Quản lý hoạt động dạy của giảng viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học chương trình trung cấp lý luận chính trị hành chính tại trường chính trị nguyễn văn cừ tỉnh bắc ninh (Trang 47 - 53)

1.4. Quản lý hoạt động dạy học chƣơng trình trung cấp lý luận chính trị-

1.4.5. Quản lý hoạt động dạy của giảng viên

Phân công giảng dạy đối với giảng viên

Phân công giảng dạy cho GV thực chất là công tác tổ chức cán bộ, hiệu trưởng cần nắm chắc điểm mạnh, điểm yếu, sở trường, hoàn cảnh của từng GV để sử dụng, tạo cho giảng viên niềm tin trong nghề nghiệp. Từ đó, mỗi GV sẽ cố gắng khẳng định mình trong tập thể sư phạm. Trong tình hình đội ngũ GV hiện nay, chất lượng về chun mơn nghiệp vụ khơng đồng đều, vì vậy hiệu trưởng phải cân nhắc kỹ càng khi phân công giảng dạy cho GV dựa trên cơ sở tham mưu của khoa chuyên mơn và Phịng Quản lý đào tạo.

Phân công giảng dạy cho GV là một việc quan trọng, thu hút sự chú ý của cả hiệu trưởng, sự tham mưu của Phòng Quản lý đào tạo, của khoa chuyên môn và GV. Phân công, sử dụng người đúng việc, đúng sở trường sẽ mang lại kết quả to lớn; ngược lại, phân công không đúng sẽ phát sinh nhiều vấn đề phức tạp về tư tưởng tình cảm và sẽ ảnh hưởng khơng tốt đến các mặt hoạt động của nhà trường. Để có sự phân cơng hợp lý, hiệu trưởng cần quán triệt quan điểm, chỉ đạo phân công GV theo đúng khả năng, chuyên môn được đào tạo của mỗi GV và theo hướng phát triển. Hiệu trưởng cần phải tin vào khả năng vươn lên của từng GV, khơng nên có định kiến với bất cứ người nào. Mọi sự phân công nhiệm vụ, đều cố gắng bảo vệ uy tín nhân cách của GV.

Khi phân công giảng dạy, phải xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ của việc giảng dạy và quyền lợi học tập của tồn thể HV. Phân cơng GV trước hết phải vì sự tiến bộ của cả tập thể sư phạm, tạo điều kiện GV có kinh nghiệm, giỏi chun mơn kèm cặp GV chưa có kinh nghiệm hoặc tay nghề cịn non.

Phân cơng nhiệm vụ giảng dạy cho đội ngũ GV hợp lý, phù hợp với thực tế của nhà trường, sẽ góp phần quyết định nâng cao chất lượng giảng dạy. Phân công giảng dạy cần đi đôi với công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho GV là nhiệm vụ quan trọng của người hiệu trưởng, nhằm ngày càng hoàn thiện, nâng cao tay nghề của đội ngũ giảng viên.

Phân công, tổ chức cho giảng viên các khoa xây dựng kế hoạch dạy học chương trình trung cấp LLCT - HC theo từng tiết, từng bài và từng khóa học. Kế hoạch đó phải được thể hiện thông qua: mục tiêu về kiến thức, về kỹ năng; về

phương pháp, phương tiện dạy chương trình trung cấp LLCT - HC và hình thức tổ chức dạy học, hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập trung cấp LLCT - HC của học viên và đặc biệt lưu ý đến đặc điểm đối tượng người học đạt được thông qua mỗi bài dạy, phần học và biện pháp cụ thể để mỗi học viên không chỉ lĩnh hội cịn vận dụng kiến thức đó vào thực tiễn cơng tác hàng ngày.

Quản lý việc xây dựng và thực hiện chương trình dạy học

Hiệu trưởng phải tạo điều kiện cho GV phát huy khả năng tự chủ của mình trong việc xây dựng chương trình dạy học. Hiệu trưởng yêu cầu khoa chuyên môn triển khai tới GV nguyên tắc cấu tạo chương trình, nội dung và phạm vi kiến thức của từng phần học dựa trên khung chương trình về mặt nội dung, số tiết của tất cả các học phần học theo quy định của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

Yêu cầu Phòng Quản lý đào tạo xây dựng khung lịch giảng dạy, học tập và phối hợp với các khoa chun mơn xây dựng thời khóa biểu giảng dạy học chương trình trung cấp LLCT - HC.

Tổ chức hướng dẫn giảng viên xây dựng kế hoạch dạy học trên lớp, hướng dẫn học viên tự nghiên cứu, viết bài thu hoạch thực tiễn.

Quản lý việc soạn bài và chuẩn bị giờ dạy của GV: Việc chuẩn bị bài lên lớp

là một khâu hết sức quan trọng trong q trình DH. Sự thành cơng của bài dạy được thể hiện rất nhiều ở giai đoạn này.

Để QL tốt việc thiết kế bài dạy, chuẩn bị giờ lên lớp của giáo viên, hiệu trưởng giao cho Phòng quản lý đào tạo phối hợp với khoa chuyên môn triển khai tới toàn bộ giảng viên trong khoa các văn bản chỉ đạo hiện hành về yêu cầu thiết kế bài dạy và chuẩn bị bài dạy.

Yêu cầu mỗi giảng viên khi lập kế hoạch dạy học từ soạn bài đến tổ chức dạy cần có phương pháp dạy học làm cho người học thấy rõ tác dụng của lí luận trong cuộc sống thực tiễn nghề nghiệp, từ đó thấy được việc học tập lí luận là nhằm mục đích để vận dụng, phục vụ cho thực tiễn cơng tác của mỗi cán bộ công chức, viên chức ở cơ quan đơn vị. Ở mỗi bài học cần giới thiệu cho học viên thấy nghiên cứu bài học này sẽ cho họ biết được những điều gì? Chúng có ý nghĩa gì trong thực tiễn cuộc sống? Có thể vận dụng kiến thức như thế nào?

Yêu cầu giảng viên lập kế hoạch dạy học phải khai thác những trải nghiệm, hiểu biết từ thực tiễn để người học tiếp thu được dễ dàng nội dung các phần học, vận dụng chủ động sáng tạo những tri thức đã học vào cuộc sống, nghề nghiệp.

Chỉ đạo thư viện - thiết bị cung cấp đầy đủ sách hướng dẫn, sách tham khảo, giáo trình, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động DH trong nhà trường.

Có kế hoạch dự giờ giảng, thăm lớp học, rút kinh nghiệm. Dự giờ, thăm lớp là một trong cách kiểm tra việc soạn bài và lên lớp tốt nhất của Hiệu trưởng. Qua việc dự giờ, Hiệu trưởng có cơ sở để phân tích sư phạm của bài dạy, xác định được trình độ, năng lực sư phạm của GV, cách thức tổ chức, điều khiển lớp của GV, tình trạng học tập của HV, từ đó giúp GV tìm ra mặt mạnh, mặt yếu để GV phấn đấu về nghiệp vụ sư phạm cũng như về mặt chuyên môn.

Quản lý giờ dạy trên lớp của giảng viên: HĐDH được thể hiện chủ yếu bằng

hình thức dạy học trên lớp. Mỗi tiết lên lớp, HĐDH có sự tác động của các yếu tố cơ bản trong q trình dạy học như: mục đích, nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học. Giờ giảng trên lớp của GV phản ánh toàn bộ khả năng giảng dạy, sự nỗ lực cố gắng rèn luyện, nâng cao tay nghề cũng như tinh thần trách nhiệm của GV. Trong giờ học, hoạt động trí tuệ của HV giữ vị trí quan trọng, nó chỉ nảy sinh khi HV đứng trước một nhiệm vụ, một cơng việc rõ ràng và hợp với trình độ. Do đó, khi giảng dạy, GV phải động viên được các chức năng tâm lý, khai thác đầy đủ tính tích cực của mỗi HV, để người học biến được khối thông tin đã thu nhận được thành vốn hiểu biết của chính mình.

Quản lý giờ dạy trên lớp trong chương trình trung cấp LLCT - HC, điều chỉnh hoạt động dạy học chương trình trung cấp LLCT - HC sao cho tạo điều kiện tốt nhất để có nhiều HV được tham gia được vào quá trình tiếp nhận tri thức về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; một số nội dung của khoa học hành chính và kỹ năng lãnh đạo, quản lý.

Quản lý giờ dạy trên lớp của giảng viên, người quản lý cần:

- Yêu cầu GV thực hiện nghiêm túc tiêu chuẩn giờ lên lớp và thực hiện nghiêm túc nề nếp giờ ra vào lớp theo đúng giờ làm việc.

Trong quá trình dạy học, yêu cầu giảng viên chọn những dẫn chứng cụ thể sinh động, điển hình của đời sống kinh tế xã hội cũng như nghề nghiệp làm sáng rõ những nội dung tri thức bài học. Đồng thời, việc không ngừng được học hỏi trang bị thêm nhiều kiến thức sẽ giúp cho người học ngày càng trưởng thành, càng có nhiều khả năng giải quyết được các vấn đề đặt ra trong cuộc sống làm cho năng lực thực tiễn của họ không ngừng được cải thiện.

- Yêu cầu GV phải chủ động xác định ý nghĩa thực tiễn trong từng đơn vị kiến thức, xác định và lựa chọn nội dung dạy học phù hợp phát triển tư duy, nhận thức tích cực của người học. Trong bài giảng GV phải có ví dụ thực tế để minh họa cho những nội dung lí luận trừu tượng, sử dụng bài tập hay tình huống thực tiễn có chọn lọc để người học có cơ hội được thực hành những kiến thức lí luận vào thực tiễn cuộc sống vừa giúp người học hiểu thấu đáo nội dung kiến thức, thấy rõ được giá trị thực tiễn của những kiến thức được học, sử dụng linh hoạt các PPDH tích cực nhằm phát huy năng lực người học.

- Yêu cầu giảng viên có đa dạng các nội dung dạy học không chỉ củng cố, bổ sung và làm phong phú hơn kho tàng tri thức môn học từ những điều rút ra từ thực tiễn.

- Tổ chức bồi dưỡng cho giảng viên để nâng cao kĩ năng, kiến thức sư phạm, năng lực nghề nghiệp. Yêu cầu mỗi giảng viên chủ động, có ý thức bổ sung và phát triển kho tàng tri thức môn học từ những dẫn chứng thực tiễn đa chiều diễn ra hàng ngày, hay chính trong thực tiễn phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội hay cách mạng khoa học công nghệ đặt ra nhiều vấn đề có ý nghĩa thế giới quan và phương pháp luận trong dạy học cần hiện đại hóa bằng tri thức mới, làm phong phú kho tàng tri thức môn học.

- Yêu cầu giảng viên chủ động, tự học, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực giảng dạy, nghiên cứu cập nhật thông tin đề phù hợp với sự đổi mới chương trình, giáo trình, phương thức và quy trình đào tạo theo hướng: cơ bản, thiết thực, gắn với thực tiễn, cập nhật phù hợp với đối tượng.

Quản lý việc bồi dưỡng đội ngũ giảng viên trong bối cảnh hiện nay: GV là

người tiến hành HĐDH, là lực lượng quyết định đảm bảo chất lượng GD của nhà trường. Trong bối cảnh đổi mới hiện nay, GV liên tục phải học cách dạy theo PPDH

tích cực, ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào bài dạy... Vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, mỗi GV phải tự mình ý thức được việc mình phải liên tục tự đổi mới bằng cách tự học, tự bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất, đạo đức để khẳng định uy tín của mình trước đồng nghiệp đáp ứng yêu cầu đổi mới. Hiệu trưởng phải hiểu được việc bồi dưỡng, nâng cao phẩm chất, năng lực cho đội ngũ GV cũng rất quan trọng.

Để quản lý tốt việc này, Hiệu trưởng cần chú ý các vấn đề sau: Trước hết, Hiệu trưởng phải là tấm gương tự học, tự rèn, trong việc học tập, bồi dưỡng để mọi người noi theo. Tổ chức và chỉ đạo Phòng Quản lý đào tạo và khoa chun mơn có kế hoạch dự giờ, thăm lớp, học tập lẫn nhau giữa các khoa. Tổ chức sinh hoạt, trao đổi kinh nghiệm; cử GV có kinh nghiệm, năng lực chuyên môn vững vàng giúp đỡ GV mới, ít kinh nghiệm; đề cao tinh thần tương trợ, giúp đỡ đồng nghiệp, giúp GV có ý thức tự học hỏi, cố gắng vươn lên. Đảm bảo 100% GV được dự các lớp bồi dưỡng chuyên đề, bồi dưỡng thường xuyên. Cử đi học nâng chuẩn đặc biệt là các lớp cao học đối với những GV có trình độ chun môn tốt. Đặc biệt, Hiệu trưởng phải làm tốt công tác tư tưởng để động viên GV tự học tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ. Phải làm cho họ thấy rằng trách nhiệm của họ trong bối cảnh hiện nay là phải trở thành các thầy, cô giáo mẫu mực, giỏi chuyên môn, yêu ngành, yêu nghề, được xã hội tơn vinh. Đây chính là cách bồi dưỡng hiệu quả nhất.

Quản lý việc sử dụng thiết bị dạy học trong bối cảnh hiện nay

TBDH là điều kiện cần thiết để chuyển tải thông tin đến người học; giúp GV tổ chức tốt các HĐDH [16]. Sử dụng TBDH giúp cung cấp kiến thức một cách chắc chắn, làm cho việc GD trở nên nhẹ nhàng hơn, giúp GV có thể kiểm tra được khả năng tiếp thu kiến thức của HV. TBDH là một thành tố quan trọng trong HĐDH, TBDH không chỉ minh họa hay trực quan hóa các nội dung dạy học mà còn chứa đựng nội dung dạy học, đặc biệt TBDH có mối quan hệ khăng khít với PPDH. Chính vì vậy, việc sử dụng TBDH trong HĐDH có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc nâng cao chất lượng GD của trường chính trị tỉnh. Để quản lý việc sử dụng TBDH trong dạy học, hiệu trưởng cần chỉ đạo khoa chuyên môn tăng cường quản lý, chỉ đạo giảng viên sử dụng TBDH trong các giờ lên lớp, có sổ ghi chép,

theo dõi thường xuyên việc sử dụng TBDH của giảng viên. Hiệu trưởng cần kiểm tra trực tiếp việc sử dụng TBDH của GV thông qua kiểm tra dự giờ trên lớp hoặc gián tiếp qua sổ sách báo cáo. Cuối năm học, hiệu trưởng chỉ đạo Phòng Quản lý đào tạo, Phịng Tổ chức - Hành chính - Tư liệu kiểm kê và mô tả hiện trạng thiết bị để nắm bắt tình trạng sử dụng của GV đồng thời phát hiện những hỏng hóc để sửa chữa, thanh lý và bổ sung kịp thời.

Khuyến khích GV sử dụng TBDH vào bài giảng và tổ chức tập huấn cho GV khai thác TBDH vào bài giảng.

Quản lý các điều kiện thực hiện hoạt động dạy học

- Có kế hoạch xây dựng, tu bổ, mua sắm các điều kiện thiết yếu về cơ sở vật chất cho hoạt động dạy học như: giáo trình, phịng học, bàn ghế, tài liệu tham khảo, bảng tin, phòng truyền thống, ... Hàng năm, lập dự tốn kinh phí dành cho hoạt động dạy học trong điều kiện cho phép của nhà trường.

- Cung cấp đầy đủ, phong phú về tài liệu, giáo trình và tạp chí phục vụ hoạt động dạy học. Hiệu trưởng chỉ đạo bộ phận thư viện xây dựng tủ sách, giáo trình, tài liệu và báo tham khảo một cách khoa học để thuận tiện cho việc tra cứu. Sách báo, tài liệu là điều kiện khơng thể thiếu, giúp cho giảng viên có tư liệu tham khảo để xây dựng nội dung và phương pháp dạy học đa dạng và phong phú.

- Về cơ sở vật chất tài chính phục vụ hoạt động dạy học: Tài chính và các nguồn lực vật chất - kỹ thuật khác (phòng học, thư viện, đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học...) luôn được phân bổ theo các lĩnh vực hoạt động ngay từ khâu lập kế hoạch và được sử dụng đúng kế hoạch với những điều chỉnh cần thiết.

- Nghiên cứu, tham mưu Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh về chế độ chính sách liên quan để hỗ trợ, động viên các cán bộ, giảng viên, giảng viên thỉnh giảng, nhân viên phục vụ, chính sách với học viên theo học, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Hiệu trưởng chỉ đạo xây dựng hệ thống giảng đường, hội trường, thiết bị kỹ thuật, văn phòng phẩm, nguồn sách thư viện, máy móc kết nối, V.V...

- Xây dựng hệ thống thông tin thư viện, tài liệu, thông tin, dữ liệu phục vụ giảng dạy và học tập.

- Quản lý tốt công tác thi đua khen thưởng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học chương trình trung cấp lý luận chính trị hành chính tại trường chính trị nguyễn văn cừ tỉnh bắc ninh (Trang 47 - 53)