.Trong ngắn hạn

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Hoạt động marketing mix của Công ty Yamaha thực trạng và giải pháp (Trang 76 - 79)

- Mục tiêu kinh doanh:

Công ty hướng tới sự tăng trưởng kinh tế bền vững, lâu dài, có lợi nhuận như

kế hoạch đặt ra. Yamaha ngồi hướng tới mục tiêu lợi nhuận cịn hướng tới việc gia tăng lợi ích cho khách hàng và các nhân viên hoạt động trong công ty. Mục tiêu xã hội của công ty là công ty sẽ tạo được nhiều việc làm tốt hơn cho xã hội, giải quyết tình trạng thất nghiệp, đào tạo các cơng nhân có tay nghề từ những lao động phổ thông. Ngồi ra, cơng ty vẫn duy trì khách hàng mục tiêu là đối tượng có thu nhập trung bình và cao trong xã hội.

- Tiếp tục phát triển và tung ra các sản phẩm xe tay ga mới:

Trong năm 2004, ông Takahiko Takeda , Tổng Giám đốc Yamaha Motor VN đã khẳng định: "Công ty Yamaha Motor Vitenam sẽ tiếp tục đi tiên phong trong việc đưa sản phẩm mới tại thị trường Việt Nam. Yamaha Nouvo và Mio là những mẫu xe tay ga có kiểu dáng đẹp, dễ sử dụng và phù hợp với giới trẻ. Sắp tới, chúng tôi sẽ tạo ra xu hướng mới trên thị trường xe máy; các mẫu xe tay ga chính là bước ngoặt của Yamaha trên thị trường Việt Nam”. Và những năm tiếp theo Yamaha vẫn thực hiện chiến lược tiếp tục tung ra những sản phẩm xe tay ga mới và các chiến lược xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh mạnh mẽ các sản phẩm này. Năm 2006, tỉ lệ xe ga do doanh nghiệp sản xuất ra so với tổng sản phẩm sản xuất chiếm 20%, trong năm 2007 mục tiêu là 30% và năm 2008 là 40%. - Thắt chặt mối quan hệ của Yamaha Motor Vietnam với các đại lí và

khách hàng:

Các chương trình giới thiệu sản phẩm và hoạt động giao lưu giữa đại lý, khách hàng và nhà sản xuất được Yamaha thường xuyên tổ chức tại 2 đầu Nam

– Bắc. Mối liên kết tay ba này ngày càng được nhà sản xuất thắt chặt bằng những sự kiện gắn liền với sản phẩm. Trong đợt giới thiệu sản phẩm Mio (3/2007) vừa qua, Công ty Yamaha đã thực hiện chuyến giới thiệu sản phẩm lưu động (road show) đến các tỉnh đồng bằng Sơng Cửu Long và phía Bắc. Kèm theo đó là chương trình chạy thử xe, ca nhạc thời trang và biểu diễn motor của các vận động viên chuyên nghiệp đến từ Nhật Bản.

Nhưng như vậy khơng có nghĩa là công ty Yamaha đứng yên một chỗ mà vẫn chuyển động không ngừng, tiếp tục các hoạt động nhằm tăng cường mối liên kết giữa nhà sản xuất - khách hàng - đại lý. Cơng ty có thể sử dụng các công cụ xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh nhằm thực hiện mục tiêu tăng cường mối liên kết trên. Tuy nhiên, công cụ hiệu quả nhất mà Yamaha có thể sử dụng là các hoạt động quan hệ công chúng và các chương trình khuyến mại hấp dẫn và có tính lơi cuốn cao.

- Tăng tỉ lệ nội địa hoá trong sản phẩm:

Yamaha Motor quyết định thành lập Công ty TNHH Sản xuất Phụ tùng

Yamaha Motor Việt Nam nhằm đáp ứng sự gia tăng nhanh chóng của yêu cầu sản xuất xe gắn máy tại Yamaha Motor Việt Nam cũng như nhu cầu các linh kiện đúc động cơ tại Nhật Bản. Đây là công ty sản xuất linh kiện đúc đầu tiên được thành lập bởi Công ty Yamaha Motor (Nhật Bản) kể từ năm 1996. Do vậy công ty này sẽ cung cấp cho công ty Yamaha Motor Vietnam rất nhiều phụ tùng, trong những năm tới công ty sẽ gia tăng tối đa tỉ lệ nội địa hố sản phẩm và có thể hạ giá thành sản phẩm.

Bộ Kế hoạch - Đầu tư đã cấp giấy phép cho Yamaha thành lập một công ty

mới chuyên sản xuất linh kiện, phụ tùng động cơ xe máy tại Hà Nội. Nhà máy được đưa vào hoạt động cuối năm 2006 vừa qua. Cơng ty mới có vốn điều lệ là 14,3 triệu USD với công suất mỗi năm một triệu sản phẩm chi tiết đúc của động cơ xe gắn máy, bao gồm đầu xi-lanh và 900.000 linh kiện bằng thép như bánh răng và bộ phận truyền lực, một phần phục vụ lắp ráp xe máy tại Việt Nam, một phần xuất sang Nhật Bản.

- Tăng sản lượng xe sản xuất ra để đáp ứng nhu cầu của thị trường Việt

Nam và hướng ra xuất khẩu:

Hãng xe Yamaha Motor Việt Nam dự định tăng sản lượng xe gắn máy sản xuất ở Việt Nam lên 50% trong vòng 3 năm tới nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của Việt Nam. Nhà sản xuất xe gắn máy lớn thứ hai thế giới này sẽ đầu tư 44 triệu USD xây nhà máy sản xuất xe tại Nam Thăng Long- Hà Nội. Dự kiến, nhà máy này sẽ đi vào hoạt động vào tháng 10/2008 và sẽ có thể sản xuất 700.000xe/năm.

Đại diện Yamaha cho biết, hiện nay nhu cầu xe gắn máy ở Việt Nam đang tăng rất nhanh do nền kinh tế phát triển mạnh. Do đó, đầu tư vào Việt Nam là chiến lược làm ăn lâu dài của Yamaha. Do vậy, trong vòng 3 năm tới Yamaha Motor Vietnam sẽ có thêm 1 nhà máy mới nữa để sản xuất và lắp ráp các sản phẩm xe máy.

Ngoài phục vụ nhu cầu trong nước, Yamaha sẽ xây dựng chiến lược hướng ra xuất khẩu trong vòng 5 năm tới để phù hợp với nhu cầu thị trường thế giới và xu hướng chung của các doanh nghiệp sản xuất xe máy Việt Nam.

- Tiếp tục các chiến lược xây dựng thương hiệu Yamaha là “Thương hiệu

của chất lượng”:

Sau 8 năm hoạt động trên thị trường Việt Nam, Yamaha đã xây dựng được một hình ảnh đẹp về một doanh nghiệp của mình. Đó là nhờ quá trình kinh doanh tốt, các sản phẩm chất lượng cao được đưa ra thị trường, quá trình quảng cáo lâu dài “ Yamaha- Thương hiệu của chất lượng”. Tuy nhiên, một yếu tố quan trọng xây dựng một hình ảnh Yamaha, một doanh nghiệp hoạt động vì cộng đồng thì đóng góp lớn nhất là của hoạt động PR. Đặc biệt quan trọng trong chiến lược của công ty trong tương lai là việc giữ vững và phát triển thương hiệu Yamaha trên thị trường.

Thương hiệu của Yamaha được quyết định bởi các chiến lược Marketing mix như chiến lược về sản phẩm: nâng cao chất lượng, kiểu dáng và các tính năng cho sản phẩm; cải thiện hệ thống phân phối; xây dựng hình ảnh một Yamaha vì sự phát triển của cộng đồng xã hội Việt Nam…

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Hoạt động marketing mix của Công ty Yamaha thực trạng và giải pháp (Trang 76 - 79)