo dõi, đánh giá các chuyển biến sau kiểm tra được đánh giá rất quan trọng. Sau khi có kết quả kiểm tra, các bộ phận theo quy định sẽ tư vấn, giúp cho lãnh đạo điều chỉnh các sai lệch, tức là dùng kết quả để thúc đẩy sự thay đổi của tổ chức, sử dụng kết quả kiểm tra để tạo sự chuyển biến trong nhận thức và hành động của đội ngũ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học chương trình trung cấp lý luận chính trị hành chính tại trường chính trị nguyễn văn cừ tỉnh bắc ninh (Trang 84 - 89)